Khám phá chùa Giác Lâm - Cổ tự 300 năm tuổi của Sài Gòn 

Khám phá chùa Giác Lâm – Cổ tự 300 năm tuổi của Sài Gòn 

Chùa Giác Lâm Sài Gòn là một trong những ngôi chùa có tuổi đời lâu nhất tại Sài Gòn. Vẻ đẹp cổ kính cùng bề dày lịch sử của cổ tự khiến du khách đến tham quan không khỏi bất ngờ. Kenhhomestay.com sẽ giới thiệu chi tiết về điểm tham quan tâm linh nổi tiếng này để bạn tham khảo thêm nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

1. Giới thiệu đôi nét về chùa Giác Lâm  

Chùa Giác Lâm hay Giác Lâm Tự là cổ tự 300 năm tuổi của Sài Gòn. Ngôi chùa là một trong những “nhân chứng sống”, chứng kiến mọi biến động và thay đổi của thành phố. 

Khám phá chùa Giác Lâm - Cổ tự 300 năm tuổi của Sài Gòn 

Không chỉ vậy, ngôi chùa còn là tổ đình của Lâm Tế tông miền Nam. Hiện tại, cổ tự đã được công nhận là di tích cấp quốc gia, là điểm tham quan và hành hương nổi tiếng của du khách thập phương. 

Lịch sử Giác Lâm Tự Tân Bình

Giác Lâm Tự được xây vào năm 1744 dưới thời vua Nguyễn Phúc Khoát do các cư sự đóng góp. Ban đầu, chùa có tên là Sơn Can, Cẩm Đệm hay Cẩm Sơn. Về sau đã được đổi tên thành Giác Lâm. Nơi đây cũng trở thành trung tâm Phật giáo lớn của khu vực lúc bấy giờ. 

Khám phá chùa Giác Lâm - Cổ tự 300 năm tuổi của Sài Gòn 

Năm 1798, chùa được trùng tu lại và mở rộng quy mô để phục vụ hoạt động phát triển Phật giáo. Năm 1827, thiền sư Hải Tịnh lên kế vị trụ trì thay cho thiền sư Viên Quang đã về cõi niết bàn. 

Khám phá chùa Giác Lâm - Cổ tự 300 năm tuổi của Sài Gòn 

Năm 1939 đến 1945, Giác Lâm Tự được trung tu và cũng là nơi trú ẩn của các nhà hoạt động cách mạng. Năm 1953, chùa tiếp nhận cây bồ đề và viên ngọc xá lợi Phật và đưa về chùa Long Vân. 

XEM THÊM:  Top 42 Nhà hàng quán ăn ngon Đắk Lắk - Buôn Ma Thuột nổi tiếng nhất

Năm 1988, Giác Lâm tự được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia và hoạt động cho đến tận bây giờ. 

2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới chùa Giác Lâm

Vị trí của chùa Giác Lâm ở số 565 Lạc Long Quân, Phường 10, Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí cách trung tâm thành phố khoảng 8km, giao thông thuận lợi cho việc di chuyển tham quan của du khách. 

Phương tiện di chuyển đến chùa du khách có thể tham khảo theo những gợi ý của Kenhhomestay.com ngay sau đây: 

  • Xe ô tô 
  • Xe máy 
  • Xe bus 
  • Thuê xe công nghệ….

Khám phá chùa Giác Lâm - Cổ tự 300 năm tuổi của Sài Gòn 

3. Giá vé tham quan chùa Giác Lâm 

Chùa mở cửa tham quan, chào đón Phật và khách hành hương từ 7h đến 21h hàng ngày. Chùa mở cửa miễn phí để chào đón tất cả mọi người. Nếu bạn đi phương tiện cá nhân thì có thể gửi xe trong chùa. Giá vé gửi xe 5.000đ/lượt. 

Khám phá chùa Giác Lâm - Cổ tự 300 năm tuổi của Sài Gòn 

4. Khám phá vẻ đẹp của chùa Giác Lâm 

Nhắc đến chùa Giác Lâm, người ta không chỉ ấn tượng với bề dày lịch sử mà còn trầm trồ về kiến trúc. Cổ tự mang vẻ đẹp đặc trưng của kiến trúc chùa chiền Việt Nam khiến ai nấy cũng phải ngạc nhiên khi chiêm ngưỡng. 

4.1. Kiến trúc cổng quan Chùa Giác Lâm 

Giác Lâm Tự có hai cổng vào được xây dựng vào hai thời điểm khác nhau. Mỗi công trình mang một ý nghĩa với một vẻ đẹp riêng nhưng vẫn thể hiện đặc trưng của kiến trúc đền chùa.

Khám phá chùa Giác Lâm - Cổ tự 300 năm tuổi của Sài Gòn 

Cổng Nhị Quan được xây vào năm 1945 theo lối kiến trúc Ấn Độ. TRên cổ có hai con sư tử đá đặt hai bên góc, đầu rắn Naga làm bằng đá và dòng chữ Hán về truyền thuyết Ô quan Thái tử thời nhà Đường. Vị trí cổng không trổ thẳng chính điển do quan niệm ngày xưa kiêng kỵ. 

Cổng Tam Quan được xây sau cổng Nhị Quan. Đợt trùng tu năm 1955, cổng được xây dựng. Hai bên cột có khắc câu đối chữ Hán và hướng mặt về phía Nam. Ý nghĩa của cổng là chào đón những ai tâm hướng về đạo. 

XEM THÊM:  The Shaker, phiên bản “Phượng Hoàng Cổ Trấn” Việt giữa lòng Phan Thiết

4.2. Kiến trúc tổng thể chùa Giác Lâm

Kiến trúc tổng thể của chùa được sơn màu vàng, khuôn viên rộng lớn, đậm nét cổ kính. Phía bên ngoài còn có một ngôi miếu nhỏ dùng để đặt tượng Bồ Tát Quan Thế Âm làm bằng Đá. Khuôn viên sân vườn còn có cây bồ đề được ngài Narada tặng và trồng vào năm 1953.

Phần mái chùa được làm theo kiến trúc hình bánh ít hiếm thấy. Mái có 4 vạt, sống mái thẳng, có biểu tượng lưỡng long tranh châu trên đỉnh để thể hiện sự tôn nghiêm. 

4.3. Kiến trúc chính điện Giác Lâm Tự 

Chính điện của Giác Lâm Tự xây theo phong cách truyền thống Tứ Trụ – “tiến bái Phật, hậu bái tổ”. Chính điện có chiều rộng lên đến 22m, chiều dài 65m và xây trên nền cao khoảng 1m từ vườn chùa. 

Chính điện có hơn 50 cây cột gỗ to sẫm màu. Trên cột khắc câu đối chữ Hán độc đáo. Cửa võng bên trên trang trí thếp vàng theo phong cách truyền thống đặc trưng. 

Khu vực chính điện có nơi thờ Phật. Lần lượt từ trong ra có bàn thờ ngài Phật A Di Đà ở giữa, bên trái là ngài Bồ Tát Quan Thế Âm, bên trái là Bồ Tát Đại Thế Chí. Hai bên còn có tượng Ca Diếp, A Nan, Di Lặc. Hai bên tòa Cửu Long và Phật Thích Ca là tượng hai vị Hộ Pháp biểu tượng cho cái thiện và ác. 

Bàn A Di Đà có Đức Phật A Di Đà lớn tọa lạc ở giữa, bên trái là Bồ Tát Quan Thế Kế đến là bàn Hội đồng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu. Sau cùng là bàn Tam Bảo có Đức Phật Thích Ca, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi và Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền. 

Quan sát trên tường chùa Giác Lâm, bạn sẽ nhìn thấy có hơn 6000 đĩa trang trí màu trắng đẹp mắt. Tháp tổ Hồng Hưng có gắn 1000 chiếc đĩa. Hiện tại, đây là ngôi chùa có số lượng đĩa trang trí nhiều nhất Việt Nam. 

4.4 Kiến trúc sau chính điện

Sau chính điện Giác Lâm Tự là nơi đặt bàn thờ tổ, thờ các vị hòa thượng trụ trì của chùa từ xa cho đến nay. Đối diện còn có bàn thờ Phật Chuẩn Đề, Phật A Di Đà và Thập Điện Diêm Vương. 

Sau gian thờ tổ có khu vực giảng đường thiết kế giống khu chính điển dành cho tăng sĩ và các dịp lễ lớn. Khi đi qua sân Thiên Tỉnh là giảng đường và nhà Trai. Công trình được xây nối nhau tiện cho các hoạt động của tăng sĩ và để tạo thêm ánh sáng của ngôi chùa. 

4.5 Bảo tháp của ngôi chùa

Du khách đến Giác Lâm Tự không chỉ để ngắm cảnh chùa mà còn để nhìn ngắm bảo tháp xá lợi chùa Giác Lâm

XEM THÊM:  Kinh nghiệm đi suối nước nóng Trạm Tấu Mù Cang Chải đẹp như trời Tây

Công trình được xây vào năm 1980 bởi kiến trúc sư Vĩnh Hoằng. Bảo tháp hoàn thiện xây dựng vào năm 1994. Kiến trúc bao gồm có 7 tầng, diện tích rộng 600m2, cao 32,7m và hướng mặt về phía Bắc. 

Tầng 1 bảo tháp là nơi đặt tượng thờ Di Đà Tam Tôn, Phật Thích Ca, Phật Dược Sư, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Chuẩn Đề, Bồ Tát Di Lặc theo thứ tự đi lên. Tầng 7 trên cùng được trang trí đèn chùm Cửu Long, ở giữa là xá lợi của Đức Phật Thích Ca do ngài Narada dâng cúng. 

Hiện tại, chùa Giác Lâm có hơn 119 pho tượng độc đáo như pho tượng Phật Thích Ca bằng gỗ, tượng Thích Ca khi vừa sinh ra bằng đồng, bộ tượng Thập Bát La Hán,…

Bên cạnh đó, Giác Lâm Tự còn có 88 câu đối Thếp Vàng công phu, 23 Bao Lam Chạm Lộng, 23 bức Hoành Phi, 46 bàn thờ, pháp khí và các món đồ cổ xưa…

5. Lưu ý khi đi tham quan chùa Giác Lâm 

Du khách thập phương khi đến tham quan Giác Lâm Tự nên chú ý đến một số vấn đề như: 

  • Ăn mặc nghiêm túc, chỉnh tề để thể hiện sự tôn nghiêm nơi linh thiêng. 
  • Không phá hoại cảnh quan của chùa khi đến tham quan. 
  • Không tự ý chụp ảnh, quay phim khi chưa có sự cho phép của nhà chùa. 
  • Lễ cúng chỉ dâng cỗ chay, không cúng cỗ mặn.

  • Xem thêm: Kinh nghiệm khám phá chợ Bến Thành hot nhất khi du lịch Sài Gòn

6. Văn hóa xin xăm chùa Giác Lâm 

Đến chùa Giác Lâm, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm văn hóa xin xăm. Bạn sẽ được cầm lọ xăm lên, khấn vái, lắc lọ xăm đến khi có một quẻ xăm rơi ra. Bạn có thể nhờ người giải xăm để xem số mệnh tương lai mà quẻ xăm nói gì nhé. 

Kenhhomestay.com vừa chia sẻ kinh nghiệm đến tham quan chùa Giác Lâm Quận 11 Sài Gòn để bạn tham khảo. Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của thành phố mang tên Bác này chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Đánh giá bài viết