Chùa lớn nhất thế giới khoác trên mình vẻ ngút ngàn và đẹp như cõi mộng

Du lịch chùa Tam Chúc – Những kinh nghiệm và lưu ý cần biết

Chùa Tam Chúc – một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Nơi đây không chỉ là một điểm đến dành cho các phật tử mà còn dành cho những du khách muốn khám phá nét đẹp văn hóa tín ngưỡng. Bài viết sau đây Kenhhomestay.com sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm khi đi du lịch tại chùa Tam Chúc, mong rằng nó sẽ có ích cho các bạn.

1.Đôi nét về chùa Tam Chúc

Được mệnh danh là một trong những ngôi chùa có diện tích lớn nhất thế giới, diện tích của chùa Tam Chúc nối liền với 4 tỉnh, gồm có: Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Nam và Hà Nội. Ngôi chùa này không chỉ thu hút khách du lịch bởi sự rộng lớn của nó mà còn hấp dẫn khách du lịch bởi vị trí đắc địa mà nó có.

Du lịch chùa Tam Chúc - Những kinh nghiệm và lưu ý cần biết

Chùa được xây dựng từ một ngôi đền có lịch sử ngàn năm, nay được tu sửa và mở rộng để trở thành một quần thể du lịch quốc gia. Những công trình kiến trúc đền thờ không chỉ tạo nên nét đẹp cổ kính, tâm kinh chứa nét đẹp của văn hóa dân tộc mà còn tạo nên sự đồ sộ về tạo hình, hấp dẫn khách tham quan.

Chùa tọa lạc tại vùng đất Hà Nam, một vùng đất có khí hậu ôn hòa dễ chịu. Bao quanh chùa Tam Chúc là sông núi, phía sau chùa ngọn núi Thất Tinh, phía trước lại có hồ Tam Chúc, trong hồ lại sừng sững 6 ngọn núi đá nhỏ. Có thể nói rằng cảnh quan của chùa trước có nước, sau có núi, cảnh non nước hữu tình và hùng vĩ làm mê đắm lòng người. 

Du lịch chùa Tam Chúc - Những kinh nghiệm và lưu ý cần biết

Bao quanh chùa Tam Chúc là những dãy núi đá vôi và rừng nguyên sinh, điều này đã khiến cho tổng thể chùa như một chốn thanh tịnh, yên bình, nơi mà tiên nhân ở ẩn, tránh xa sự đời.

Và vì là ngôi chùa được mệnh danh là một trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam cũng như là ngôi chùa có nền tảng lịch sử lâu đời, thì tại chùa Tam Chúc có rất nhiều các hoạt động văn hóa và các lễ hội của người địa phương. Đây chắc chắn sẽ là những hoạt động mà bạn nên thử trải nghiệm khi đến thăm chùa.

2. Chùa Tam Chúc ở Đâu? Hướng dẫn di chuyển chi tiết

Chùa Tam Chúc nằm tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa nằm  cách Hà Nội gần 60km, cách các điểm du lịch tâm linh chùa Bái Đính ở Ninh Bình là 30km. Do đó, quý du khách hoàn toàn có thể di chuyển dễ dàng để tham quan các điểm du lịch trên sau khi khám phá chùa.

Với diện tích lớn lên tới 144 hecta và tiếp giáp với 3 tỉnh là Hà Nội, Ninh Bình và Hòa Bình thì việc thăm quan chùa Tam Chúc là một điều vô cùng dễ dàng. Quý du khách có thể lựa chọn những loại phương tiện cá nhân khác nhau để đi tham quan. 

Nếu du khách ở 3 khu vực nêu trên thì các bạn có thể di chuyển đến chùa bằng xe máy hoặc ô tô. Còn nếu bạn không ở ba khu vực trên thì các bạn có thể chọn ô tô hoặc xe khách.

Nhìn chung thì quý du khách sẽ mất khoảng thời gian từ 1h đến 1h30 phút để có thể di chuyển đến các điểm du lịch nêu trên( nếu các bạn đi theo đường quốc lộ 1A từ Hà Nội đến Hà Nam).

3. Giá vé tham quan chùa Tam Chúc

Vào khoảng năm 2020 đến nay, chùa Tam Chúc vẫn mở cửa đón khách hành hương đến đây để tham quan. Nhưng do tình hình dịch Covid -19 căng thẳng kéo dài nên chùa cũng hạn chế số lượng khách du lịch đến tham quan và chùa cũng yêu cầu du khách phải thực hiện đúng đủ quy tắc phòng chống dịch khi tham quan tại chùa.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát và phần lớn người dân đã được tiêm vacxin đầy đủ, nên chua Tam Chuc đã không còn hạn chế số lượng người tham quan. Do đó khách du lịch có thể đến thăm chùa bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên trước khi có kế hoạch tham quan chùa Tam Chúc, thì có lẽ các bạn nên cân nhắc một số loại vé như sau:

3.1. Giá vé gửi xe

Tất nhiên rồi, nếu bạn và bạn bè người thân có kế hoạch đi phượt đến chùa Tam Chúc bằng xe máy thì đây sẽ là giá vé mà bạn cần biết. Đối với mỗi xe máy mà các bạn đi, các bạn sẽ phải trả là 5.000 đồng/ xe.

Mặc dù biết quần thể chùa Tam Chúc rất là rộng, nhưng các bạn phải lựa chọn các phương tiện tham quan chùa khác như đi thuyền hoặc xe điện. Nên các bạn cần gửi xe ở bên ngoài và đi bộ vào trong.

3.2. Giá vé sử dụng phương tiện tham quan chùa

Với diện tích lên tới 144 hecta thì việc các bạn đi bộ để thăm quan chùa Tam Chúc là một chuyện gần như là không thể. Do đó, các bạn sẽ có hai lựa chọn sau đây:

  • Đi xe điện: Mỗi quý du khách cần phải trả cho bộ phận quản lý chùa là 50.000 đồng/ người để có thể sử dụng xe điện trong chùa. Đây sẽ là vé khứ hồi đi khoảng 5km từ cổng vào. Sau khi vào đến chùa thì các bạn sẽ đi bộ để tham quan.
  • Đi thuyền: Như đã nói ở phía trên thì cảnh quan phía trước của chùa là một cái hồ với 6 ngọn núi đá nổi lên ở bên trên. Đây là một cảnh đẹp hùng vĩ và thơ mộng. Nên nếu các bạn vừa muốn đi vào chùa vừa muốn ngắm cảnh đẹp này thì đi thuyền là một lựa chọn hoàn hảo. Các bạn sẽ phải trả 200.000 đồng/khách đối với loại thuyền phổ thông 10 – 12 chỗ.
XEM THÊM:  Khu du lịch sinh thái Safari Núi Dinh sắp khai trương khiến dân tình “đứng ngồi không yên”

4. Truyền thuyết Thất Tinh – Lục Nhạn tại chùa Tam Chúc

Phía sau của chùa có một ngọn núi tên là núi Thất Tinh, hiểu nghĩa là bảy ngôi sao. Tương truyền xưa kia có bảy nàng tiên là bảy ngôi sao trên trời, trốn xuống trần gian để thưởng ngoạn, ngắm cảnh đẹp. Đến chua Tam Chuc thì các nàng bị hấp dẫn bởi cảnh sắc hữu tình nơi đây nên đã nán chân ở lại, không quay về trời nữa.

Du lịch chùa Tam Chúc - Những kinh nghiệm và lưu ý cần biết

Thiên đình thấy thế mới cho cử người xuống trần triệu các nàng về trời. Nhưng hết lần này đến lần khác, các nàng đều không chịu về. Sau sáu lần triều hồi mà không được, nhà trời đã bỏ cuộc và rời đi. 

Về sau, bảy ngọn núi phía sau chùa Tam Chúc được gọi là Thất Tinh, còn sáu hòn núi đá nhỏ ở hồ phía trước chùa được gọi là lục nhạc. Tuy nhiên về sau có một số kẻ nảy sinh lòng tham, chúng tìm đến núi Thất Tinh đốt lửa phá núi để tìm kiếm báu vật. Những ngọn lửa đó đã làm cho bốn trong bảy ngôi sao bị mất dần đi ánh sáng, nay chỉ còn lại ba ngôi sao.

Cũng chính vì vậy mà ngôi chùa trong làng Tam Chúc cũng đổi tên thành chùa Ba sao.

5. Chùa Tam Chúc thời ai?

chùa Tam Chúc là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới và cũng là ngôi chùa có nền tảng lịch sử lâu đời, biểu tượng cho nét đẹp văn hóa tôn giáo tín ngưỡng của Việt Nam, nên bên trong chùa thờ cúng rất nhiều phật như phật Thích Ca Mâu Ni, phật Quan Thế Âm Bồ Tát…

Du lịch chùa Tam Chúc - Những kinh nghiệm và lưu ý cần biết

Ngoài ra, chùa Tam Chúc Hà Nam còn thờ phụng những người có công lao to lớn trong việc xây dựng và phát triển Phật giáo ở Việt Nam. Ta có thể nhắc đến một số nhân vật nổi tiếng như: Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Thiền sư Đỗ Pháp Thuận, Sư tổ Đạt Ma…

6. Những địa điểm bạn nên ghé thăm khi đến chùa Tam Chúc Hà Nam

Chùa Tam Chúc là một quần thể du lịch nổi tiếng, bên trong có vô số những điểm đến tuyệt đẹp mà các bạn nên ghé thăm, tránh để bỏ lỡ gây hối tiếc sau này. Và dưới đây, Kenhhomestay.com sẽ điểm danh một số những địa điểm mà các bạn không nên bỏ lỡ khi đến du lịch:

6.1. Cổng Tam Quan Ngoại của chùa Tam Chúc

Cổng bên ngoài của chùa Tam Chúc hay còn gọi là Tam Quan Ngoại, là cổng chùa đầu tiên mà bạn sẽ gặp khi bắt đầu tham quan chùa. Và cũng đúng như tên gọi của nó thì cổng này có 3 cửa chính gọi là tam quan và 2 cổng phụ ở hai bên.

Du lịch chùa Tam Chúc - Những kinh nghiệm và lưu ý cần biết

Kiến trúc của cổng đồ sộ, nhìn xa trông như một cổng lớn của một thành trì ngày xưa. Đây cũng được xem là một địa điểm đặc trưng thể hiện được vẻ đẹp văn hóa và phong cách truyền thống của chùa.

6.2. Chùa Ngọc

Tọa lạc trên một đỉnh núi Thất Tinh cao vời vợi, bao quanh bởi rừng núi bạt ngàn là chùa Ngọc, hay còn gọi là Đàn Tế Trời.  Và để có thể đi đến chùa Ngọc, các bạn cần phải đi qua tổng cộng 299 bậc thang. Khi đi vào chùa quý du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bức tượng phật A Di Đà được làm hoàn toàn bằng hồng ngọc.

v

Chùa Ngọc được xây dựng từ một vật liệu độc đáo, được chế tác từ Ấn Độ. Sau khi vật liệu chế tác xong sẽ được vận chuyển về Việt nam, sau đó được các nhà kiến trúc ở Việt Nam sắp đặt và xây dựng theo lối phong cách truyền thống của người Việt. 

Du lịch chùa Tam Chúc - Những kinh nghiệm và lưu ý cần biết

Đứng trên độ cao 200m so với mực nước biển, tại chùa Ngọc quý du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh chùa Tam Chúc. Toàn bộ cảnh vật non nước hữu tình, mây xanh nước biếc, trước mặt giáp hồ, sau lưng tựa núi. Toàn cảnh chùa trông như một bức tranh thủy mặc yên tĩnh mà hùng vĩ hiện lên trước mặt du khách khi đứng tại Đàn Tế Trời – chùa Ngọc này.

6.3. Vườn Cột Kinh

Nếu du lịch chùa Tam Chúc mà các bạn không ghé thăm địa điểm Vườn Cột Kinh nổi tiếng thì thật là một thiếu sót. Khi các bạn đi từ cổng tam quan vào điện Quan Âm, chắc chắc các bạn sẽ nhìn thấy một khu vực có trồng rất nhiều các cây cột đá. Bên trên những cây cột đá đó là những kinh thư của Phật giáo.

Du lịch chùa Tam Chúc - Những kinh nghiệm và lưu ý cần biết

Có thể nói rằng Vườn Cột Kinh là một phiên bản khác của cây cột chép kinh ở chùa Nhất Trụ( Hoa Lư, Ninh Bình). Những cây cột này được thiết kế theo lối kiến trúc hình hoa sen, đỉnh trụ là hình lục giác, trông như một bông hoa sen đang nở rộ. Toàn thân trụ sẽ được khắc những lời khuyên răn dạy bảo của đức phật.

Khu vườn có tổng cộng là 36 cây cột, được xây dựng lộ thiên. Do đó quý du khách có thể ngắm nhìn khu vườn ở từ xa khi đang tiến lại gần điện Quan Âm.

6.4. Đình Tam Chúc

Đây có lẽ là công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ lớn nhất ở quần thể chùa Tam Chúc. Đình được xây dựng ở giữa lòng hồ, mang đậm phong cách của các đình cổ thời xưa. 

Du lịch chùa Tam Chúc - Những kinh nghiệm và lưu ý cần biết

Bao quanh đình là cây cối xanh mát khiến cho cả đình thờ như một ốc đảo giữa hồ. Bên trong Đình Tam Chúc là nơi thờ cúng, dâng hương vua Đinh Tiên Hoàng, hoàng hậu Đinh Dương Thị Nguyệt.

Đường đi vào đình Tam Chúc là một cây cầu được thiết kế theo hình ziczac. Cây cầu dẫn đến đình năm trên mặt hồ thơ mộng, nhìn như một dải lụa dài trên sông nước. Đây cũng được xem như là một trong những điểm check in tuyệt đẹp mà các bạn không nên bỏ lỡ khi đến tham quan chùa Tam Chúc Hà Nam.

6.5. Hồ Tam Chúc

Bao bọc phía trước của chùa Tam Chúc là một hồ tự nhiên có tên là hồ Tam Chúc. Giữa trời đất thiên nhiên chan hòa, hồ hiện lên như một khung cảnh thần tiên thơ mộng. Mặt nước tĩnh lặng, yên ả mang đến cho khách tham quan cảm thấy đây là chốn yên bình để hòa mình với thiên nhiên.

Du lịch chùa Tam Chúc - Những kinh nghiệm và lưu ý cần biết

Sừng sững ở giữa hồ là 6 hòn núi đá, được gọi là lục sơn. Chính những hòn núi đá này đã khiến cho cảnh sắc của Hồ Tam Chúc trở nên hùng vĩ, hay nói cách khác chính non nước hữu tình, mê đắm lòng du khách ghé thăm.

XEM THÊM:  Top 15 Đặc sản Hải Dương làm quà biếu ngon đáng để thưởng thức

Đặc biệt là trong khoảng thời gian mùa thu, trong cái hoàng hôn giữa tiết trời se se lạnh, quý du khách sẽ được chứng kiến cảnh mặt hồ phản chiếu những ánh sáng lung linh và huyền ảo.

Du lịch chùa Tam Chúc - Những kinh nghiệm và lưu ý cần biết

Và nếu bạn muốn đi dạo hồ Tam Chúc thì một lời khuyên chân thành cho các bạn là hãy lựa chọn phương thức di chuyển bằng thuyền khi đi vào trong chùa để có thể ngắm được trọn vẹn cảnh sắc non nước của chùa Tam Chúc.

6.6. Điện Pháp Chủ

Điện Pháp Chủ là điện thờ cúng tượng phật Thích Ca Mâu Ni. Kiến trúc của điện được xây dựng theo mô hình của của các thờ thời xưa với họa tiết vân mây ở các đỉnh và tượng hạc và hoa sen trước của điện.

Du lịch chùa Tam Chúc - Những kinh nghiệm và lưu ý cần biết

Nhìn tổng quan thì Điện Pháp Chủ có diện tích khá lớn, chiếm khoảng 3000m2, cao tới 31m. Và đặc biệt là trong điện có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được đúc bằng đồng nguyên khối và có tới 1000 bức phù điêu. 

Trên những bức phù điêu đó, người ta đã khắc lên đó những sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời của đức phật Thích Ca. Do đó nếu bạn muốn tìm hiểu về cuộc đời của đức phật thì các bạn có thể ghé thăm điện Pháp Chủ.

6.7. Điện Quan Âm

Khi đi qua vườn Cột Kinh đã được nhắc đến ở phía trên thì quý du khách sẽ đi đến điện Quan Âm. Với diện tích là 3000m2 và cao 30,5m thì bên trong điện đã đặt pho tượng Quan âm Bồ Tát nặng tới 100 tấn. 

Du lịch chùa Tam Chúc - Những kinh nghiệm và lưu ý cần biết

Và nếu như trong điện Pháp Chủ có 1000 bức phù điêu kể về cuộc đời của đức phật Thích Ca Mâu Ni thì trong điện Quan Âm cũng có tới 8500 bức tranh được làm từ đá núi lửa ở Indonesia. Những bức tranh này cũng là những câu chuyện về đức phật Quan Âm, về những gì mà người đã trải qua trong cuộc đời của mình.

6.8. Điện Tam Thế

Có lẽ đây chính là điện có diện tích lớn nhất trong quần thể di tích chùa Tam Chúc. Với diện tích mặt sàn lên đến 5000m2 thì điện có thể chứa lên đến 5000 các phật tử đến đây để hành lễ dâng hương. 

chùa tam chúc hà nam

Lý do mà điện có tên gọi là điện Tam Thế là bởi trong điện thờ cúng ba pho tượng tam thế, có ý nghĩa biểu tượng cho thời gian trong quá khứ, thời gian ở thực tại và tương lai. 

Mỗi pho tượng được người nghệ nhân chạm trổ và thiết kế một cách tinh xảo, từ những chi tiết lớn như dáng ngồi của tượng cho đến những đóa hoa sen đồng ở phía sau. Tất cả đều được thiết kế một cách tỉ mỉ và công phu.

6.9 Trung tâm Hội nghị Quốc tế

Trung tâm Hội nghị Quốc tế là điểm cuối cùng mà bạn dừng chân để kết thúc chuyến tham quan chùa Tam Chúc của mình. Ngoài cái tên là trung tâm hội nghị quốc tế thì nó còn một cái tên khác chính là nhà khách Thủy Đình. 

chùa tam chúc hà nam

Nhà khách Thủy Đình được xây dựng ở giữa hồ Tam Chúc, trông như hoa sen giữa đầm, là điểm lý tưởng để các bạn có thể check in 

Và đúng như tên gọi của nó thì bên trong nhà khách sẽ được trang trí bàn ghế… để tiếp đón hương khách và các phật tử đến để tham dự các lễ hội diễn ra tại chùa Tam Chúc. Ngoài ra, bên trong của trung tâm còn có các bức tranh giới thiệu tổng quan về chùa. Các bạn có thể ghé qua đây để tìm hiểu thêm về chùa nhé.

7. Những điểm du lịch Tâm Linh nổi bật xung quanh chùa Tam Chúc.

Nếu các bạn đã lên kế hoạch cho một chuyến đi dài ngày, hoặc ít nhất là nhiều hơn một ngày, thì có lẽ các bạn cần tham khảo một số điểm du lịch nổi tiếng xung quanh khu quần thể chùa Tam Chúc. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian tiền bạc mà vẫn có thể khám phá nhiều điểm du lịch khác nhau.

7.1 Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đình là một trong những chùa lớn ở Việt Nam, tọa lạc tại thành phố Ninh Bình, chỉ cách chùa Tam Chúc 47.3km. Như vậy bạn chỉ mất khoảng hơn 1h đồng hồ để có thể di chuyển tham quan chùa Bái Đính Ninh Bình.

chùa tam chúc hà nam

Chùa Bái Đính Ninh Bình nổi tiếng với khuôn viên chùa rộng lớn, bao phủ bởi nhiều cây xanh. Đặc biệt nổi tiếng nhất ở đây phải kể đến pho tượng dát vàng vô vùng đồ sộ và hùng vĩ.

Dọc theo tuyến hành lang tham quan chùa, quý du khách sẽ được chiêm ngưỡng vô số các pho tượng phật được xếp dọc theo hành lang, bên dưới sẽ là một số chú thích về những pho tượng để các bạn có thể hiểu hơn. Hoặc các bạn cũng có thể thuê dịch vụ hướng dẫn viên du lịch để được thuyết minh một cách tường tận và rõ ràng.

7.2 Chùa Ba Sao

Nếu các bạn không muốn đi xa đến chùa Bái Đính Ninh Bình, thì các bạn cũng có thể tham quan một số chùa của địa phương. Một trong số những ngôi chùa địa phương có sự tích gắn liền với chùa Tam Chúc chính là chùa Ba Sao.

chùa tam chúc hà nam

Đây là 2 điểm du lịch có thể bạn sẽ thích thú nếu muốn khám phá thêm về những điểm du lịch có liên quan đến văn hóa Phật giáo ở Việt Nam. Tất nhiên 2 điểm nêu trên chỉ là những điểm tiêu biểu và tiện lợi khi đi  tham quan ở chùa Tam Chúc. Do đó, các bạn có thể note lại để tham khảo nhé!

8. Thời điểm thích hợp để du lịch Chùa Tam Chúc.

Nếu đã lên kế hoạch để đi du lịch thì chắc chắn các bạn cũng có mong muốn rằng mình sẽ có được khoảng thời gian tuyệt vời, chiêm ngưỡng hết được toàn bộ khung cảnh thiên nhiên và trải nghiệm được tất cả những hoạt động ở nơi mà mình chuẩn bị đến.

chùa tam chúc hà nam

Hiểu được nhu cầu và ao ước đó của quý du khách, sau đây Kenhhomestay.com xin được đề xuất 2 thời điểm thích hợp nhất để tham quan chùa Tam Chúc một cách trọn vẹn nhất:

8.1. Khoảng thời gian từ tháng 9 – tháng 11

Tọa lạc tại vùng đất ôn hòa Hà Nam, thiên nhiên ở chùa Tam Chúc lúc nào cũng dễ chịu và ôn hòa. Những để có thể nắm bắt cảnh sắc thiên nhiên đẹp nhất trong cái thời tiết chiều lòng người nhất thì có lẽ khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 sẽ là thời gian thích hợp nhất.

chùa tam chúc hà nam

Bạn có thể lựa chọn phương thức di chuyển là xe điện hoặc du thuyền đều được. Bởi lẽ dù di chuyển bằng cách nào đi chăng nữa thì cảnh sắc thiên nhiên mà bạn chứng kiến sẽ có nét đẹp riêng khác nhau.

XEM THÊM:  The First Bistro Nha Trang - nhà hàng café mang đậm phong cách Marroco

Bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc non xanh nước biếc của chùa Tam Chúc. Khung cảnh yên bình và êm ả đến lạ. Mọi thứ như hòa vào trong mây trời sắc nước, tuyệt vời như chốn sơn lâm ẩn dật.

8.2. Khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3

Nếu bạn là người đam mê khám phá những hoạt động trải nghiệm khi đi du lịch thì đây chính là khoảng thời gian tuyệt vời cho bạn. Bởi ở khoảng thời gian này, chùa Tam Chúc sẽ tổ chức vô số các lễ hội và hoạt động thú vị để quý du khách có thể trải nghiệm.

chùa tam chúc hà nam

Ta có thể nhắc đến một số hoạt động như hoạt động chèo thuyền, lễ Phật Đản… Do đó hãy cân nhắc thật kỹ khoảng thời gian này để đi tham quan.

Và tất nhiên, không chỉ có nhiều hoạt động thú vị mà vào khoảng thời gian này cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để các bạn có thể tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên của chùa Tam Chúc.

Dù chưa bước vào mùa hè, thời tiết lúc bấy giờ vẫn còn đang mang hơi chút se se lạnh khi chưa dứt hẳn mùa đông. Nhưng với cái tiết trời được xem là “ mát mẻ” đó thì có một chuyến du sơn ngoạn thủy là điều vô cùng hợp lý.

8.3. Mùa hè

Nghe có vẻ kỳ lạ khi lên kế hoạch cho một chuyến du lịch ở chùa chứ không phải là ở bãi biển hay ở một khu resort nào đó. Nhưng nó lại rất hợp lý khi đi tham quan chùa Tam Chúc vào mùa hè.

chùa tam chúc hà nam

Đơn giản một điều bởi khí hậu mát mẻ và ôn hòa của chùa Tam Chúc sẽ xua đi cái nóng của mùa hè trong bạn. Và hơn hết, thời gian này ở chùa cũng có rất nhiều lễ hội như lễ Vu Lan, tết Trung Thu…

Ngoài ra, mùa hè là mùa mà hoa sen nở rộ, đẹp nhất và rực rỡ nhất. Do đó nếu bạn ghé thăm chùa vào mùa hè thì khi đi dạo trong khuôn viên chùa bạn sẽ được đắm chìm trong hương sắc của hoa sen. Còn gì tuyệt vời bằng phải không?

9. Một số lưu ý khi đi tham quan Chùa Tam Chúc

Sau đây sẽ là một vài lưu ý nho nhỏ cho các bạn để các bạn có thể chuẩn bị trước khi lên kế hoạch đi chùa Tam Chúc.

9.1. Quần áo phù hợp với thời tiết và cảnh quan

Chúng ta đều biết đi du lịch là để tâm hồn thoải mái và thư thái sau cuộc sống bon chen và vất vả. Do đó, đi du lịch cần phải thoải mái. Nhưng các bạn cũng cần phải chú ý đến những trang phục mà bạn lựa chọn.

Như đã giới thiệu ở trên thì chùa Tam Chúc có diện tích rất rộng, và phần lớn thời gian bạn phải đi bộ, vì vậy để có một chuyến đi dễ chịu và thoải mái nhất thì bạn hãy lựa chọn những bộ quần áo thoải mái và tiện lợi để di chuyển. Đặc biệt các bạn có thể chọn những đôi giày thể thao, nhất là những đôi giày quen chân để thuận tiện cho việc dạo quanh và ngắm cảnh chùa.

Ngoài ra, vì chùa Tam Chúc là nơi thanh tịnh dùng để dâng hương tới các đức phật, nên ngoài sử dụng các trang phục thoải mái tiện lợi thì các bạn hãy chú ý đến độ lịch sử và kín đáo của trang phục nữa nhé.

9.2 Việc mua vé xe

Nếu như các bạn đi du lịch chùa Tam Chúc vào những dịp lễ Tết hoặc các dịp lễ lớn thì sẽ bắt gặp cảnh vô số khách hành hương đến để tham quan và dâng lễ. Như vậy thì việc mua vé các loại phương tiện di chuyển là xe điện và du thuyền sẽ rất là khó khăn.

Do đó, phương pháp hữu hiệu nhất đó chính là nếu như các bạn đi theo nhóm, thì hãy đề cử một người đại diện để xếp hàng mua vé cho tất cả mọi người. Còn những thành viên khác thì có thể tập trung đứng chờ ở cổng chùa Tam Chúc. Như vậy vừa có thể nhanh chóng mua vé vừa tránh thất lạc nhau giữa chốn đông người.

9.3. Không thắp quá nhiều nhang và xả rác bừa bãi

Ví số lượng khách tham quan và phật tử đến dâng hương rất là nhiều nên không thể tránh khỏi việc họ thắp nhiều nhang, điều này sẽ khiến gây lãng phí rất nhiều. Do đó, các bạn chỉ nên thắp một số nhang vừa đủ.

Và các bạn cũng lưu ý là không xả rác bừa bãi, hãy thu gom rác thải, vứt đúng nơi quy định. Như vậy chúng ta vừa tránh gây ô nhiễm môi trường, vừa có thể bảo vệ được cảnh quan môi trường, và vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh chùa Tam Chúc.

 10. Ăn uống khi du lịch chùa Tam Chúc

Khi đến chùa Tam Chúc, quý du khách có thể tham khảo một số món ngon địa phương sau đây:

10.1. Bánh cuốn chả nướng Phủ Lý

Thành phố Phủ Lý là trung tâm của tỉnh Hà Nam, nơi đây được xem là chốn thành thị phồn hoa bậc nhất của Hà Nam. Và nếu quý du khách đã có cơ hội ghé thăm chùa Tam Chúc thì hãy thưởng thức món bánh cuốn chả nướng độc đáo ở đây.

chùa tam chúc hà nam

Bạn sẽ được thưởng thức món bánh cuốn không nhân, đi kèm với các món như chả nướng và rau sống. Và đương nhiên không thể thiếu được linh hồn của món này, đó chính là bát nước chấm chua cay hòa vị, dậy mùi hành phi thơm lừng. Chắc chắn đây sẽ là một món ăn độc đáo mà bạn nên nếm thử.

10.2. Cá kho niêu đất làng Vũ Đại

Nhắc đến làng Vũ Đại, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến món cá kho niêu đất vô cùng nổi tiếng. Được người người nhà nhà săn đón. 

chùa tam chúc hà nam

Một món ăn tuy dân dã nhưng nó là tinh hoa của đất trời qua bàn tay của người đầu bếp mà tạo thành. Nguyên liệu chính của món cá kho này chủ yếu là cá trắm trên 2 năm tuổi. 

Cá được làm sạch, tẩm ướt nhiều loại gia vị khác nhau, qua bàn tay khéo léo và tỉ mỉ của người nấu, kho trong niêu đất một thời gian dài để thịt cá săn lại, thấm đẫm gia vị. Từ đó mà làm nên món cá kho nồi đất làng Vũ Đại nổi tiếng ngày nay.

Và nếu bạn đến du lịch chùa Tam Chúc, hãy ghé đây để mua một nồi cá kho, vừa có thể thưởng thức món ngon mỹ vị, vừa có thể làm quà cho người thân và bạn bè.

10.3. Chuối ngự Đại Hoàng

Lại là một loại đặc sản địa phương của Hà Nam. Và cũng là một loại trái cây phổ biến và vô cùng quen thuộc của Việt Nam.

chùa tam chúc hà nam

Đối với người Việt, chuối được xem là loại cây hữu dụng nhất vì chúng ta có thể sử dụng gần như là toàn bộ các bộ phận của nó. Nhất là phần quả và hoa chuối.

Đến với Hà Nam, khi đến thăm chùa Tam Chúc thì chuối ngự Đại Hoàng sẽ là một loại đặc sản đặc biệt. Khác với các loại chuối khác, chuối ngự Đại Hoàng có hình dạng mập mạp, căng tròn, quả xếp đều tăm tắp. Màu quả khi chín vàng óng như màu mật ong, vô cùng hấp dẫn người nhìn.

Và đặc biệt hơn nữa khi mà chỉ có chuối ngự Đại Hoàng mới có được màu sắc tươi tắn và mùi vị thơm ngon, không nơi đâu có thể có được chuối ngự ngon như ở Hà Nam.Do vậy đừng quên thưởng thức khi các bạn ghé thăm đây nhé.

 11. Những hình ảnh mùa lễ hội tại chùa Tam Chúc

chùa tam chúc hà nam
chùa tam chúc hà nam

Trên đây là toàn bộ những thông tin về chùa Tam Chúc cũng như là một số lưu ý và gợi ý nhỏ để quý du khách có thể sử dụng khi đi tham quan khu quần thể di tích này. Mong rằng những thông tin trên sẽ là những thông tin hữu ích để bạn tham khảo, lên kế hoạch cho chuyến đi của mình và có được những thời gian vui vẻ bên bạn bè. Kenhhomestay.com chúc các bạn có một hành trình khám phá thú vị và nhiều trải nghiệm nhé

5/5 - (1 bình chọn)