Bản đồ Việt Nam là gì? Là hình ảnh minh họa được thu nhỏ về toàn bộ lãnh thổ, trong đó có hiển thị không gian, địa điểm, ranh giới chính trị, đường xá, dân số… Để hiểu đầy đủ hơn về bản đồ, chúng ta cần biết cách giải mã thông điệp của nó chi tiết dưới đây.
-
Bản đồ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử quan trọng
Bản đồ lãnh thổ Việt Nam không thể cố định được từ lịch sử đến nay. Bởi trải qua các lần biến đổi, các triều đại, lãnh thổ đã có sự thay đổi, khi thì mất tỉnh thành này, khi lại sáp nhập thêm. Cụ thể có các mốc như:
* Bản đổ nước Văn Lang
Lúc này gọi là bộ tộc Lạc Việt đã hình thành trên vùng bình nguyên. Bản đồ có đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mã và đồng bằng Sông Lam.
Bản đồ nước Văn Lang
* Bản đồ nước Âu Lạc
Thục Phán chiếm Văn Lang đặt tên nước Âu Lạc, sáp nhập trên bản đổ kéo dài có phía nam sông Tả Giang (Quảng Tây, Trung Quốc) đến dãy Hoành Sơn tức là tỉnh Hà Tĩnh hiện tại.
Bản đồ Âu Lạc
*Thời Bắc Thuộc
Năm 111 trước công nguyên, trên bản đồ Việt Nam chia thành 6 quận, có 3 quận mới là Nhật Nam, Chu Nhai, Đạm Nhĩ, vẫn kéo dài đến Hà Tĩnh hiện nay. Sau có đưa thêm đèo Ngang đến đèo Hải Vân vào bản đồ nhưng rồi bị Chiêm Thành chiếm đóng nên mất.
Thời Bắc Thuộc
*Nước Vạn Xuân
Vạn Xuân là tên nước khi thoát ra khỏi sự cai trị cuả Trung Hoa, lúc này có tiền triều Lý tức Lý Bí và Triệu Việt Vương cai quản từ 544 đến năm 602 bản đồ Việt Nam gọi là bản đồ Vạn Xuân.
Bản đồ nước Vạn Xuân
*Tĩnh Hải Quân
Khi nhà Tùy đánh bại Lý Phật Tử và lại tiếp tục chiếm đóng nước ta thêm 1 lần. Đến 905 Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ của Tĩnh Hải quân giành lại, lập ra lãnh thổ trên bản đồ có tên Tĩnh Hải quân gồm 12 châu.
Tĩnh Hải Quân 967
*Đại Cồ Việt
Đinh Tiên Hoàng lấy tên nước Đại Cồ Việt vào năm 1014, có tướng Đoàn Kính Chí đem quân chiếm được châu Vị Long và châu Đô Kim (nay thuộc Tuyên Quang trên bản đồ Việt Nam), đồng thời sáp nhập thêm Hà Giang.
Lãnh Thổ Đại Cồ Việt 1048
*Đại Việt
Đến 1054 nước đổi tên Đại Việt, đem quân đi đánh nước Chiêm Thành và chiếm được ba châu là: Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý. Nó chính là Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị bây giờ.
Năm 1159, vua Lý Anh Tông và Tô Hiến Thành chiếm đóng, chiếm đánh người Thái sáp nhập thêm Yên Bái, nam Lào Cai.
Lãnh thổ Việt Nam thời nhà Trần 1306
Đến 1306 vua nước Chiêm Thành để làm sính lễ cưới Huyền Trân công chúa đã dâng tặng phía nam Quảng Trị và Huế. Biên giới trên bản đồ Việt Nam mở rộng đến đèo Hải Vân.
*Đại Ngu
Đại Ngu là quốc hiệu nhà Hồ (1400 – 1407). Bản đồ Việt Nam chưa có biến động
*Bắc thuộc lần 4
Nước Đại Ngu lúc này bị tiêu diệt hoàn toàn và bị sát nhập lãnh thổ vào Trung Quốc. Bản đồ bị Trung Quốc sáp nhập, mất quyền tự do sau 500 năm vừa giành độc lập.
1407 nước Đại Ngu bị tiêu diệt và sát nhập vào lãnh thổ Đại Minh (Trung Quốc)
*Khởi Nghĩa Lam Sơn
Vào năm 1418 Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa ở Thanh Hóa, dù trên bản đồ chỉ còn Lam Sơn nay thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.
*Nhà Hậu Lê
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã mở ra kỷ nguyên mới, giành lại lãnh thổ trên bản đồ. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua là Lê Thái Tổ. Đến 1471 vua đánh kinh đô Vijaya (đất Bình Định, ghi danh tỉnh này vào bản đồ. Hiện nay chính là 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).
Năm 1478, Lê Thánh Tông đã sát nhập vùng Sơn La, các huyện phía tây của Thanh Hóa, phía tây Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn của Lào.
Lãnh thổ Việt Nam vào năm 1479
*Giai đoạn Nam – Bắc triều
1539, Nguyễn Kim chiếm sau đó xáp nhập thêm Thanh Hóa; 01 năm sau thêm có Nghệ An. Năm 1554, Quân Mạc bị đánh, trên bản đồ thu về thêm Thuận Hóa và Quảng Nam.
10 Năm 1554 lãnh thổ Đại Việt bị chia làm 2 nửa nhà Mạc phía Bắc, nhà Lê – Trịnh phía Nam
*Trịnh – Nguyễn phân tranh
Năm 1653, chúa Nguyễn thu về được vùng Khánh Hòa, cắt Phan Rang làm ranh giới. Năm 1693, tướng Nguyễn Hữu Cảnh dựng nên trấn Thuận Thành, chính là tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.
Lãnh thổ Đại Việt năm 1708 khai phá đến vùng đất Hà Tiên – Kiên Giang ngày nay
Tiếp đó, có Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711
Từ 1736 – 1739 bản đồ Việt Nam mở rộng đến tận mũi Cà Mau như hiện tạo. Đến 1835 Vua Minh Mạng thành lập Campuchia kéo dài lãnh thổ đến Ai Lao, Chân Lạp.
*Khởi nghĩa Tây Sơn
Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng phát, lúc này bản đồ hiển thị có Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
*Thời kỳ bị Pháp xâm lăng và đô hộ
Năm 1859 thực dân Pháp đánh vào, nước ta mất 1 vùng, biên giới lùi xuống Hải Ninh (Móng Cái).
*Liên Bang Đông Dương
Năm 1893, Pháp đã thành lập liên bang Đông Dương, đem về Lai Châu, Điện Biên và một phần Lào Cai. Riêng Sâm Châu và Xiêng Khoảng bị cắt cho Lào nên mất tên trên bản đồ.
Lãnh thổ Việt Nam 1893
*Lãnh thổ Việt Nam sau năm 1945
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập vào ngày 2/9/1945. Nhưng từ 1954 đến 1975, có hiệp đinh Giơ-ne-vơ, bản đồ có thêm vỹ tuyến 17 chia đôi. Nhưng đến 30/4/1975 bản đồ Việt Nam hoàn toàn thống nhất như ngày nay.
Lãnh thổ Việt Nam ngày nay
-
Bản đồ Việt Nam hiện nay được cập nhật mới nhất
Kể từ khi thống nhất 1975, bản đồ có 63 tỉnh thành với 3 miền và 7 vùng kinh tế thu nhỏ được hiển thị. Trên đó là các thông tin về địa lý, ranh giới, điều kiện tự nhiên, xã hội, diện tích…
bao quát và khách quan về những thông tin diện tích, địa phận, điều kiện xã hội, giao thông của các tỉnh thành.
2.1. Bản đồ Việt Nam offline mới nhất – bản đồ in giấy
Bản đồ offline là bản đồ giấy, bản đồ hành chính 63 tỉnh thành Việt Nam phân chia theo 7 vùng kinh tế: Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chúng được gói gọn trong 03 miền.
Hình ảnh tấm bản đồ giấy Việt Nam
*Miền Bắc Bộ
Trên bản đồ bao gồm các tỉnh thành cụ thể như sau: Trung tâm là thủ đô Hà Nội
+ Tây Bắc Bộ: Có Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Lào Cai và Điện Biên.
+ Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 9 tỉnh kể tên như: Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Ninh cuối cùng có tỉnh Thái Bình.
+ Đông Bắc Bộ kể tên các tỉnh trên bản đồ như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang.
*Miền Trung Bộ
-Vùng Bắc Trung Bộ kể tên các tỉnh trên bản đồ như: Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, còn có Thừa Thiên Huế
-Vùng Tây Nguyên là 5 tỉnh như: Gia Lai, KonTum, Đắc Lắc, Lâm Đồng và Đắc Nông.
-Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ bao gồm có: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định.
*Miền Nam Bộ
Nơi này trên bản đồ theo vùng, được chia nhỏ thành 2 khu Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ tạo thành vùng đất phía Nam.
+Vùng Đông Nam Bộ là Hồ Chí Minh và Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh.
+Vùng miền Tây Nam Bộ có trung tâm là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh như Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu cùng tỉnh Kiên Giang.
2.2. Bản đồ vệ tinh online theo google maps
Hiện tại còn có thêm bản đồ Việt Nam vệ tinh online theo google maps. Tức là bản đồ được hiển thị trên mạng, có các vùng trực quan sinh động, có chỉ đường cụ thể hơn.
Bản đồ này cũng khá chi tiết theo các vùng. Bạn cần đăng nhập website: https://www.google.com/maps, gõ tên địa danh và vùng miên cần tìm sẽ hiện ra bản đồ chi tiết.
Bản đồ online vẫn đồng nhất với bản đồ giấy có 7 vùng kinh tế: Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chúng được gói gọn trong 03 miền.
Dưới đây là ảnh minh họa cho bản đồ map theo vùng:
Bản đồ vùng đông bắc bộ
Bản đồ vùng tây bắc bộ
Bản đồ vùng đồng bằng sông hồng
Bản đồ vùng bắc trung bộ
Bản đồ vùng nam trung bộ
Bản đồ vùng tây nguyên
Bản đồ vùng đồng bằng sông cửu long
2.3. Bản đồ Việt Nam 3d
Hiện đại hơn cả bản đồ online chính là phiên bản Google Maps 3D. Cho phép bạn nhìn các địa điểm với 3 chiều không gian, địa điểm nào bạn cần zoom và đang quan tâm sẽ được 3d hóa.
Từ đó ngay cả những địa điểm như điểm mua sắm, vui chơi, trạm xăng, trạm atm cũng được hiển thị, cho biết cách bạn bao xa…. Rất thú vị là ngay cả cầu Thê Húc, chùa Một Cột, cầu Long Biên…của Việt Nam khi lên 3d trông chi tiết và trực quan.
Để xem được bản đồ 3D bạn cần các thao tác:
Bước 1: Truy cập http://maps…google.com/earthview
Bước 2: Cài đặt Google Earth Plugin nếu được yêu cầu.
Bước 3: Bạn di chuyển chuột, kích thu phóng, tăng giảm và di chuyển chuột hay gõ cụ thể địa danh để được bản đồ 3D hiển thị chi tiết về địa điểm đó.
2.4. Mua bản đồ đất nước Việt Nam giấy ở những đâu?
Bản đồ rất hữu ích, không chỉ là công cụ xác định phương hướng cho dân du lịch, cho ai đang tìm được, nó còn dùng cho ngành như công cụ cho giáo dục, khoa học, khí tượng thủy văn, bản đồ địa lý cho trồng trọt, chăn nuôi… dùng cho cả kinh doanh, khoanh vùng tìm kiếm, đánh dấu nhắc nhớ vị trí…cho nhiều nghành khác. Vậy nên khi cần mua chúng ở đâu? Chúng tôi gợi ý cho bạn.
Mua bản đồ giấy bạn có thể liên hệ với tất cả các xưởng, nhà in, với tra cứu bản đồ giấy Việt Nam mới nhất 2019 họ có thể in màu cho bạn.
Hoặc mua sẵn tại các gian hàng, sạp chợ tại phố cổ, chợ đêm Hà Nội, hay bất cứ cửa hàng sách nào đều có bán bản đồ giấy Việt Nam.
Bạn cũng có thể mua online qua một số website, các công ty tư nhân in ấn, xuất bản, và bán sẵn những bản đồ giấy.
2.5. Những ứng dụng xem bản đồ Việt Nam online tốt nhất trên điện thoại
Ngoài ra có một cách nhanh chóng, tiện lợi hơn chính là bạn tải các app có bản đồ về điện thoại để xem vị trí địa lý và chỉ đường online, kể đến như:
* Google Maps
Dùng được cho cả hệ điều hành điện thoại Ios, Android hay Symbian. Bạn có thể vào các chợ trực tuyến của điện thoại mình và gõ GG MAPS tải về. Nhưng thường là không cần tải vì đây là app mặc định điện thoại đã tích hợp sẵn.
Google map giao diện hiển thị
Google Maps rất thông minh giúp bạn định vị chỗ ở hiện tại, xác định phương hướng, tìm chỉ đường, điều hướng, định vị bằng giọng nói và chỉ đường theo các phương tiện, tuyến đường cho phép…
Bạn cũng có thể thiết lập quãng đường và lưu vào ngoại tuyến khi cần sử dụng mà không có kết nối mạng.
* Apple Maps (iOS, miễn phí)
Nó cũng là một đối thủ đáng gờm của Google Maps, chuyên dùng nhiều cho iphone của iOS hơn. Mặc dù trước đó nó gặp bất lợi khi khó sử dụng, thiếu trực quan nhưng nay đã khắc phục. Đến hiện tại còn có thể nâng cấp xem bản đồ Việt Nam 3d.
Apple Maps cho điện thoại
Ngoài ra, nó còn tích hợp thêm Siri nên hầu như thiết bị Ios nào cũng sở hữu map này.
* Here Maps
Phần mềm này thường dùng cho Nokia Maps, trong đó hiển thị có đến 1.200 thành phố và hơn 100 lãnh thổ quốc gia. Nó chỉ đường theo các phương tiện như đi xe ô tô, xe lửa, xe buyt hay đi xe đạp, đi bộ…
*MAPS.ME
Nó còn được biết đến với cái tên quen thuộc hơn chính là MapsWithM dành cho ai ít online, thường ngoại tuyến. Tuy nhiên nó giới hạn có 34 quốc gia và hòn đảo.
Bù lại nó cung cấp chi tiết vị trí từ quán ăn, nhà hàng, tiệm café, chỗ đổ xăng, chỉ dẫn lái xe cùng người đi bộ về cung đường mà không cần vào mạng.
*OsmAnd Maps
Mã nguồn của nó từ OpenStreetMaps. Nó tương tự như nhiều map khác, có bản đồ, địa lý, chỉ đường theo phương tiện, vệ tinh từ Bing…
Nó cho phép bạn chọn cung đường, lưu và tải để xem khi không có mạng hay đi trên đường đó.
xem ngoại tuyến. Tuy nhiên, bản miễn phí sẽ bị giới hạn và chỉ cho phép người dùng tải xuống tối đa bản đồ của 7 vùng khác nhau, trong khi bản mất phí sẽ được loại bỏ hạn chế này. OsmAnd Map là một trong những lựa chọn bản đồ offline giàu tính năng nhất.
2.6. Những ứng dụng GPS – tracklog bản đồ Việt Nam tốt nhất để đi du lịch, phượt
*GPS Status & Toolbox
Đây là một phần mềm miễn phí tải về tương thích cùng hệ điều hành Android để định vị GPS – tracklog bản đồ Việt Nam tốt nhất cho dân phượt khi đi du lịch, trekking.
GPS Status & Toolbox
Bình thường tuy máy bạn có định vị bằng GPS nhưng độ sai lệch luôn lớn, gây khó khăn cho các quãng đường di chuyển vắng người.
Khi bạn đang phượt, mù đường rất tai hại chưa kể lạc đường theo sai số. Vậy nên nhờ phần mềm này, chúng sẽ khắc phục cho bạn, cải thiện tính chính xác của vị trí địa lý hơn.
*My Track
Đây là dạng GPS – tracklog nhưng để ghi lại, chia sẻ kinh nghiệm cho những người sau sắp đến cung đường này. Vì trên bản đồ có thể chưa hiển thị chi tiết được từng góc cua, gấp khúc hay ngã rẽ cụ thể, dân phượt có thể dùng My Track để lưu lại.
Chỉ cần máy bạn sở hữu hệ điều hành Android tải My Track, các phượt thủ có thể chia sẻ cung đường, hành trình, tính toán thời gian của cung đường ấy…
Phần mềm này sử dụng dữ liệu GPS của điện thoại, tự động ghi nhớ hành trình, sao lưu cung đường của bạn. Và bạn còn có thể note thêm những chia sẻ những trải nghiệm thú vị trên cung đường đó có gì nữa đó, sau đó puplic cho người khác qua Facebook, Twitter, Google+.
* Sygic GPS Navigation & Maps
Sygic thú vị nhất ở chỗ nó điều hướng được khi ngoại tuyến, tương thích cài đặt trên các điện thoại Android. Nó luôn cập nhập sẵn vị trí, bản đồ mới nhất của đa quốc gia trên thế giới, thích hợp với dân phượt có thể đi bất cứ đâu.
Sygic GPS Navigation & Maps
Nó có bản free cho bạn khi cài đặt, dùng thử 1 tuần, sau thời gian đó nếu bạn nâng cấp trả phí còn được cung cấp tình hình đô thị, lưu lượng, mật độ giao thông của tuyến đường cần tra.
-
Phân chia địa lý, hành chính các cấp theo bản đồ lãnh thổ nước Việt
Bản đồ khi phân chia địa lý, hành chính các cấp theo bản đồ Việt Nam gọi là bản đồ hành chính.
Đầu tiên bản đồ chia theo cấp Tỉnh/ Thành phố trực thuộc trung ương, đến cấp huyện, thị xa, đến xã phường, thị trấn. Dưới nữa sẽ có làng, buôn, bản, sóc, ấp, khóm, cụm…
-
Bản đồ 63 tỉnh thành phố ở Việt Nam và những điểm du lịch nổi tiếng
Về bản đồ Việt Nam có 5 Thành phố trực thuộc trung ương như: Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.
– Cần Thơ có Làng du lịch Mỹ Khánh, khu du lịch sinh thái Lung Cột Lầu, vườn du lịch sinh thái Lê Lộc, vườn sinh thái Bảo Gia An Viên, vườn sinh thái Xẻo Nhum, cồn Ấu, khu du lịch Phù Sa…
– Đà Nẵng có biển Mỹ Khê, Bà Nà Hill, Giếng trời, cầu Tình Yêu, làng Hoa tình yêu, công viên Châu Á Asia Park
– Hà Nội có các điểm vui chơi, du lịch nổi tiếng như: Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn, Chùa Một Cột, Quảng Trường Ba Đình, phố cổ Hà Nội, Hồ Tây..
– Hải Phòng có: Bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà, Vịnh Lan Hạ…
– Thành phố Hồ Chí Minh có hồ Bán Nguyệt, nhà Thờ Tòa Đức Bà, chợ Bến Thành, Dinh Độc Lập, chợ Lớn…
Về tỉnh trên bản đồ có đến 58 tỉnh xếp theo bảng chữ cái như:
+An Giang có Làng nổi Châu Đốc, Miếu bà chúa Xứ, khu Thất Sơn, núi Cô Tô
+Bà Rịa – Vũng Tàu có Địa đạo Long Phước, Hải Đăng Vũng Tàu, Linh Sơn cổ tự, Thích Ca Phật Đài, Bạch Dinh, Rừng nguyên sinh Bình Châu
+ Bạc Liêu có Tháp cổ Vĩnh Hưng, sân chim Bạc Liêu, nhà công tử Bạc Liêu, khu du lịch nhà Mát, cánh đồng quạt gió Bạc Liêu…
+ Bắc Giang có rừng nguyên sinh Khe Rỗ, đền Suối Mỡ, khu di tích Suối Mỡ, chùa Đức La, đình Thổ Hà…
+ Bắc Kạn có Hồ Ba Bể, vườn Quốc Gia Ba Bể, động Nàng Tiên, động Puông,thác Đầu Đẳng
+Bắc Ninh có Hội Lim, Đình Đình Bảng, chùa Phật Tích, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Bà chúa Kho…
+ Bến Tre có Khu du lịch làng Bè, miệt vườn Cái Mơn, chợ Lách, nông trại du lịch sân chim Vàm Hồ, khu du lịch Cồn Phụng, cồn Quy…
+Bình Dương có Khu du lịch Thủy Châu, chùa Châu Thới, làng Tre Phú An
+ Bình Định có Đảo Yến, mũi Vi Rồng, biển Quy Hòa, cù Lao Xanh, quy Nhơn, hòn Khô, Kỳ Co…
+ Bình Phước có Trảng Cỏ Bù Lạch, vườn Quốc Gia Bù Gia Mập, hồ suối giai, rừng cao su Bình Phước…
+ Bình Thuận có Biển Cổ Thạch, khu du lịch Mũi Né, tháp Chàm, Coco Beach Camp
+ Cà Mau có Chợ nổi Cà Mau, vườn quốc gia Mũi Cà Mau, hòn Đá Bạc Cà Mau, đầm Thị Tường, rừng ngập mặn Cà Mau…
+Cao Bằng có Lũng Luông, Di tích Pắc Bó, Hồ Thang Hen, động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc…
+ Đắk Lắk Vườn Quốc Gia Chư Yang Sin, thác Chồng – Thác Vợ, thác Gia Long, thác Thủy Tiên, thác Bảy Nhánh
+ Đắk Nông có khu du lịch sinh thái Nâm Nung, hồ Ea Sno, hồ Tây, hang động núi lửa Chư Bluk
+ Điện Biên có khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, hồ Pá Khoang, suối khoáng nóng Hua Pe, thị xã Mường Thanh…
+Đồng Nai có Thác Mai, khu du lịch thác Giang Điền, khu du lịch Thác Mơ, khu du lịch Bửu Long, làng du lịch tre Việt Nam
+Đồng Tháp có Vườn Quốc Gia Tràm Chim, khu di tích Xẻo Quýt, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, khu sinh thái Đồng Sen Tháp Mười…
+ Gia Lai có Thác Phú Cường, hồ Thác Bà, chùa Minh Thành, Hồ T’Nưng, thác Chín Tầng…
+ Hà Giang có Rừng thông Yên Minh, thung Lũng Sủng Là, dinh thự Họ Vương, cột Cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, đèo Mã Pí Lèng, chợ Lùi…
+ Hà Nam có: Đền Lăng, Đình đá Tiên Phong, Kẽm Trống, Bát cảnh sơn, Khu di tích văn hóa lịch sử, Chùa Bà Đanh…
+ Hà Tĩnh có Biển Thiên Cầm, Núi Hồng Lĩnh, làng cá Cửa Nhượng, bãi Biển Hoành Sơn…
+Hải Dương có: Chùa Côn Sơn, Giếng Ngọc, Bàn Cờ Tiên, Đền Kiếp Bạc, Đền Cao An Phụ
+Hậu Giang có Khu sinh thái Tây Đô, khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, khu sinh thái Tầm Vu, chợ nổi Ngã Bảy
+Hòa Bình có Cửu thác Tú Sơn, nhà máy thủy điện Hòa Bình, động Hoa Tiên, động Thác Bờ…
+Hưng Yên có: Đền Chử Đồng Tử, Cụm di tích Đa Hòa – Dạ Trạch, Hàm Tử – Bãi Sậy, Phố Hiến, Đền Mẫu hay Chùa Hiến…
+ Khánh Hòa có Hồ Đá Bàn, đỉnh Hòn Bà, hòn Ông, mũi Đôi, đầm Môn…
+ Kiên Giang có Đảo Nam Du, đảo Bà Lụa, đảo Hải Tặc, hòn Phụ Tử, khu du lịch rừng U Minh Thượng, đảo Phú Quốc
+ Kon Tum có vườn Quốc Gia Chư Mom Ray, núi Ngọc Linh, ngã Ba Đồng Dương, thác Pa Sỹ, rừng Thông Măng Đen…
+ Lai Châu có Đèo Ô Quy Hồ, đỉnh Chu Va, cánh Đồng Mường Than, cao Nguyên Sìn Hồ…
+ Lạng Sơn có Đền Kỳ Cùng, đền Mẫu Đồng Đăng, chợ Đông Kinh, cột cờ Phai Vê, ải Chi Lăng…
+Lào Cai có Đỉnh Phanxipang, núi Hàm Rồng, khu du lịch Sapa, bản Tà Phìn, bản Cát Cát, thung Lũng Mường Hoa…
+ Lâm Đồng có đồi cỏ và rừng Tà Năng, hồ Đại Ninh, thác Jraiblian, làng K’Long, thác Pongour…
+ Long An có Cảng biển Tân Lập, làng Sen Việt Nam, làng cổ Phước Lộc Thọ, khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, làng nổi Tân Lập
+ Nam Định có Đền Trần, Biển Quất Lâm, Bãi tắm Thịnh Long, Khu di tích Phủ Dầy.
+ Ninh Bình có Khu du lịch Tràng An, Chùa Bái Đính, khu du lịch Tam Cốc, khu di tích cố đô Hoa Lư, nhà Thờ Phát Diện, vườn quốc gia Cúc Phương
+ Nghệ An có Khu di tích lịch sử Truông Bồn, thác Khe Kèm, bãi Biển Cửa Lò, bãi Lữ Nghệ An…
+ Ninh Thuận có Hang Rái, làng Mông Cổ, thác Chap Pơ, hòn Đỏ, hải Đăng Mũi Dinh…
+ Phú Thọ có Đồi chè Long Cốc, khu di tích đền Hùng, đền Quốc Mẫu Âu Cơ, vườn quốc gia Xuân Sơn…
+ Phú Yên có Gành Đá Dĩa, bãi Xép, đập Tam Giang, vũng Rô, đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài…
+ Quảng Bình có Suối Khoáng nóng Bang – Lệ Thủy, bãi Đá Nhảy – huyện Bố Trạch, vũng Chùa – Đảo Yến, biển Nhật Lệ – thành phố Đồng Hới, suối nước Mọong – Bố Trạch, vườn Quốc Gia Nha Phong – Kẻ Bàng, hang động Sơn Đoòng…
+ Quảng Nam có Thánh địa Mỹ Sơn, cù Lao Chàm, phố Cổ Hội An, làng gốm Thanh Hà
+ Quảng Ngãi có Đảo Lý Sơn, thác trắng Minh Long, đồng muối Sa Huỳnh, mũi Ba làng An, núi Cà Đam…
+ Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, Bãi Cháy, núi Yên Tử, đảo Tuần Châu, đảo Cô Tô…
+ Quảng Trị có Đảo Cồn Cò, thác Chênh Vênh, động Prai, Thác Động Tà Puồng
+ Sóc Trăng có Chợ Nổi Ngã Năm, chùa Dơi, vườn cò Tân Long, cồn Mỹ Phước, chùa Chén Kiểu, chùa đất sét…
+ Sơn La có nhà ngục Sơn La và bảo tàng Sơn La, hồ Chiềng Khoi, bản Mòng, thác Dải Yếm…
+ Tây Ninh có Tháp cổ Bình Thạnh, cửa khẩu Mộc Bài, núi Bà Đen, khu du lịch Ma Thiên Lãnh…
+ Thái Bình có bãi biển Đồng Châu, khu du lịch sinh thái Cồn Vành, khu du lịch sinh thái Cồn Đen, Chùa Keo,
+Thái Nguyên có Hồ núi Cốc, Thác Nậm Dứt, động Linh Sơn, suối Mỏ Gà, hang Phượng Hoàng…
+ Thanh Hóa có Sầm Sơn, biển Hải Tiến, vườn Quốc Gia Bến En, thác Mây, kho Mường…
+Thừa Thiên – Huế có Đại Nội Huế, Hồ Thủy Tiên, biển Hàm Rồng, suối vôi, lăng Minh Mạng, chùa Thiên Mụ…
+Tiền Giang có Chợ nổi cái Bè, biển Tâm Thành, chùa Vĩnh Tràng, cù Lao Thới Sơn, trại rắn Đồng Tâm…
+ Trà Vinh có Khu du lịch sinh thái Rừng Đước, bảo Tàng Khmer, chùa Vàm Rây, chùa Cò, chùa Âng, chùa Hang…
+ Tuyên Quang có Thác Pác Ban, khu du lịch sinh thái Thác Lăn, Núi Pắc Ta, khu du lịch sinh thái Nà Hàng, suối khoáng Mỹ Lâm…
+ Vĩnh Long có khu du lịch Trường An, cù Lao An Bình, chùa cổ Long An, chùa Tiên Châu, khu du lịch Vinh Sang…
+ Vĩnh Phúc: Có Tam Đảo, Chùa Tây Thiên, hồ Đại Lải, làng hoa Mê Linh, tháp Bình Sơn…
+Yên Bái có Thác Pú Nhu, bản Lìm Mông, La Pán Tẩn, Suối Giàng, hồ Thác Bà…
Cuối cùng có thể nói bản đồ Việt Nam chính là hình ảnh mô phỏng, trên đó sẽ cho bạn biết nhiều thông tin về địa điểm và nhiều tin liên quan đến địa điểm đó.
Bản đồ có ý nghĩa nhất vào mục đíc địa lý. Bản đồ không chỉ là khoa học còn là nghệ thuật nữa nên hầu như bất cứ 1 ai cũng sở hữu ít nhất 1 bản đồ giấy hay bản đồ, app online. Hy vọng qua bài viết này của kenhhomestay.com có thể giúp bạn hiểu hơn về bản đồ Việt Nam.
Hồng Hạnh