Chùa Cái Bầu - Chốn tâm linh giữa lòng đất mỏ Quảng Ninh

Chùa Cái Bầu – Chốn tâm linh giữa lòng đất mỏ Quảng Ninh

Quảng Ninh từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất khai thác mỏ lớn bậc nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, nơi đây còn thu hút du khách bởi những công trình kiến trúc tâm linh lâu đời. Nổi bật trong số đó phải kể đến Chùa Cái Bầu. Vậy cùng Kenhhomestay.com khám phá những điều thú vị ở ngôi chùa này nhé. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

1. Giới thiệu về chùa Cái Bầu Quảng Ninh

Chùa Cái Bầu được biết đến là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của huyện đảo Vân Đồn. Chùa đã có hơn 1 thập kỷ tồn tại với nền từ những nét kiến trúc đặc trưng của ngôi chùa cổ thời Trần – Phúc Linh Tự. Tên gọi chính thống của ngôi chùa này là Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm. 

Chùa Cái Bầu - Chốn tâm linh giữa lòng đất mỏ Quảng Ninh

Chùa bắt đầu xây dựng vào năm 2007 và mất 2 năm tu sửa, hoàn thiện. Đến năm 2010, ngôi chùa được chính thức khánh thành với quy mô lớn lên đến 20 ha. Trở thành điểm sinh hoạt tín ngưỡng và tham quan thu hút của dân bản địa và các khách du lịch. 

Chùa Cái Bầu - Chốn tâm linh giữa lòng đất mỏ Quảng Ninh

Đặc biệt, khi đi chùa Cái Bầu vào các ngày lễ, du khách sẽ được tham gia vào các lễ hội Phật Giáo lớn như lễ Vu Lan, lễ Phật Đản, lễ Nguyên Tiêu,… vô cùng hấp dẫn. Du khách còn chần chờ gì mà không đến ngôi chùa này, để được chiêm ngưỡng cảnh đẹp linh thiêng và tìm hiểu nền Phật Giáo lâu đời của Việt Nam. 

2. Vị trí và hướng dẫn di chuyển đến chùa Cái Bầu

2.1. Vị trí chi tiết

Địa chỉ: thôn 1 của xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Chùa Cái Bầu - Chốn tâm linh giữa lòng đất mỏ Quảng Ninh

Tọa lạc tại vịnh Bái Tử Long, chùa Cái Bầu nổi bật với vẻ đẹp tâm linh, lưng tựa núi, mặt hướng biển. Nếu du khách đến đây tham quan, cũng đừng quá lo lắng về việc di chuyển. Giao thông ở đây khá thuận lợi, đường đến ngôi chùa cũng dễ dàng hơn. 

XEM THÊM:  "Lặng người say mê" khoảnh khắc mùa vàng Hoàng Su Phì tuyệt đẹp

2.2. Đường đi chùa Cái Bầu

Để đến được Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm, du khách có rất nhiều lựa chọn. Bạn có thể di chuyển bằng ô tô, xe máy hay thuê xe du lịch tùy thuộc vào nhu cầu và số lượng người đi. 

Chùa Cái Bầu - Chốn tâm linh giữa lòng đất mỏ Quảng Ninh

Trước khi đến được chùa Cái Bầu, du khách có thể đến Hà Nội và xuất phát từ đó. Bạn có thể đi theo hướng cao tốc Vân Đồn Móng Cái, để tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, chỉ mất khoảng 3 giờ 30 phút là đến chùa. Bên cạnh đó, khi đi theo hướng này, du khách cũng có thể nghỉ chân dùng bữa tại nhà hàng Vân Đồn gần đó.  

3. Thời điểm thích hợp để tham quan chùa Cái Bầu

Thời tiết ở Vân Đồn nói riêng và Quảng Ninh nói chung đều chịu ảnh hưởng của khí hậu Bắc Bộ. Vì vậy mà nếu du khách muốn đến du lịch chùa Cái Bầu thì nên chọn mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3. 

Chùa Cái Bầu - Chốn tâm linh giữa lòng đất mỏ Quảng Ninh

Thời tiết lúc này rất đẹp, trời trong xanh, thoáng đãng rất phù hợp với những hoạt động tham, vui chơi, giải trí ngoài trời. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm vàng của lễ hội ở Quảng Ninh. Ngoài những lễ hội Phật Giáo lớn còn tổ chức những lễ hội mùa xuân rất thú vị. 

4. Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm có gì thú vị?

Chùa Cái Bầu thu hút du khách bởi vẻ đẹp thơ mộng của cảnh sắc thiên nhiên non nước hữu tình nhưng cũng không kém phần linh thiêng. Nơi đây còn nổi bật với lối kiến trúc cổ kính, độc đáo gồm 4 khu vực chính. Cùng Kenhhomestay.com khám phá ngay bây giờ nhé.  

4.1. Cổng Tam Quan

Điểm nổi bật đầu tiên của chùa là công trình cổng Tam Quan. Đây là cánh cổng truyền thống trong công trình kiến trúc chùa thời xưa. Cổng được thiết kế dạng 2 tầng mái được lợp bằng gạch đất nung màu đỏ cam đặc trưng. 

Chùa Cái Bầu - Chốn tâm linh giữa lòng đất mỏ Quảng Ninh

Cổng Tam Quan có kết cấu 3 lối đi, dựng bằng những cột đá xám đầy vững chắc. Các trụ đá này đều được khắc lên những dòng văn tự về Phật Pháp bằng tiếng Hán theo lối kiến trúc xưa. 

4.2. Khu chánh điện

Chánh điện là nơi thờ cúng trung tâm và cũng là khu vực lớn nhất của chùa. Khu vực này được xây dựng 2 tầng với tổng diện tích 6000 mét vuông. Tầng trệt là nơi thờ tượng Bồ Tát và Sư Lợi. Tầng thờ này mang ý nghĩa hướng Phật, là nơi để giải trừ những tai ương của chốn nhân sinh. Tầng còn lại thờ Phật Thích Ca Mâu Ni với mong muốn đem lại bình an cho muôn dân. 

Chùa Cái Bầu - Chốn tâm linh giữa lòng đất mỏ Quảng Ninh

Bên cạnh đó, xung quanh khu chánh điện còn được trang trí bằng những pho tượng đồng hay những bức tranh được chạm khắc tinh xảo. Không gian của khu chánh điện ở chùa Cái Bầu, chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những phút giây an yên, thiêng liêng vô cùng. 

XEM THÊM:  Top 30 Đặc sản Quảng Bình Đồng Hới làm quà ngon đáng thưởng thức

4.3. Lầu trống ở Chùa Cái Bầu

Lầu trống nằm ở khu vực riêng trên tầng thờ Phật, nổi bật với chiếc trống da lớn lâu đời trụ bằng giá đỡ vững chắc. Đến chùa Cái Bầu, du khách nhất định phải lên tham quan khu vực lầu trống này nhé.

Chùa Cái Bầu - Chốn tâm linh giữa lòng đất mỏ Quảng Ninh

Ngoài ra, trên tường bốn hướng của trống đều được tái hiện lại từng quá trình tu hành của Đức Phật. Bạn cũng có thể vào khu vực trống tham quan những nhớ tuân thủ đúng quy định của chùa nhé. 

4.4. Lầu chuông

Lầu chuông là một trong những góc check-in đầy ấn tượng của Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm. Lầu chuông được nằm ở khu vực riêng biệt với nơi thờ tụng. Ở đây, đặt một chiếc chuông lớn, thường được các vị sư trong chùa đánh trước khi làm lễ hoặc đến thời gian tụng kinh. Du khách khi đến tham quan lưu ý chỉ được chụp ảnh xung quanh và không được tự ý gõ chuông. 

Chùa Cái Bầu - Chốn tâm linh giữa lòng đất mỏ Quảng Ninh

5. Điểm danh địa điểm ăn uống gần chùa Cái Bầu

5.1. Nhà hàng La Bàn Vân Đồn

  • Địa chỉ: Khu đô thị Thống nhất, Thị trấn Cái Rồng, Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh
  • Liên hệ: 0924 75 6666

Chùa Cái Bầu – Chốn tâm linh giữa lòng đất mỏ Quảng Ninh

Nhà hàng La Bàn Vân Đồn gây ấn tượng với thực khách bởi những món hải sản hấp dẫn cùng không gian thiết kế mới lạ. Nhà hàng ngoài không gian ăn uống, còn có khu vực cafe được trang trí nhiều cây xanh. 

Chùa Cái Bầu – Chốn tâm linh giữa lòng đất mỏ Quảng Ninh

Nhà hàng sở hữu không gian sang trọng với cách bày trí những vật dụng tinh tế. Thực đơn ở nhà hàng rất đa dạng, ngoài hải sản tươi ngon còn có nhiều ẩm thực Á-Âu khác. Nhà hàng còn có khu vực cafe với nhiều đồ uống hấp dẫn được pha chế chuyên nghiệp. Đây sẽ là điểm nghỉ chân hợp lý cho chuyến đi chùa Cái Bầu của du khách. 

Chùa Cái Bầu – Chốn tâm linh giữa lòng đất mỏ Quảng Ninh

5.2. Nhà hàng Nhà Bè Bình Yên

  • Địa chỉ: Cầu số 3 Vân Đồn, Huyện Vân Đồn, Quảng Ninh

Nếu bạn muốn thưởng thức ẩm thực trong không gian mới lạ thì nhà hàng Nhà Bè Bình Yên là một lựa chọn vô cùng phù hợp. Nhà hàng nằm ngay cầu vắt ngang biển, sở hữu khung cảnh thiên nhiên lãng mạn, với những chòi ăn lênh đênh trên mặt nước. 

Đến đây, thực khách sẽ được thưởng thức những món hải sản tươi ngon, được đánh bắt trực tiếp từ với giá cả vô cùng hợp lý. Chắc chắn rằng, với những điều mới lạ nơi đây mang đến sẽ cho du khách những trải nghiệm ẩm thực mới mẻ, đầy thú vị. 

5.3. Nhà hàng Yến Khanh

  • Địa chỉ: Bãi tắm Minh Châu, Huyện Vân Đồn, Quảng Ninh

Nhà hàng này tọa lạc gần bãi biển, hấp dẫn du khách bởi những món hải sản hấp dẫn và giá cả lại hợp lý. Đến với nhà hàng này, thực khách sẽ được tha hồ thưởng thức tất tần tật hải sản từ cua, ốc, sò,… đều được chế biến vừa vị theo công thức đặc trưng. 

XEM THÊM:  Mini Farm - Nông trại của những chú cừu xinh xắn cực yêu ở Vũng Tàu

Không gian quán thoáng mát, rộng rãi, rất thích hợp để tổ chức những bữa tiệc nhỏ hay các buổi hội họp bạn bè. Bên cạnh đó, nhà hàng còn khiến thực khách hài lòng bởi đội ngũ nhân viên phục tận tình, chu đáo, hứa hẹn sẽ mang đến cho thực khách những trải nghiệm khó quên. 

6. Một vài điểm du lịch gần Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm

Vân Đồn được mệnh danh là một trong những huyện đảo của du lịch. Ngoài chùa Cái Bầu, nơi đây còn rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn rất đáng để du khách trải nghiệm. Hãy cùng lưu ngay lại để khám phá trong chuyến đi sắp tới nhé. 

6.1. Bãi dài Vân Đồn

Bãi Dài là một bãi biển nhân tạo nhưng lại sở hữu khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, tuyệt đẹp. Đến đây, ngoài tắm biển, du khách còn được tham gia hoạt động vui chơi, giải trí rất thú vị. 

6.2. Chùa Quan Lạn

Chùa Quan Lạn được biết đến là ngôi chùa cổ lâu đời ở huyện đảo này. Chùa hấp dẫn du khách bởi lối kiến trúc thô sơ, mộc mạc cùng những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời. Đây là nơi tín ngưỡng tâm linh quen thuộc của dân địa phương. 

6.3. Đảo Ba Mùn

Đảo Ba Mùn nổi bật với những mỏm đá nhấp nhô giữa đại dương xanh ngát. Đến đảo tham quan, bạn còn được khám phá hệ sinh vật biển đa dạng và tận hưởng bầu không khí trong lành của thiên nhiên. 

7. Du lịch chùa Cái Bầu cần lưu ý gì?

Không riêng gì chùa Cái Bầu mà khi đến những địa điểm tâm linh, du khách nên lưu ý những thông tin dưới đây: 

  • Chùa là một nơi linh thiêng, trang trọng. Vì vậy mà bạn nên chú trọng vào trang phục của mình trước khi đi chùa Cái Bầu. Du khách nên mặc quần áo kín đáo, không hở hang và màu sắc không lòe loẹt. 
  • Nếu đi vào các mùa lễ lớn, bạn nên chuẩn bị kỹ những đồ dâng hương và đến đúng giờ làm lễ nhé. 
  • Không gây mất trật tự, làm ảnh hưởng đến không gian tu hành của người xung quanh. 

  • Du khách nên tuân thủ đúng những quy định của chùa trong quá trình tham quan
  • Không được tùy tiện chạm hoặc sử dụng những đồ vật trong chùa nếu không được sự cho phép. 
  • Chùa Cái Bầu này thu hút rất đông du khách ghé thăm, đặc biệt là vào các mùa cao điểm du lịch. Vậy nên du khách nhớ giữ gìn cẩn thận tư trang của mình nhé. 
  • Vì để lên được khu chánh điện của chùa, bạn cần phải đi bậc tam cấp nên chú ý chọn những đôi giày thoải mái nhất và chống trơn trượt. 

Nếu du khách có ý định du lịch chùa Cái Bầu trong thời gian tới thì đừng quên lưu ngay lại thông tin Kenhhomestay.com vừa chia sẻ trên đây nhé. Hy vọng rằng, du khách có thể có được những chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi sắp tới của mình. Chúc bạn có một hành trình thật ý nghĩa!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Đánh giá bài viết