Khám phá chùa Yên Tử - “Đất tổ của Phật giáo”

Khám phá chùa Yên Tử – “Đất tổ của Phật giáo”

Chùa Yên Tử ở Quảng Ninh rất nổi tiếng và là địa điểm mà bất kỳ khách du lịch nào cũng muốn được đến tham quan một lần. Bạn đang có kế hoạch đi du lịch tại “đất tổ Phật Giáo” thì hãy tham khảo hành trình gợi ý của kenhhomestay.com ngay sau đây nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

1. Giới thiệu đôi nét về chùa Yên Tử  

Chùa Yên Tử nằm trên núi Yên Tử, cách mực nước biển khoảng 1068m. Đứng ở độ cao này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quang huyền ảo với mây trắng bồng bềnh đang vờn xung quanh. 

Khám phá chùa Yên Tử - “Đất tổ của Phật giáo”

Ngôi chùa không chỉ được xem là “đất tổ của Phật giáo” mà còn là ranh giới phân chia của hai tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang. Hệ sinh thái trên núi đa dạng với các loài động thực vật quý hiếm. Đại danh này còn gắn liền với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, du khách đến thăm chùa Yên Tử sẽ có cơ hội được tìm hiểu kỹ hơn về môn phái này. 

1.1. Lịch sử chùa Yên Tử

Yên Tử Quảng Ninh là địa điểm mà Phật hoàng Trần Nhân Tông chọn làm nơi tu hành và lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đây là nơi truyền bá phật giáo dành cho các tăng ni phật tử trên cả nước lúc bấy giờ. 

Khám phá chùa Yên Tử - “Đất tổ của Phật giáo”

Khuôn viên chùa rộng lớn với kiến trúc đậm đà bản sắc văn hóa và tín ngưỡng của Việt Nam. Ngoài Phật hoàng thì còn có thiền sư Pháp Loa và Huyền Quang góp sư lập ra môn phái này. 

1.2. Đỉnh núi Yên Tử cao bao nhiêu mét?

Núi Yên Tử cao khoảng 1068 so với mực nước biển. Núi nằm trong quần thể Nam Mẫu thuộc huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Trên đỉnh núi luôn có mây mờ bao phủ quanh năm nên còn được biết đến với tên gọi khác là Bạch Vân Sơn. 

Khám phá chùa Yên Tử - “Đất tổ của Phật giáo”

2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử Quảng Ninh thuộc thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh. Vị trí này cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 135km, giao thông thuận lợi để du khách có thể đi du lịch bất cứ khi nào. 

Hướng dẫn di chuyển đến Uông Bí 

Tùy theo nhu cầu và mong muốn trải nghiệm, du khách có thể tùy chọn các phương tiện đến Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh như sau: 

  • Xe máy: Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác đi phượt thì đây là lựa chọn phù hợp nhất. Bạn có thể chủ động lịch trình đi tham quan mà không lệ thuộc vào điều gì. 
  • Xe khách: Đi xe khách về Uông Bí, Quảng Ninh, du khách phải đến bến xe Mỹ Đình. Vé xe một chiều có giá khoảng 200.000đ – 350.000đ. 
  • Xe Limousine: So với xe khách thì phương tiện này có giá vé cao hơn. Đổi lại, khi di chuyển bằng xe limousine, du khách sẽ được trải nghiệm dịch vụ tốt hơn. 

Hướng dẫn di chuyển đến núi Yên Tử: 

  • Đi bộ: Nếu bạn đảm bảo về sức khỏe thì có thể đi bộ lên núi. Cung đường đi dài 6km đã có bậc thang sẵn. Du khách vừa có thể tản bộ ngắm cảnh vừa rèn luyện sức khỏe. 
  • Cáp treo: Ngồi cáp treo lên chùa Yên Tử sẽ giúp tiết kiệm thời gian đáng kể. Du khách sẽ được nhìn ngắm cảnh đẹp từ bên dưới, vô cùng hoang sơ, kỳ vĩ. 
XEM THÊM:  Chung cư Tôn Thất Đạm - Điểm check in sống ảo vintage của giới trẻ Sài Thành

Khám phá chùa Yên Tử - “Đất tổ của Phật giáo”

3. Giá vé tham quan chùa Yên Tử 

Giá vé du lịch Yên Tử Quảng Ninh cụ thể như sau: 

  • Vé dịch vụ lẻ gồm tham quan + xe điện khứ hồi + cáp treo khứ hồi tuyến ½: 270.000đ/người
  • Vé dịch vụ trọn gói gồm tham quan + xe điện khứ hồi + cáp treo khứ hồi toàn tuyến: 300.000đ/vé 
  • Vé xe điện khứ hồi: 30.000đ/người
  • Vé xe điện 1 chiều: 15.000đ/người 
  • Vé tham quan khu du lịch Yên Tử: 10.000 – 40.0000đ/người

Khám phá chùa Yên Tử - “Đất tổ của Phật giáo”

4. Khám phá vẻ đẹp của chùa Yên Tử Quảng Ninh

Trải nghiệm chuyến đi đến chùa Yên Tử chắc chắn sẽ rất đáng nhớ. Nơi đây không chỉ có cảnh đẹp mà còn có nhiều công trình đền chùa đẹp để du khách tham quan. 

4.1. Kiến trúc chùa Yên Tử 

Chùa Yên Tử có kiến trúc đậm nét Phật giáo. Cổng tam quan uy nghi với 2 tầng 8 mái. Mái chùa lợp ngói vảy uốn cong. Nhìn từ phía xa giống như đầu đao đang hướng thẳng lên trời. 

Khám phá chùa Yên Tử - “Đất tổ của Phật giáo”

Cột chùa được làm từ gỗ lim có giá trị theo thời gian. Càng bước vào không gian bên trong, du khách sẽ càng ngạc nhiên, trầm trồ trước vẻ đẹp lộng lẫy của những bức tượng to lớn, khảm, án thờ được chạm khắc tinh tế, sinh động. Mỗi gian chùa Yên Tử được thiết kế kỹ lưỡng, không gian thoáng mát và có đủ ánh sáng để du khách tham quan rõ bên trong hơn. 

4.2. Lễ hội Xuân Yên Tử

Du khách đến chùa Yên Tử từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch sẽ có cơ hội tham gia vào lễ hội xuân Yên Tử. Lễ hội có nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sản, đậm tính cổ truyền như dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm, khai ấn “dấu thiêng chùa Đồng…”

Khám phá chùa Yên Tử - “Đất tổ của Phật giáo”

4.3 Trải nghiệm leo núi chinh phục Yên Tử

Đường leo lên đỉnh núi chùa Yên Tử có 136 bậc thang đá, dài hơn 500m cùng 1 quãng đường đi bộ dài khoảng 6km. Du khách có thể kết hợp leo núi, ngắm cảnh và tận hưởng bầu không khí trong lành của nơi này. 

Khám phá chùa Yên Tử - “Đất tổ của Phật giáo”

Hành trình đi bộ, leo núi của du khách sẽ được ghé qua các địa điểm tham quan nổi tiếng như: Suối Giải Oan, đường Tùng Cổ, tháp Tổ, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Đồng, đỉnh Yên Tử.

4.4. Khám phá rừng quốc gia Yên Tử

Rừng quốc gia Yên Tử nằm trong khuôn viên của khu du lịch với diện tích lên đến 2.783ha. Tại đây có nhiều loài động thực vật quý hiếm đang sinh sống. Nếu du khách là người yêu thích khám phá thiên nhiên thì đây là địa điểm lý tưởng không nên bỏ qua. 

Khám phá chùa Yên Tử - “Đất tổ của Phật giáo”

4.5 Chùa Vân Tiêu 

Chùa Vân Tiêu có vị trí đẹp để du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp của chùa Giải Oan và suối Bạch Đằng bên dưới. Đường lên chùa có hai bậc thang đá chạy song song, xung quanh là rừng núi xanh mát, mang đến cảm giác thoáng đã, yên tĩnh và “thoát tục”.

Khám phá chùa Yên Tử - “Đất tổ của Phật giáo”

4.6 Suối Giải Oan

Một địa điểm du lịch hấp dẫn khi đến thăm chùa Yên Tử mà du khách không nên bỏ qua đó chính là suối Giải Oan. Người ta kể rằng, vì thương xót nhà vua nên phi tần đã lên núi xin vua quay lại triều chính. Tuy nhiên, yêu cầu của các phi tần đều bị nhà vua từ chối. Các phi tần chỉ đành đắm mình xuống suối vì đã không thể cầu xin nhà vua quay về, từ đó, nơi đây trở thành nơi siêu độ cho các phi tần của vua nhà Trần. 

Khám phá chùa Yên Tử - “Đất tổ của Phật giáo”

Trong khu vực suối Giải Oan có chùa Hạ hay còn được gọi là chùa Giải Oan. Điều khiến du khách bất ngờ ở ngôi chùa này chính là 6 ngọn tháp vững chãi. Trong số những ngọn tháp đó có nơi được dùng để thờ vua Trần, mộ sư Huyền Quang và sư Pháp Loa. 

XEM THÊM:  Top 3 Nhà xe limousine Hà Nội Sài Gòn giường nằm chất lượng cao

4.7 Chùa Trình

Đường lên chùa Yên Tử, du khách sẽ đi qua và có cơ hội vào tham quan chùa Trình. Ngôi chùa nằm bên sườn đồi làng Bí Thượng với kiến trúc kiểu chữ Nhật. Qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, chùa đã bị xuống cấp khá nhiều. Đến năm 1999, chùa được trùng tu, hiện tại đã trông khang trang hơn trước rất nhiều. 

Khám phá chùa Yên Tử - “Đất tổ của Phật giáo”

4.8 Đường Tùng

Đường đến chùa Yên Tử, du khách sẽ đi qua đường tùng cổ có tuổi đời hơn 700 năm tuổi. Cả con đường được che phủ bóng mát với hơn 250 cây tùng cổ thụ có thân cao lớn, một người ôm không xuể. 

Khám phá chùa Yên Tử - “Đất tổ của Phật giáo”

Cây tùng trên con đường này luôn tươi tốt, vươn mình uy nghi, che bóng mát dẫn về non thiêng. Du khách có thể ngồi nghỉ ngơi, tận hưởng bầu không khí trong lành khi tìm về đất tổ. 

4.9 Chùa Một Mái

Khi đến thăm chùa Yên Tử, du khách nên ghé qua chùa Một Mái một lần. Nơi đây thờ Phật Quan Thế Âm, canh quan tuyệt đẹp, thơ mộng. Kiến trúc chùa xây theo lối 3 gian, đường nét tinh xảo. Bên trong chùa được phân thành 3 gian, một gian bàn thờ Tổ, gian thờ Tam Bảo và bàn thờ Hậu. 

Khám phá chùa Yên Tử - “Đất tổ của Phật giáo”

4.10 Chùa Bảo Sái

Chùa Bảo Sái gần chùa Yên Tử là ngôi chùa mang tên đệ tử đầu tiên của Phật Hoàng. Khi đến chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Phật Hoàng đang ngồi ngập cõi Niết Bàn vô cùng to lớn với đường nét tinh xảo. 

Khám phá chùa Yên Tử - “Đất tổ của Phật giáo”

Chùa được xây theo lối kiến trúc nhà Trần, khi tham quan khu vực chính điện và nhà Tổ, bạn sẽ cảm nhận được rõ hơn. Trong chùa có một giếng thiêng đã nhuốm đầy rêu phong. Quang cảnh cổ kính, hoang sơ và đậm nét truyền thống này khiến du khách không khỏi bất ngờ khi đến chiêm ngưỡng. 

4.11 An Kỳ Sinh và tượng phật Hoàng

Một địa điểm tham quan hấp dẫn khi đến chùa Yên Tử du khách không nên bỏ qua đó chính là An Kỳ Sinh. Nơi đây đặt tượng Phật Hoàng, cảnh quan thơ mộng, hùng vĩ với cây cối xanh tốt và mây trắng xóa vờn xung quanh. 

4.12 Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử 

Thiền viện Trúc Lâm cũng là điểm đến hấp dẫn mà du khách không nên bỏ qua khi đi chùa Yên Tử. Không gian của thiền viện rộng lớn, cảnh quan thoáng đãng, yên bình. Hiện nay, nơi này chính là điểm giảng đạo cho các tăng ni, Phật tử trên cả nước. 

4.13 Chùa Đồng

Chùa Đồng hay Thiên Trúc Tự được xây vào năm 2007 bằng chất liệu đồng nguyên nhất. Bên ngoài chùa có hình dáng như một đài sen, bên trong là nơi thờ Tam Tổ Trúc Lâm và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. 

Chùa Đồng là công trình kiến trúc văn hóa Phật giáo độc đáo, lớn nhất của khu vực Đông Nam Á. Xung quanh chùa là cảnh quan với tầm nhìn bao la rộng lớn, bên dưới là rừng núi, trên đỉnh đầu là mây trời. Khi nằm trời vừa lên, những vệt sương đan xen với ánh nắng càng làm cho ngôi chùa thêm phần đẹp hơn, du khách cảm giác như đang lạc vào cõi mây trắng. 

4.14 Vườn Tháp Huệ Quang

Vườn tháp Huệ Quang đang là nơi giữ ngọc cốt của nhà sư tu hành tại chùa Yên Tử. Hiện tại, vườn tháp có 97 ngôi tháp mộ được xây theo nhiều vị, vị trí và chức sắc của nhà tu hành. 

Vườn Tháp Huệ Quang

4.15 Cổng Trời – Bia Phật

Cổng Trời – Bia Phật nằm gần chóp núi chùa Yên Tử. Du khách sau khi tham quan chùa Đồng có thể đến đây để ngắm cảnh và thắp hương. Một điều thú vị mà kenhhomestay.com muốn chia sẻ đến bạn đó chính là bãi đá ở đây đều có hình dáng của chú rùa quay về hướng Yên Tử. Bạn hãy tự mình đến địa danh này để tận mắt kiểm chứng nhé. 

Cổng Trời – Bia Phật

4.16 Tháp Tổ Huệ Quang

Tháp Tổ Huệ Quang của chùa Hoa Yên chính là trái tim của khu di tích và cũng là nơi được mong đợi nhất khi du khách đi đến chùa Yên TửChùa được xây dựng từ thời nhà Lý, là ngôi chùa đẹp nhất núi và cũng là nơi từng được Phật Hoàng chọn làm nơi giảng đạo. Du khách đến thăm sẽ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc độc đáo, công phu, thắp hương ở một phần xá lị  của Phật Hoàng đang thờ tại chùa. 

XEM THÊM:  20 Món ngon Cần Thơ nức tiếng nhất định phải thưởng thức khi du lịch

Tháp Tổ Huệ Quang

4.17 Tượng phật Trần Nhân Tông

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông là bức tượng đồng đầu tiên được đúc nổi trên núi đá. Tượng nặng đến 138 tấn và được hoàn thiện trong vòng 5 năm. Tượng được đặt trên đài sen cao 2m, xung quanh có chạm khắc hoa văn rồng và hoa cúc.  Khu vực hành lễ và các công trình khác được xây dựng quanh trong diện tích 2200m2.

Tượng phật Trần Nhân Tông

5. Ăn gì khi du lịch đến chùa Yên tử? 

Du khách đến chùa Yên Tử còn có cơ hội được thưởng thức nhiều loại đặc sản nổi tiếng như: 

  • Canh gà rượu bầu của người Dao Tthanh Y với hương vị thơm ngọt, thanh mát. 
  • Rau dớn Yên Tử là một loại đặc sản trứ danh mà ai cũng muốn mua về làm quà khi đi du lịch. Rau có vị ngọt, mát và có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. 
  • Chè lam Yên Tử có vị cay cay, bùi bùi và ngọt ngọt. Nếu đến chùa Yên Tử, bạn nên thưởng thức đặc sản này trong tiết trời lạnh để làm ấm cơ thể nhé. 
  • Măng trúc tươi Yên Tử có hương vị tuyệt vời mà chỉ ở vùng đất linh thiêng này mới có. Nếu có cơ hội đi du lịch ở đây, bạn hãy nếm thử và mua về làm quà cho người thân nhé. 
  • Rượu mơ Yên Tử với những tác dụng tốt cho sức khỏe, rất phù hợp để mua về làm quà cho người thân. 

6. Lưu ý khi đi tham quan chùa Yên Tử 

Thời điểm lý tưởng nhất để du khách đi tham quan chùa Yên Tử chính là vào khoảng tháng 1 đến tháng 8. Tiết trời mưa ít, đường dễ đi, phù hợp để du khách tham quan các danh thắng cảnh của khu du lịch. Hoặc bạn có thể đến chùa vào ngày đầu năm để tham gia lễ hội xuân Yên Tử nhé. 

Lưu ý khi đi tham quan

Bên cạnh vấn đề về thời gian, du khách nên chú ý đến một số vấn đề khác khi đi du lịch như: 

  • Du khách nên mặc quần thoải mái và đi giày thể thao để có thể dễ dàng di chuyển giữa các địa điểm khác nhau. Nhất là những vị khách muốn đi leo núi khi đến chùa Yên Tử
  • Dù đi đến chùa vào mùa hè thì bạn vẫn nên mang theo áo khoác mỏng nhẹ vì càng lên cao nhiệt độ càng thấp. Đi du lịch vào mùa đông thì phải mặc đủ ấm. 
  • Theo dõi tình hình thời tiết trước khi đến Yên Tử để có thể sắp xếp lịch trình phù hợp. Tốt nhất nên tránh lên núi vào những ngày mưa. 
  • Chủ động bảo quản tư trang cá nhân vì ở đây có rất nhiều người đến hành hương vào dịp lễ, dễ xảy ra tình trạng mất cắp do có đối tượng móc túi lộng hành. 
  • Nên hỏi giá trước khi mua món đồ hay loại đặc sản nào khi đến thăm chùa Yên Tử
  • Chủ động mang theo nước uống, kẹo ngọt, khăn lau khi đi leo núi Yên Tử. 
  • Đoàn tham quan có trẻ em và người già nên đi cáp treo 2 chiều để đảm bảo sức khỏe và tiết kiệm thời gian di chuyển. 
  • Tránh bẻ cành hay xả rác bừa bãi khi đi tham quan ở Yên Tử. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho địa điểm tham quan. 
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của điểm tham quan đặt ra. 
  • Tránh ăn mặc hay tạo dáng chụp ảnh phản cảm ở chốn linh thiêng. 
  • Khi thắp hương cúng bái, du khách nên tránh làm ồn để không làm ảnh hưởng tới chốn thờ phụng. 
  • Chủ động đặt phòng khách sạn ở Quảng Ninh trước khi đi du lịch để có nơi nghỉ ngơi sau khi kết thúc lịch trình đi tham quan chùa Yên Tử
  • Để có thể tham quan hết các địa điểm ở Yên Tử, du khách nên dành một ngày tại nơi này. 
  • Nếu bạn muốn đi phượt đến núi Yên Tử thì nên kiểm tra xe trước, chủ động trang bị giấy tờ xe và chuẩn bị một sức khỏe tốt để có một chuyến đi thú vị. 
  • Xem thêm: Sá Sùng – Đặc sản Quảng Ninh có giá trị dinh dưỡng cực cao

7. Các hình ảnh check-in của du khách tại chùa Yên Tử 

Cảnh đẹp ở chùa Yên Tử sẽ khiến bạn khó có thể cầm lòng mà phải lấy điện thoại ra để chụp lại mọi khoảnh khắc. Trước đi đến với vùng đất xinh đẹp này, bạn hãy chuẩn bị máy ảnh và một chiếc điện thoại đầy pin nhé. 

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm đi tham quan, khám phá chùa Yên Tửkenhhomestay.com vừa chia sẻ. Hy vọng, với những thông tin thú vị đó, du khách sẽ có thể trải nghiệm được nhiều, check-in ở các điểm đến nổi tiếng ở “đất tổ Phật Giáo”. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Đánh giá bài viết