Chùa Phổ Quang - Chốn thanh tịnh giữa Sài thành hoa lệ

Chùa Phổ Quang – Chốn thanh tịnh giữa Sài thành hoa lệ

Sài Gòn – Thành phố nổi tiếng với các ngôi chùa, tịnh xá mang đậm nét kiến trúc Phật giáo. Một công trình có niên đại lâu năm cùng với nét kiến trúc đặc sắc tại Sài Gòn, đóng góp lớn cho nền Phật giáo phải kể đến chùa Phổ Quang – Không gian thanh tịnh giữa thành phố. Cùng Kenhhomestay.com tìm hiểu về ngôi chùa linh thiên này nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

1. Đôi nét về chùa Phổ Quang

1.1. Địa chỉ chùa Phổ Quang

Nằm tại quận Tân Bình – Một quận lớn của thành phố Hồ Chí Minh và cũng là nơi có rất nhiều đền, chùa, tịnh xá nổi tiếng khác, chùa Phổ Quang nằm trong một con hẻm nhỏ và có phần khó tìm đường cho du khách khi lần đầu ghé thăm Sài Gòn. 

Chùa Phổ Quang - Chốn thanh tịnh giữa Sài thành hoa lệ

Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, du khách chỉ cần di chuyển khoảng 16km để đến chùa Phổ Quang tham quan, lễ Phật. Chùa không có giá vé vào cổng nhưng có giới hạn thời gian mở cửa, do đó, du khách nên sắp xếp thời gian hợp lý để ghé thăm. 

  • Địa chỉ: Số 64/3 đường Huỳnh Lan Khanh (Đường Phổ Quang cũ), phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
  • Thời gian mở cửa: 06:00 đến 20:00 hàng ngày
  • Giá vé tham khảo: Miễn phí vào cổng

1.2. Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa

Nhìn chung, để di chuyển đến Chùa Phổ Quang Sài Gòn, du khách sẽ không mất quá nhiều thời gian, công sức di chuyển. 

Nếu bạn đang ở trung tâm Sài Gòn, việc di chuyển lại càng dễ dàng hơn. Bắt đầu di chuyển dọc theo tuyến đường Trường Chinh, sau đó rẽ vào đường Cộng Hòa và đến đường Huỳnh Lan Khanh ở bên phải. Chạy đến cuối đường Huỳnh Lan Khanh vào hẻm, bạn sẽ đến được chùa Phổ Quang.

Chùa Phổ Quang - Chốn thanh tịnh giữa Sài thành hoa lệ

Còn nếu bạn xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất, bạn có thể chọn các hãng taxi sân bay hay các chuyến taxi, xe ôm công nghệ tùy vào nhu cầu của mình. Chặng đường từ sân bay đến chùa Phật giáo Phổ Quang cũng chỉ khoảng hơn 2km và 10 phút lái xe. 

2. Lịch sử chùa Phổ Quang Sài Gòn

Có lịch sử lâu đời và đã trở thành địa điểm niệm phật, cầu an quen thuộc của Phật tử, người dân địa phương nhưng hẳn các du khách khi lần đầu ghé tới đều sẽ rất tò mò về lịch sử ra đời của chùa Phổ Quang

Chùa Phổ Quang - Chốn thanh tịnh giữa Sài thành hoa lệ

Được xây dựng vào khoảng năm 1951, chùa Phổ Quang được khởi công xây dựng do hòa thượng Nguyễn Viết Tạo (Pháp danh: Thanh Nhã) tiến hành. Thiết kế chùa vào thời điểm khởi công được thực hiện theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Bảo và kiến trúc khá nhỏ, đơn sơ và mang đậm nét truyền thống. 

XEM THÊM:  Eco Backpackers Hostel Sài Gòn

Chùa Phổ Quang - Chốn thanh tịnh giữa Sài thành hoa lệ

Thời điểm đó, do giới hạn về không gian nên khuôn viên chùa cũng khá nhỏ và bị giới hạn. Vào năm 1961, chùa bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp và tình trạng xuống cấp ngày càng nghiêm trọng hơn cho tới năm 1999. 

Năm 1999, sau khi chùa Phổ Quang Sài Gòn chính thức được Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận, quản lý thì chùa mới được tiến hành tu sửa. Trong quá trình tu sửa, chàu cũng được mở rộng và thiết kế thêm các công trình khác. 

Chùa Phổ Quang - Chốn thanh tịnh giữa Sài thành hoa lệ

Năm 2010, chùa Phật giáo Phổ Quang được trùng tu thêm 1 lần nữa, lần trùng tu này, chùa được thiết kế thêm các khuôn viên, tầng hầm,…. để có được hình dáng như hiện tại. Và hiện nay, trong chùa được quản ký bởi các sư thầy và trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng. 

3. Vẻ đẹp của chùa Phổ Quang

Không chỉ là địa chỉ linh thiêng, có ý nghĩa tâm linh to lớn với các Phật tử và người dân địa phương, chùa Phổ Quang còn là một địa điểm với thiết kế vô cùng đặc sắc, rất được du khách chọn ghé tới tham quan. Vậy, ngôi chùa có thiết kế, vẻ đẹp gì nổi bật sẽ được Kenhhomestay.com bật mí ngay sau đây.

3.1. Nét kiến trúc đặc sắc

Mặc dù kiến trúc ban đầu của chùa Phổ Quang khá đơn giản nhưng sau những lần trùng tu, xây dựng thì hiện tại, kiến trúc của chùa được pha giữa nét hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng Phật giáo như ban đầu. 

Chùa Phổ Quang - Chốn thanh tịnh giữa Sài thành hoa lệ

Kiến trúc nổi bật với những cột nhà được chạm khắc tinh thế hoa văn rồng phượng thời nhà Lý, cùng với đó là sự cổ kính, trnag nghiêm trong từ chi tiết. Chùa Phổ Quang Sài Gòn cũng được thiết kế các câu đối, các hoa văn chữ Hán – Nôm đặc trưng của Phật giáo.

Chùa Phổ Quang - Chốn thanh tịnh giữa Sài thành hoa lệ

Ngay từ khi bước vào chùa, kiến trúc Phật giáo đã nổi bật ngay tại mái ngói uốn cong hình rồng phượng nổi bật. Vào trong chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc đại điện với thiết kế gồm 3 tầng, 12 mái cùng với 2 tháp nhỏ 2 tầng liền kề. 

Chùa Phổ Quang - Chốn thanh tịnh giữa Sài thành hoa lệ

Khuôn viên chùa Phổ Quang vốn đã thanh tịnh, kết  hợp với hàng loạt các cây xanh, tạo thêm sự trong lành và những bóng mát bình yên trong chùa. Cũng có thể nói, khuôn viên thanh tịnh, mát mẻ này là một trong những lý do khiến các du khách rất yêu thích việc ghé thăm vãn cảnh chùa.

3.2. Nét đẹp tâm linh của ngôi chùa

Ngoài kiến trúc và khuôn viên thanh tịnh, nét đẹp tâm linh của chàu Phổ Quang cũng là điểm rất được các du khách, quý Phật tử chú ý đến.

3.2.1. Tam Quan

Tam Quan (Cổng Chùa) là địa điểm đầu tiên du khách được ghé đến khi tới chùa Phổ Quang. Vơi smasi ngói uốn cong được chạm khắc hình rồng phụng đặc trưng, tam quan của chùa Phật giáo Phổ Quang còn nổi bật bởi màu đỏ và lầu chuông cổ kính. 

Chùa Phổ Quang - Chốn thanh tịnh giữa Sài thành hoa lệ

Thiết kế hình thái tứ trụ kê trên các bâc đá chắc chắn, cổng lớn từ kim loại chắc chắn, kiên cố cùng các gam màu đỏ, vàng như nổi bật lên cánh cổng giã các tảng đá lớn và khung cảnh xung quanh. 

3.2.2. Sân chùa

Sân chùa hay khuôn viên chùa được trồng vô vàn các loài hoa, vừa tạo nên cảnh đẹp cho khuôn viên lại mag đến hương thơm trong lành, dịu nhẹ trong không khí. Đặc biệt, cũng như các ngôi chùa khác thì bên trong sân chùa Phổ Quang cũng được trộng các cây Sala – Loại cây được các Phật tử quan niệm là hiện thân của Phật.

XEM THÊM:  Review top 10 quán ăn sáng Cần Thơ ngon giá bình dân nhất

Chùa Phổ Quang - Chốn thanh tịnh giữa Sài thành hoa lệ

Dưới tán cây Sala, hương thơm dịu nhẹ của hoa như đang giúp tâm hồn của Phật tử được thanh tinh, tán cây mát lành cũng như đang xoa dịu, vỗ về những người con của Phật. Người ta còn quan niệm rằng, dưới tán cây Sala sẽ phần nào cảm nhận được sự hiện diện của các vị thần Phật ở xung quanh.

Chùa Phổ Quang - Chốn thanh tịnh giữa Sài thành hoa lệ

3.2.3. Điện thờ lớn

Điện thờ lớn của chùa Phổ Quang là nơi đặt và thờ tượng Phật Thích Ca, Phật Quan Thế Âm và nhiều các vị thần phật khác được đặt lần lượt ngay phía dưới. Mỗi bức tượng được tạo hình với nhiều hình dáng, kích thước khác nhau và đặt đúng theo vị trí riêng biệt.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được đặt ngay chính giữa của điện thờ lớn, chạm khắc tinh tế với hình dáng như đang mỉm cười với chúng sinh đến chùa. Tượng Phật được bao phủ bởi màu vàng nổi bật cùng chiều cao tới 7m, tạo nên sự uy nghiêm và tôn kính.

Cùng chỗ với điện thờ lớn chính là lầu Đông, lầu Tây và các công trình khác của chùa như phòng khách, nhà truyền thống, nhà ở của sư thầy,.. mà có dịp đến vãn cảnh chùa Phổ Quang Sài Gòn, bạn có thể ghé đến thử. 

3.2.4. Điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát

Phía bên ngoài điện thờ lớn của chùa còn được đặt 1 bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát lớn cùng với thiết kế quần thể hòn non bộ và các thiết kế trang trí điêu khắc đặc trưng khác nhau của Phật giáo. 

Nhìn từ xa, điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát như một hang động đá lớn giữa khuôn viên chùa. Âm thanh thanh tịnh cùng sự trong lành, mát mẻ và nét cổ kính của điện thờ. 

Ngoài các công trình lớn trên, bên trong chùa Phổ Quang cũng còn rất nhiều các khung cảnh, công trình đặc sắc khác mà có dịp ghé thăm, bạn nên tìm hiểu và khám phá. 

Đặc biệt, bên trong chùa còn có mộ thờ Liệt sĩ – nữ sinh Quách Thị Trang (Pháp danh: Diệu Nghiêm). Bà là một Đoàn Sinh Gia Đình Phật Tử Việt Nam, Thánh tử đạo Phật Giáo Việt Nam và hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ của nước ta khi mới 15 tuổi. 

3.3. Chùa Phổ Quang Sài Gòn thờ ai?

Một trong những thắc mắc của các du khách khi đến một địa điểm tâm linh chính là nơi đó thờ ai và có ý nghĩa tâm linh ra sao. Tại chùa Phổ Quang, ngôi chùa thuộc Phật giáo nên chùa thờ các vị thần, Phật. 

Tuy nhiên, là một ngôi chùa đi theo hệ Phật Giáo Bắc tông, có chút kahsc biệt với Phật giáo Nam tông về hướng truyền đạt từ Phật giáo Ấn Độ. Sự khác biệt này đã tạo nên sự khác nhau về việc thờ cúng của mỗi tông phái.

Do đó, chùa Phổ Quang Sài Gòn thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, các vị An La hán cùng các vị Phật, các vị Bồ Tát khác nhau chứ không chỉ thờ mỗi Phật Thích Ca Mâu Ni như các ngôi chùa thuộc hệ Phật Giáo Nam tông. 

4. Các hoạt động nổi bật tại chùa Phổ Quang

Ngoài các hoạt động tu tập, tế lễ hàng ngày thì chùa Phổ Quang cũng có rất nhiều các hoạt động Phật giáo lớn khác nhau, thu hút Phật tử và các du khách ghé đến tham gia. Một vài các hoạt động nổi bật tại chùa như:

  • Lễ Thượng Nguyên: Diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm.
  • Lễ Phật Đản: Diễn ra vào ngày 8/4 và 14/4, 15/4 âm lịch. Lễ Phật Đản là ngày lễ lớn và rất quan trọng trong Phật Giáo nói chung và chùa Phổ Quang Sài Gòn nói riêng. Đây là ngày kỷ niệm ngày sinh của Phật Thích Ca Mâu Ni nên thường được tổ chức vô cùng long tọng với nhiều hoạt động khác nhau.
XEM THÊM:  Cinestar Hai Bà Trưng: ở đâu, giá vé, review rạp và lịch chiếu phim chi tiết

Vào thời điểm trước lễ Phật Đản, các Phật tử và không gian quanh chùa sẽ được khuyến khích treo đèn, cờ Phật khắp khuôn viên vô cùng nổi bật. Cùng lúc đó, chùa Phổ Quang cũng sẽ tiến hành các hoạt động, nghi lễ chuẩn bị cho lễ Phật Đản được diễn ra trọn vẹn nhất. 

Hàng năm, lễ Phật Đản sẽ được diễn ra vào từ 7 giờ tối ngày 8/4 âm lịch, bắt đầu bằng lễ khai kinh. Lễ tắm Phật truyền thống của chùa Phật giáo Phổ Quang theo nghi thức truyền thống sẽ được diễn ra vào tối 14/4 âm lịch lúc 7 giờ tối và lễ chính thức Kinh mừng Phật Đản sẽ được diễn ra lúc 5 giờ sáng ngày 15/4 âm lịch. 

Tại lễ Phật Đản, nhiều họa động khác như tụng kinh, thiền, phóng sinh, cầu nguyện, phát thiện,… sẽ được diễn ra vô cùng sôi nổi, là hoạt động mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến chùa Phổ Quang Sài Gòn vào thời điểm này. 

  • Lễ Vu Lan: Truyền thống hiếu thảo, làm trọn đạo làm con từ lâu luôn được duy trì trong dân tộc ta. Và tại chùa Phổ Quang thì ngoài để báo đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ thì còn là hoạt động để tỏ lòng biết ơn đến những người đã mang lại sự hòa bình cho đất nước. 

Lễ Vu Lan tại chùa thường được diễn ra vào ngày rằm tháng 7 theo âm lịch hàng năm. 

  • Lễ vía Đạt Ma sư tổ: Diễn ra vào ngày 5/10 âm lịch
  • Lễ Hạ Nguyên: Diễn ra vào ngày 15/10 âm lịch

Ngoài các ngày lễ lớn trên thì chùa Phổ Quang còn có các hoạt động tu tập, ngồi thiền diễn ra vào các ngày mùng 1, ngày rằm âm lịch hàng tháng. Vào các ngày này, người dân và Phật tử gehs đến lễ bái, cầu bình an và cầu tài lộc vô cùng đông đúc. 

5. Lưu ý khi tham quan chùa Phổ Quang Sài Gòn

Vốn dĩ là địa điểm tâm linh, tế lễ nổi tiếng, du khách khi đến chùa Phổ Quang cũng phải lưu ý các yêu cầu, quy định của chùa để việc vãn cảnh, lễ Phật được diễn ra đúng quy định nhất.

  • Chọn các trang phục kín đáo, lịch sự khi đến chùa. 
  • Đi đứng nhẹ nhàng, nói năng khẽ khàng, lịch sự, có văn hóa.
  • Không có các hành động làm tổn hại đến cơ sở vật chất trong chùa, không bẻ cây, vặt lá, hái hoa,…
  • Không được tự ý sờ vào tượng Phật, không bôi nhọ, phỉ báng hay mỉa mai tượng Phật, sư thầy. 

  • Nghiêm cấm các hành động lợi dụng danh tiếng, tên chùa để thực hiện các hành động lừa đảo, chuộc lợi. 
  • Tuân thủ vcasc hướng dẫn, quy định được các sư thầy hướng dẫn. 
  • Chỉ được phép chụp hình tại các khu vực được phép, lúc chụp hình không được tạo dáng phản cảm, giữ gìn sự trong lành cho chùa. 
  • Là địa điểm đông người, du khách khi ghé thăm nên chú ý tự bảo quản tư trang của mình, giữ gìn vệ sinh cho chùa. 

Chùa Phổ Quang với nhiều ý nghĩa tâm linh cùng với thiết kế kiến trúc đẹp đã và đang trở thành một điểm đến không nên bỏ lỡ bởi các du khách khi ghé thăm thành phố mang tên Bác. Và nếu có dịp đến đây, đừng quên lưu lại các lưu ý cũng như các gợi ý tham quan mà Kenhhomestay.com đã đề cập với bạn hôm nay nhé. 

Đánh giá bài viết