Vào dịp Tết Nguyên Đán, người Việt có rất nhiều phong tục tập quán được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên ngày nay có khá nhiều phong tục Tết Nguyên Đán đang dần bị lãng quên, không còn giữ được nét đẹp truyền thống như trước nữa. Những phong tục đó là tinh hoa văn hóa được người Việt đúc rút qua nhiều thế kỉ, khẳng định nét riêng độc đáo. Vậy đó là những phong tục Tết truyền thống nào?
Tục dựng mía trên bàn thờ
Cách đây nhiều năm, khi bước vào nhiều ngôi nhà, người ta vẫn thấy có hai cây mía dựng ở trên bàn thờ; đó là “gậy” của ông bà tổ tiên. Tuy nhiên ngày nay dường như tục này đang bị mai một đi.
Cây mía tía tượng trưng cho cái thang vì có từng đốt giống như từng bậc thang. “Cây thang mía” này giúp vong ông bà, tổ tiên lên trần gian ăn Tết cùng với con cháu.
Tục mua muối ngày Tết
Ít ai biết đến tục dựng mía tía trong ngày Tết vì ngày nay phong tục Tết Nguyên Đán này không còn phổ biến nữa.
Theo phong tục xưa, cây mía tía sẽ được dựng ở hai bên bàn thờ tổ tiên sau khi đã dọn dẹp bụi bẩn của một năm.
Cây mía tía tượng trưng cho cái thang vì có từng đốt giống như từng bậc thang. “Cây thang mía” này giúp vong ông bà, tổ tiên lên trần gian ăn Tết cùng với con cháu.
Tục dựng nêu
Cây nêu là cây tre cao khoảng 5 – 6m. Người ta sẽ treo vải, một cái khánh bằng đất nung, cá chép giấy và một cái vành có buộc lá. Tùy nơi còn thấy treo bùa trừ tà, nhánh cây xương rồng, bầu rượu kết bằng rơm…
Nhiều người lớn tuổi kể cây nêu có sự tích rằng, thời xa xưa, con người sống ở trần gian thường bị quỷ dữ làm hại. Theo lời dặn của Đức Phật, người trồng cây nêu trước nhà. Đức Phật ra lệnh cho quỷ dữ, nơi nào có bóng cây nêu thì nơi đó là đất của Phật, quỷ dữ không được lui tới. Trồng cây nêu ngày Tết là để trừ ma quỷ, tránh điều không may mắn, tạo an lành.
Thông thường cây nêu được dựng vào ngày 23/12 Âm lịch và hạ vào ngày 7/1 Âm lịch. Nhưng ngày nay phong tục dựng nêu ngày Tết dường như đã không còn phổ biến ở nhiều vùng quê vào dịp Tết Nguyên Đán nữa.
Phong tục Tết Nguyên Đán gánh nước
Sau thời khắc giao thừa hoặc sáng ngày mùng một Tết, người ta thường ra sông, ao giếng gánh nước về đổ đầy lu, chum vại đựng nước trong nhà để cầu sang năm mới “tiền vô như nước”. Một năm mới nếu như vẫn duy trì được tục gánh nước thì sẽ giúp cho cuộc sống của gia chủ trong năm mới thịnh vượng, luôn luôn sung túc và đủ đầy.
Nhưng hầu như bây giờ phong tục tết Nguyên Đán gánh nước đã không còn nữa, người ta cũng quên dần đi những nét đẹp văn hóa lâu đời của cha ông ta.
Tục hát sắc bùa
Trẻ con trong làng sẽ tụ tập từng nhóm đến từng gia đình trong làng, vừa hát vừa gõ trống. Chủ nhà sẽ ra phát lì xì mừng tuổi cho chúng. Điều này sẽ đem lại may mắn cho chủ nhà và trẻ con. Hầu như phong tục này cho đến ngày nay đã không còn giữ được nữa.
Tết là để trở về, để sum họp với gia đình và để gìn giữ những nét đẹp văn hóa của người Việt; nhưng có những phong tục tập quán đang dần vùi sâu vào quên lãng.
Điều này thật đáng buồn biết bao, Tết nay cũng đã không giống như Tết xưa nữa, có quá nhiều nét đẹp hiện đại đã khiến cho chúng ta quên mất đi những gì đậm linh hồn quốc túy nhất.
Thực hiện: Kenhhomestay.com
Comments are closed.