Chùa Trấn Quốc, địa danh của Việt Nam lọt top 20 ngôi chùa đẹp nhất thế giới trên trang “National Geographic” bạn đã biết đến chưa? Cùng kenhhomestay.com ghé đến đây khám phá nơi này nha.
Hình ảnh ngôi chùa lọt top 20 chùa đẹp nhất thế giới
Chùa không chỉ là nơi linh thiêng thờ phật, phục vụ mục đích tín ngưỡng của người dân mà còn là những công trình kiến trúc đẹp, cổ kính. Thật vinh hạnh khi kênh phim tài liệu của Hoa Kỳ “National Geographic” đánh giá cao và xếp chùa Trấn Quốc Việt Nam vào top 20 ngôi chùa đẹp nhất.
1-Di chuyển đến chùa Trấn Quốc
Theo kinh nghiệm đi chùa Trấn Quốc, nơi này tọa lạ giữa đảo của Hồ Tây cuối đường Thanh Niên, cách trung tâm 4km.
Vì thế bạn cần di chuyển về hướng Tây Hồ Hà Nội, từ các tỉnh thành khác bạn xuống xe tại bến Yên Nghĩa Hà Đông, bắt buýt số 19 về Hồ Tây là đến chùa.
Di chuyển đến chùa Trấn Quốc
Nếu từ các quận khác của Hà Nội bạn có thể theo dõi các tuyến buýt 23, 33, 50, 01, 71, 40, 32 đều là tuyến có đi qua chùa Trấn Quốc.
Nếu gần bạn có thể đi xe máy để chủ động hơn, còn được miễn phí trông giữ xe tại chùa.
2- Chùa mở cửa lúc mấy giờ? Giá vé vào cổng là bao nhiêu?
Chùa là nơi linh thiêng để bạn viếng thăm nên có giờ mở cửa nhất định. Vào tất cả các ngày trong tuần chùa mở cửa từ 8h sáng và đóng cửa lúc 4h chiều nên du khách để ý căn giờ đến.
Chùa là nơi linh thiêng để bạn viếng thăm nên có giờ mở cửa nhất định
Vì vãn cảnh chùa cùng đi dạo nơi đây và tận hưởng những cảm giác thanh tịnh, chủ yếu ngoài trời. Vậy nên bạn cần đến chùa vào thời điểm những ngày không mưa, nắng nhẹ.
Nơi này có giá 5k lượt vào
Gía vé vào chùa là 5.000đ/ người/ lượt. Chùa hàng năm cũng tổ chức lễ phật đản, dâng sao giải hạn nên gia đình hay cá nhân nào có nhu cầu bạn cần liên hệ trực tiếp và được nhà chùa sắp xếp.
3-Đến Chùa Trấn Quốc có gì đẹp?
*Cảnh quan đẹp
Với hơn 1.500 năm tuổi, chùa Trấn Quốc trước kia được gọi là Khai Quốc, có từ thời vua Lý Nam Đế. Sau đó nó được di chuyển từ bờ Sông Hồng về địa điểm như ngày nay và được đổi tên. Trấn Quốc là hy vọng có thể trấn an, đem lại ấm no, bình an cho dân tộc để Quốc thái dân an.
Thời xưa nó là trung tâm phật giáo chính của kinh thành
Thời xưa nó là trung tâm phật giáo chính của kinh thành đến nay trở thành ngôi chùa cổ kính nhất nằm ngay trong lòng Hà Nội. Nơi này không chỉ linh thiêng, thể hiện được hồn dân tộc, nơi này còn nổi tiếng vì kiến trúc cùng cảnh quan đẹp.
Bao quanh chùa là cảnh mênh mang nước hồ Tây
Bởi chùa tọa lạc trên 1 con đảo nhỏ của Hồ Tây. Nên bao quanh chùa là cảnh hồ nước mênh mang, mát lành. Nơi này được phủ bóng rợp của nhiều tán cây to nên khí trời thoáng đãng, dễ chịu.
Nằm trên hồ nước ngọt nên ngôi chùa có phong thủy tốt
Xét về phong thủy, 1 nơi linh thiêng, thờ phật có thế nằm trên hồ nước ngọt, thuộc bán đảo là vị trí rất tốt, hợp phong thủy. Nên xưa vua chúa thường ngự giá đến để thảnh thơi, thư giãn.
Nơi thờ những vị thần linh thiêng
Không chỉ có địa thế đẹp, cảnh quan đẹp, ngôi chùa còn đẹp nhớ chính kiến trúc độc đáo.
*Kiến trúc chùa đẹp
Ngay ở cổng vào, bạn cần đi qua 1 cây cầu nhỏ dẫn vào trong. Trên đường được cắm rất nhiều phướn cờ phất phơ trong gió. Lối vào lát thảm đá, bên trong sân trồng nhiều dãy cây cau cao vút, xanh mướt. Nay những hàng cau đã bị chặt bỏ nhiều thay thế bằng các lư hương trong khuôn viên sân vườn sau.
Lối vào lát đá dẫn vào trong chùa
Như nhiều nơi linh thiêng khác, nơi này được phân tách bạch thành 3 khu: Tiền đường ở giữa hướng tây, thượng điện và nhà thiêu hương hướng ra 2 bên, 3 nơi nối nhau sẽ tạo thành hình chữ “công” (工).
Tòa Bảo Tháp cao đến 11 tầng, 11m
Từ cổng tam quan vào ấn tượng nhất có bảo tháp, cao đến 11 tầng, mối tầng có 6 ô cửa vòm. Mỗi 1 ô cửa bảo tháp là nơi đặt và thờ 1 tượng phật A Di Đà được tạc bằng đá quý. Trên đỉnh bảo tháp là 1 tòa sen 9 tầng tạc bằng đá quý lấp lành.
Mỗi 1 tháp có đặt một pho tượng A Di Đà
Ngoài ra không chỉ có tượng phật A Di Đà, nơi này còn có tổng đến 66 pho tượng đức Phật khác nhau.
Kế bên bảo tháp chính là thiền đường mà 2 bên chính là thượng điện và thiêu hương. Nơi đây thờ pho tượng phật Thích Ca Nhập Niết được sơn son thiếp vàng. Pho tượng đẹp được gọi là “đóa sen nở trên mặt nước” được coi là biểu tượng nơi này. Đồng thời còn rất nhiều các pho tượng phật linh thiêng khác.
Khu vực phía sau thượng điện
Kế đó sau thượng điện bạn dễ dàng chiêm ngưỡng được: Gác chuông, nhà tổ, nhà bia và một số mộ tháp cổ, 14 tấm bia cổ lưu danh các tiến sĩ từ đời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng thuộc thế kỷ 18.
Hình ảnh cây bồ đề linh thiêng
Một nơi nữa khá có tiếng ở chùa chính là cây Bồ Đề. Cây nằm ở đường đi ra, chừng 20m bạn rẽ tay trái là thấy. Cây cũng chính là “nhân chứng lịch sử” bởi nó được tổng thống Ấn Độ Prasat tận tay trao tặng cho Bác Hồ vào tháng 3/1959, sau đó trồng tại đây đến nay.
Đoàn du khách kéo đến với chùa Trấn Quốc
Cây cứ thế tồn tại và còn tượng trưng cho sự thông tuệ, sự bác ái của nhà Phật nên cây được coi như biểu tượng linh thiêng, nhiều người thắp hương khấn vái.
Ngoài ra theo như kinh nghiệm đi chùa Trấn Quốc, du khách có thể tiện còn thời gian di chuyển đến Phủ Tây Hồ cùng đường Thanh Niên, sau đó đến chùa Quán Thánh cách đó chừng 3,4km để tìm hiểu về văn hóa tâm linh cổ xưa.
Nơi này là niềm kiêu hãnh của người Việt
Cuối cùng có thể hiểu được nhờ cảnh quan thiên nhiên đẹp, kiến trúc đẹp và bề dày lịch sử nên chùa Trấn Quốc có thứ hạng cao với kênh nước ngoài. Nó góp phần trở thành niềm kiêu hãnh cho dân tộc Việt Nam. Vì thế có dịp bạn nhớ note lại những kinh nghiệm đi chùa Trấn Quốc như trên để ghé đến nha.
Tác giả: Hồng Hạnh Nguyễn