Chùa Hoằng Pháp nơi tâm linh đầy an nhiên và nổi tiếng của Sài Gòn này đã trải qua hơn nửa thế kỷ thăng trầm. Vì thế theo như kinh nghiệm của kenhhomestay.com nếu bạn muôn vãn cảnh thanh tịnh, ngắm kiến trúc cổ xưa hay tham gia các khóa tu chùa Hoằng Pháp, nên đến đây.
Ngôi chùa đã trải qua bao nhiêu biến cố thời gian
1-Lịch sử chùa Hoằng Pháp
Ngôi chùa này nói về lịch sử hình thành, bạn cần biết nó là “tài sản” thuộc hệ phái Bắc tông, do cố hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập. Thời điểm đó vào năm 1957 chùa còn được tọa lạc trên một cánh rừng chồi.
Hai năm sau, tức 1959 ngôi chùa mới được chính thức xây dựng với gạch đinh, mái ngói. Năm 1965 khi này cuộc chiến Đồng Xoài diễn ra, nhiều gia đình lâm vào cảnh lầm than, bơ vơ. Nơi này đã trở thành chốn “bao dung” trú ẩn cho gần 300 nhân khẩu trong vòng 8 tháng. Để “cư dân chùa” được an cư, nhà chùa xây cất thêm 55 căn nhà và 1968 lập thêm một viện mới có tên Dục Anh.
Ngôi chùa này do cố hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập
Hành động này để cơi nới thêm diện tích và có đủ chỗ đón thêm 365 các em nhỏ dưới 10 tuổi về đây. Vì thế tiếng lành đồn xa, phật pháp nhiệm màu chùa Hoằng Pháp nhờ liên tục làm những việc nhân đức nên được biết đến và nổi tiếng hơn.
Năm 1971, người tín phật kéo về ngày một đông, thiếu nơi lễ bái thành kính, thiếu nơi để nghe giảng kinh phật chùa Hoằng Pháp nên nhà chùa mà cụ thể là Ngộ Chân Tử đã mở rộng thêm mặt tiền chánh điện dài 28m.
Đồng thời phần tường xây bằng gạch block, mái lợp tole cement. Năm 1974 nhà chùa tiếp tục mở rộng diện tích, xây thêm làng cô nhi, lập đền thở Quốc Tổ Hùng Vương, lấy làm nơi cư ngụ cho biết bao nhiêu đứa trẻ bơ vơ khác về xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh. Nhưng chưa kịp hoàn thiện thì thời điểm 30/401975 toàn bộ 45 mẫu đất ấy phải hiến lại cho ban quản trị khu kinh tế mới Lê Minh Xuân.
Sau đó 365 các em nhỏ dưới 10 tuổi ở nhà Dục Anh đều được người nhà đón nên nơi này giải thể, và chuyển sang như “viện dưỡng lão” để làm nơi ở cho những người già không nơi nương tựa.
Năm 1988, thầy Thích Chân Tính chùa Hoằng Pháp lên thay sau khi thầy Ngộ Chân đã tạ thế. Ông đã sáng lập ra Ban hộ tự tại địa phương có hơn 1000 Phật tử. Đến tháng 03/1995, nơi này được tu bổ và thiết kế lại khu chánh điện.
Hoằng Pháp tổ chức một khóa tu Phật thất tịch: Với cả 7 ngày 7 đêm cho 70 người.
Cũng vào tháng 03 của 4 năm sau 95, chùa Hoằng Pháp tổ chức một khóa tu Phật thất tịch: Với cả 7 ngày 7 đêm cho 70 người. Cho đến nay vẫn theo truyên thống ấy, liên tục có các khóa tu phật tử chùa Hoằng Pháp. Lần nào cũng thu hút được hàng ngàn phật tử, đông nhất lên 7 ngàn người tham gia.
Ngoài ra là các khóa tu mùa hè chùa Hoằng Pháp, tính lần đầu tiên vào năm 2005, chỉ vẻn vẹn hơn 300 học sinh sinh viên có mặt. Nhưng đến nay mỗi mùa hè có đến 6, 7 ngàn em tham dự để tu học Phật Pháp, nghe giảng đạo.
2-Chùa Hoằng Pháp ở đâu, đi thế nào?
Nếu hỏi về địa chỉ chùa Hoằng Pháp, đây là chốn linh thiêng đang tọa lạc tại Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu tính về trung tâm tức quận 1, chùa cách 20km theo hướng Tây Bắc.
Lễ phật đản tại chùa được tổ chức hoàng tráng
Đến đây có nhiều cách, bạn tự di chuyển bằng xe máy theo quốc lộ 22, men theo cung đường Nguyễn Văn Trỗi, Cộng Hòa, Trường Trinh rồi sẽ thấy ngôi chùa. Hoặc bạn có thể chọn xe buýt đi chùa Hoằng Pháp tuyến 04, tuyến 13, tuyến 74, tuyến 94.
3-Tham quan chùa Hoằng Pháp Hóc Môn TP HCM
*Kiến trúc chùa
Đến được đây rồi, nhất định bạn phải chiêm ngưỡng qua kiến trúc của ngôi chùa. Nơi trải qua bao thăng trầm và biết bao biến động để tôn tạo và sừng sững đến ngày hôm nay.
Cổng tam quan của ngôi chùa
Ngay khi bước chân vào bạn sẽ được thông qua cổng tam quan, tên hiển thị bằng chữ Quốc ngữ bản lớn. Với chữ bên trái cổng là Từ Bi, bên phải là Trí Tuệ. Đây cũng là ý nghĩa ngay từ ban đầu của nơi này, để con người khi bước qua đây sẽ hướng đến những điều thiện lành hơn.
Vì được tôn tạo sửa đổi nhiều lần nên phần cổng này vừa có dáng dấp cổ điển vừa pha chút nét hiện đại. Các đường uốn cong không quá uốn lượn mềm mại như thường thấy mà phá cách, cá tính hơi góc cạnh hơn.
Ngôi chùa 2 tầng, 8 mái, bên dưới là cả một “dàn” cột quân bệ đỡ
Tiếp đó là phần mái chùa lợp ngói đỏ, được vuốt cong phần đầu các thanh đao. Khi chiêm ngưỡng chùa từ xa bạn sẽ thấy phần mái này khá nổi bật và kiêu dũng giữa nền trời xanh.
Bước vào để nhìn cận cảnh ngôi chùa hơn bạn sẽ thấy nó bao gồm 2 tầng, 8 mái. Bên dưới là cả một “dàn” cột quân bệ đỡ tạo nên khung vững chắc sừng sững cho chùa. Ở cửa chính là 2 cột cái cao lớn hơn với khung cửa rộng mở thênh thang. Trên bậc tam cấp còn chễm chệ có 2 chú sư từ vàng và một đỉnh đồng thật oai phong.
Hoa vô ưu nói về vận may trong khuôn viên chùa
Khuôn viên bao quanh ngôi chùa Hoằng Pháp ở Hoc Môn này lại là một nơi thanh tịnh, xanh mát thường thấy. Nơi có nhiều chậu kiểng, cây xanh, để tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên và cũng trong lành, mát mẻ hơn.
Các văn tự đều được viết bằng tiếng Việt
Nếu đến đây, bạn sẽ thấy có một điểm khác lạ các ngôi chùa, chính là các văn tự, cấu đối, các bức hoành phi không phải bằng chữ Quốc Ngữ mà lại được viết bằng tiếng Việt với thư pháp hiện đại.
*Điểm nhấn nổi bật của chùa
Trong toàn bộ hình ảnh chùa Hoằng Pháp nói trên, du khách đến đây ai cũng ấn tượng nhất với tháp “Nhị Nghiêm”. Đây là nơi an nghỉ của trụ trì chùa Hoằng Pháp đầu tiên, thầy Ngộ Chân Tử. Nơi này để tưởng nhớ và ghi danh cố hòa thượng.
Ấn tượng nhất chính là tháp Nhị Nghiêm
Tháp này có nền móng tròn vừa rộng vừa cực vững chãi. Tháp cao 3 bậc theo hình vòng tròn thu hẹp dần lại. Ở giữa là tòa tháp thiết kế hình vòm. Trước mặt tháp đặt một đỉnh đồng, nơi mà các phật tử có thể bước qua để thắp nhang niệm phật, tỏ lòng thành kính.
Về hình xoay chữ Vạn đến nay còn nhiều tranh cãi
Đáng chú ý tiêp theo là chữ “vạn” nơi bạn hướng mắt lên đỉnh tháp sẽ thất. Đây là chữ mà các bìa sách phật hay kinh phật đều có dùng đến. Chữ Vạn viết như hai chữ S đang đan chéo vào nhau biểu thị cho công đức vô lượng nhà Phật, sự giác ngộ khai tâm vẹn toàn của nhà Phật.
Tuy nhiên tránh nhầm lẫn với chữ Vạn trong phát xít Đức. Vì thế quanh chữ này còn rất nhiều tranh cãi về chiều xoay của chữ để mô tả đúng về chân lý nhà Phật.
4-Các hoạt động ở chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp như phần lịch sử đã nêu, kể từ khi hình thành đến nay liên tục hoạt động phật pháp như: Lễ húy kỵ hay còn gọi là cúng tổ chùa, khóa tu Phật thất- 7 ngày 7 đêm, đại lễ vu lan chùa Hoằng Pháp, khóa tu mùa hè chùa Hoằng Pháp, vía A Di Đà, lễ Phật đản sanh…
Lễ húy kỵ hay còn gọi là cúng tổ chùa
Lễ húy kỳ thường vào 16/10 âm, để cúng tổ, thầy Chân Tử. Đây được tính như đại lễ khá trang trọng đồng thời thu hút hàng ngàn phật tử kéo về đây tỏ lòng thành kính và tri ân. Khi đó người người đều bị ảnh hưởng và cảm thấy xúc động trước tiếng trống Bát Nhã, một nghi lễ nhắc nhớ về hòa thượng trụ trì.
Hoạt đông khóa tu mùa hè tại chùa
Ngoài ra hoạt động khóa tu mùa hè chùa Hoằng Pháp cũng khá nổi bật. Nơi không chỉ kéo về đây các thiện nam thiện nữ mà ngay cả học sinh sinh viên mọi miền cũng về hội tụ.
Riêng về khóa tu Phật thất- 7 ngày 7 đêm, dành cho 70 người đăng kí. Đến với hoạt động này, bạn được học thuyết pháp chùa Hoằng Pháp, học lễ báo, xá chào, lễ lạy học cách nam mô a di đà phật Chùa Hoằng Pháp sao cho đúng.
Khóa tu Phật thất- 7 ngày 7 đêm, dành cho 70 người đăng kí.
Nếu đi ngày thường bạn có thể đến đơn giản chỉ vãn cảnh, nghe ca nhac phật giáo chùa Hoằng Pháp, nghe thuyết pháp cũng đủ an nhiên, thanh tịnh rồi. Còn nếu muốn tu tâm dưỡng tính, giác ngộ cả tinh thần lẫn cải thiện sức khỏe, để có lối sống thanh cao hơn, bạn nên chịu khó tham dự các khóa tu của chùa theo năm.
Trên đây, kenhhomestay.com đã review chi tiết cả về sự hình thành, kiến trúc, cảnh chùa cùng những hoạt động thường niên, để các thiện nam thiện nữ có thể lựa chọn ghé đến khám phá và tham gia. Chúc các bạn có lối sống ngày một kỷ luật và thanh cao hơn với Chùa Hoằng Pháp.
*Thông tin về Chùa Hoằng Pháp
– Địa chỉ: Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
– Điện thoại: 08 3713 0002.
– Website: www.chuahoangphap.com.vn
Tác gia: Hồng Hạnh Nguyễn