Cho những ai còn đang đặt ra câu hỏi, Phượng Hoàng Cổ Trấn có là một nơi đáng để đến hay không, thì xin thưa với các bạn rằng, chắc chắn đây là một thiên đường dưới trần gian.
Phượng Hoàng Cổ Trấn ở đâu? Nên đi vào mùa nào và tất tần tật những thông tin liên quan sẽ được kenhhomestay.com giải đáp cho các bạn ngay dưới bài viết này. Lên đường khám phá phượt Phượng Hoàng Cổ Trấn ngay thôi nào!
Cổ trấn sở hữu những cạnh đẹp thơ mộng như tiên cảnh.
Cũng giống như Tử Cấm Thành, Vạn Lý Trường Thanh hay Cửu Trại Câu, Phượng Hoàng Cổ Trấn có đẹp không? Câu trả lời là chắc chắn khiến bạn đứng ngồi không yên bởi cảnh đẹp như mơ.
Giới thiệu sơ lược thông tin Phượng Hoàng Cổ Trấn
Phượng Hoàng Cổ Trấn nằm tại huyện Phượng Hoàng, đã có tuổi đời hơn 1300 năm và thuộc Châu tự trị của người Thổ Gia, người Miêu Tương Tây ở phía Tây tỉnh Hồ Nam, cách thành phố Trương Gia Giới gần 300km.
Tuy nằm ở hơi xa nhưng hằng năm cổ trấn vẫn đón rất nhiều lượt khách du lịch
Phượng Hoàng Cổ Trấn là một trong những cổ trấn còn lại của Trung Quốc và hiện tại nó vẫn giữ được nét lịch sử mà mọi người vẫn thường thấy trong các phim cổ đại Trung Quốc.
Khi đến đây du khách sẽ được thưởng thức một khung cảnh yên bình sự kết hợp hài hòa của tự nhiên, giữa núi non sông nước sẽ tạo ra một khung cảnh choáng ngợp, một không gian thanh bình, tĩnh lặng.
Phượng Hoàng nơi làm bối cảnh quay nhiều bộ phim avata nổi tiếng
Nếu như các du khách muốn đặt tour đi Phượng Hoàng Cổ Trấn vậy thì các bạn sẽ được đi qua một địa điểm du lịch nổi tiếng, đó chính là thành phố Trương Gia Giới, nơi từng được lựa chọn làm địa điểm quay bộ phim bom tấn Avatar của Hollywood.
Nhiều du khách thường kết hợp chuyến đi du lịch Trương Gia Giới cùng với Phượng Hoàng Cổ Trấn, vừa có thể thăm quan cảnh đẹp, lại có thể “xõa tới bến” ở cả hai địa danh nổi tiếng nhất nhì Trung Quốc này.
Bạn nên kết hợp chuyến đi Trương Gia Giới cùng với Cổ Trấn này
Di chuyển từ Việt Nam (Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng) đến Phượng Hoàng
*Đi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng máy bay
Nếu như di chuyển từ Việt Nam, đặc biệt là nếu như bạn ở Hà Nội, Sài Gòn hay Đà Nẵng, bạn phải bay 2 chặng.
+ Chặng thứ nhất từ Hà Nội đến Quảng Châu, hoặc Sài Gòn đến Quảng Châu
+ Chặng thứ hai là từ Quảng Châu đến Trương Gia Giới. Sau đó, du khách sẽ đi xe bus từ Trương Gia Giới đến Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Chặng đường đi đến đây phải qua rất nhiều trạm trung chuyển
Giá vé máy bay các chặng này khá cao, bởi vậy, để có thể tiết kiệm chi phí, các bạn có thể tham khảo cách đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc còn lại là bằng tàu hỏa và xe khách.
*Đi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng tàu hỏa
+ Nếu như đi phượt Phượng Hoàng cổ trấn bằng tàu hỏa, du khách phải mua vé tàu ở ga Gia Lâm- Nam Ninh. Thời gian tàu chạy là từ 21h20-9h sáng ngày hôm sau. Giá vé rơi vào khoảng 800.000VND.
Đến ga Đồng Đăng, du khách cần phải xuống làm thủ tục xuất cảnh, và khi tới Bằng Tường thì phải làm thủ tục nhập cảnh. Khi điền tờ khai, riêng phần “Intended Address in China”, du khách điền là Nam Ninh.
Muốn ngắm cảnh đẹp bạn cần chịu khó di chuyển
+ Sau đó, bạn phải mua vé đi tiếp chuyến Nam Ninh – ga Cát Thủ ở Trương Gia Giới. Thời gian đi mất gần 15 tiếng, và tàu khởi hành lúc 17h50 tại Nam Ninh và tới Trương Gia Giới vào lúc 8h20 sáng hôm sau. Bên cạnh đó, bạn có thể đặt vé tàu chặng này trên các website uy tín.
Đi tàu hỏa sẽ giúp bạn tiết kiệm được thêm chi phí cho chuyến hành trình
+ Khi đã đến Phượng Hoàng Cổ Trấn, du khách sẽ phải đi xe bus thêm hơn 50km nữa.
*Đi đến Phượng Hoàng bằng xe khách
Còn nếu đi bằng xe khách thì sao nhỉ? Bạn có thể gọi xe Ninh Quỳnh Hà Nội, hay các xe chạy đến cửa khẩu Hữu Nghị ở Lạng Sơn, hoặc loại xe limousine 9 chỗ ngồi, có wifi và rộng rãi, giá từ 200.000VND-250.000VND/người, xuất phát lúc 7h sáng.
Hoặc bạn có thể đi xe Tiệp Mai đón khách tại nhà ở số 88 Yên Phụ, xe xuất bến lúc 5h sáng và đây là chuyến xe khởi hành sớm nhất từ Hà Nội. Xe sẽ trả bạn ở cửa khẩu Hữu Nghị, từ đây, bạn phải đi xe điện mỗi người thêm 12.000VND để sang bên cửa khẩu Trung Quốc làm thủ tục nhập cảnh.
Đừng ngại các thủ tục để được chiêm ngưỡng cảnh sắc nhé
Giống như việc đi sang một đất nước khác bằng máy bay, ở đây, bạn sẽ được phát một tờ khai nhập cảnh. Tờ khai này có sẵn ở bàn gần quầy nhập cảnh, và bạn chỉ cần lấy bút điền thêm thông tin.
Ra khỏi cửa khẩu nhập cảnh Trung Quốc, bạn có thể đi bộ 10 phút ra bến xe, hoặc đi xe điện mất 20.000VND. Sau đó, bạn sẽ lên chuyến xe đi từ cửa khẩu Trung Quốc đến ga tàu Nam Ninh, xuất phát lúc 12h30 và đến nơi lúc 4h chiều.
Cũng giống như tàu hỏa, đi xe khách đến Phượng Hoàng cổ trấn cần phải trải qua rất nhiều lần trung chuyển
Có hai loại xe tùy thuộc vào tình hình tài chính và số người trong nhóm, nếu như bạn đi riêng lẻ thì nên chọn xe đi chung 12 chỗ giá 110 tệ/người, còn nếu đi nhiều người thì nên bao nguyên 1 chuyến xe có giá 450 tệ/xe.
Đến Trương Gia Giới, bạn cần bỏ thêm 80 tệ ngồi 3,5 tiếng xe buýt để tới Phượng Hoàng cổ trấn. Từ bến xe của Phượng Hoàng cổ trấn đến trung tâm cần phải mất thêm tiền taxi 20 tệ mỗi người nữa nhé.
Xin visa đi Phượng Hoàng Cổ Trấn đáng để cho bạn đi lắm đó
3- Phượng Hoàng Cổ Trấn có cần visa?
*Người đi làm có thu nhập, xin visa đi du lịch
Phượng Hoàng Cổ Trấn visa cần hồ sơ sau:
– Hộ chiếu bản gốc còn hạn trên 6 tháng
– Chứng minh nhân dân photo 2 mặt
– 2 hình 4×6 nền trắng
– Số điện thoại cá nhân, nghề nghiệp, thông tin công ty đang làm
– Họ tên chồng, con, vợ
Trẻ em dưới 16 tuổi phải có giấy khai sinh
Để xin visa, lưu ý khi đi Phượng Hoàng Cổ Trấn cũng rất đơn giản nhé các bạn. Du khách chỉ cần tìm đến tổng lãnh sự quán Trung Quốc, sau đó khi chuẩn bị hồ sơ các bạn cần sắp xếp đầy đủ giấy tờ sau, đây là một trong những yêu cầu tốt thiểu để được nhận hồ sơ xét duyệt xin visa. Visa hạn được 3 tháng cho 1 lần xin, và du khách có thể đi tối đa 15 ngày.
Để có thể xin được visa, hộ chiếu của bạn phải còn hạn sử dụng trong 6 tháng, còn chỗ trống 1 trang để dán visa (phải photo để nguyên khổ A4).
Chứng minh công việc và có giấy xác nhận nghỉ phép của công ty, có chứng minh tài chính lớn hơn 2000$, có vé máy bay khứ hồi và đầy đủ tên họ.
Bạn cần có booking khách sạn và đầy đủ tên họ, lịch trình chi tiết chuyến đi của bạn, chứng minh nhân dân (photo để nguyên khổ A4), hình thẻ 4×6 quốc tế nền xanh hoặc trắng.
Bạn cần chuẩn bị kỹ càng trước khi đến đây
Bạn phải nhớ chuẩn bị thật kỹ và đầy đủ hồ sơ để tránh làm mất thời gian nhé. Khi tới Đại Sứ Quán, bạn xếp hàng đợi tớt lượt, vào đó thì xin tờ khai ngồi điền đầy đủ thông tin. Đặc biệt lưu ý, cái nào không biết thì nên để trống chứ đừng ghi bậy mà lại phải bốc số ngồi đợi từ đầu.
Sau đó, du khách di chuyển đến quầy làm visa và nộp hồ sơ là xong. Còn đối với những bạn sinh viên khát khao được một lần khám phá vùng đất Phượng Hoàng Cổ Trấn thì sao nhỉ?
Phượng Hoàng Cổ Trấn không phải chỉ dành riêng cho những người nhiều tiền đâu nhé
*Sinh viên chưa có việc làm xin visa đi du lịch
Đầu tiên, bạn có thể book vé đặt chỗ giả. Cái này chỉ dành cho các bạn di chuyển bằng đường bộ bằng cách book giữ chỗ sau đó sửa lại một số thông tin về việc đã thanh toán, lưu ý rằng, booking máy bay cần photo ra giấy A4 đã có chiều đi và về.
Còn về việc xác nhận việc làm và giấy nghỉ phép thì nếu bạn đang đi làm thì hẵng xin giấy nghỉ phép, còn chưa đi làm thì hãy tận dụng mọi mối quan hệ để có thể xin một tờ nhé.
Bất cứ ai là cũng mong 1 lần khám phá
Về việc chứng minh tài chính, nếu bạn không có đủ khả năng chứng minh tài chính thì ra ngay ngân hàng Eximbank gần nhất và nói với họ rằng các bạn muốn làm dịch vụ.
Bạn sẽ mở một sổ tiết kiệm trong 3 tháng, Eximbank sẽ cho bạn vay 50 triệu nhưng bạn không được phép rút ra, bạn sẽ nộp phí khoảng 3 triệu cho tiền lãi của nó nhưng 4 ngày sau khi đã có visa bạn ra đó làm thủ tục tất toán tài khoản đó (bạn chỉ đóng phí cỡ dưới 100.000VND) rồi lấy lại phí lúc đầu bạn nộp.
Bạn cần chứng minh tài chính để khám phá
Tuy nhiên, lúc làm cái chứng minh tài sản cũng mất phí mấy chục nghìn đó nhé. Về booking khách sạn, cái này thì dễ, bạn lên các web rồi tìm book khách sạn bất kì nào đó đúng với lịch trình của bạn rồi in ra. Booking của bạn có thể huỷ phòng miễn phí nếu đặt bằng visa còn mấy cái không cần visa thì không cần quan tâm đâu nhé.
Còn về lịch trình thì sao nhỉ? Nếu bạn có lịch trình ban đầu thì cứ ghi như lịch bạn đã lên, còn không thì lên cho mình 1 cái kế hoạch dễ nhất bạn đi chỗ 3 điễm mỗi điểm 4 ngày. Cơ bản vậy là xong rồi đó. Tầm 4 ngày sau lên ngân hàng của Trung Quốc để đóng tiền. 4 ngày sau nữa cầm biên lai nộp tiền đến lấy lại passport kèm visa.
Làm visa đến nơi này vô cùng đơn giản và thuận tiện
Chú ý là khi phỏng vấn xong về nhà mà có điện thoại từ đại sứ quán là có nghĩa là bạn đã bị nghi ngờ về độ chính xác của hồ sơ rồi đó. Khi đó họ sẽ phỏng vấn 1 lần nữa qua điện thoại, nhớ là phải nói chính xác như những gì bạn ghi trên hồ sơ, sai một thông tin là bạn sẽ bị hủy visa ngay.
Mùa nào đẹp nên đi Phượng Hoàng?
Nếu ai còn đang thắc mắc, không biết đến Phượng Hoàng Cổ Trấn mùa nào đẹp nhất thì đây chính là câu trả lời dành cho các bạn, rằng mùa nào ở đây cũng đẹp nhất.
Vùng đất xinh đẹp này nổi tiếng với phong cảnh hữu tình làm say đắm lòng người, được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh giữa lòng Trung Quốc.
Mùa nào cũng đẹp
*Mùa xuân tại Phượng Hoàng Cổ Trấn
Phượng Hoàng Cổ Trấn mùa xuân đẹp thơ mộng và dịu êm. Tiết trời mùa xuân tại trấn cổ vẫn dịu dàng và ve vuốt làn da như mặt nước Đà Giang lặng lẽ ngàn năm qua. Không khí có phần se se lạnh nhưng không đến mức quá buốt giá và ảnh hưởng nhiều đến chuyến du lịch thú vị của bạn.
Bởi lẽ, cái đẹp, cái thơ của cổ trấn đã hớp hồn bạn ngay từ lần đầu mất rồi, đâu còn thời gian lo cho cái lạnh đơn điệu ấy nữa. Hơn nữa, bạn sẽ được hoà mình vào cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây, mọi thứ vẫn rất bình thường, người chèo đò vẫn mải miết chở khách, các quán xá vẫn tấp nập người ra vô, các em bé vẫn nô nức vui đùa.
Mùa xuân tại Phượng Hoàng Cổ Trấn
Mùa xuân là mùa của tươi vui, của mua sắm, của ăn chơi và ở Phượng Hoàng Cổ Trấn cũng không ngoại lệ.
Đến đây vào mùa này bạn sẽ được thoả sức mua sắm, ăn uống, dạo chơi, len lỏi vào các ngóc ngách trầm mặc hay đi dạo trên các cây cầu cổ và tạo dáng bên những bức ảnh chào xuân đẹp ngất ngây.
Phượng Hoàng như một nàng con gái e ấp trong những ngày xuân
*Mùa hè tại Phượng Hoàng
Mùa hè, mùa mà Phượng Hoàng Cổ Trấn đón nhiều khách nhất trong năm bởi lúc ấy không còn cái giá lạnh của mùa đông, cũng chẳng có những trận nắng gắt cháy đầu.
Khí hậu ở Phượng Hoàng Cổ Trấn mùa hè lúc ấy phải nói được trời đất ưu ái vô cùng bởi khí hậu không những mát mẻ mà khi đi dạo quanh sông, bạn sẽ đón những cơn gió mát lành khiến du khách đi dạo loanh quanh cả ngày cũng chẳng toát mồ hôi chút nào.
Du khách cảm thấy rung động trước khung cảnh tự nhiên mà tạo hóa đã ban tặng cho cổ trấn này.
Liệu có ai đã từng thử đi long dong quanh những con đường nhỏ xíu lát gạch đỏ, ngắm nhìn dấu vết thời gian đã mài mòn trên từng bậu cửa, ngắm những chiếc đèn lồng đỏ treo cao trước mỗi cửa hàng như mời gọi.
Hay đơn giản là đi xem những nhà cổ kính với mái ngói lợp thẩm, đầu mái cong vút như những cánh phượng hoàng đầy kiêu hãnh hay chưa? Nếu chưa, thì hãy đến với Phượng Hoàng Cổ Trấn để thưởng thức những cảnh đẹp đó nhé.
Mùa hè tại Trấn
Ngồi trên thuyền du ngoạn sông Đà Giang là một trong những trải nghiệm mà bạn không thể bỏ lỡ.
Tận hưởng cảm giác ngồi ung dung trên thuyền nan, ngắm nhìn những ngôi nhà cổ kính đổ bóng xuống dòng sông, những hàng quán ven đường và bác lái đò đang cần mẫn làm việc đem đến cho du khách sự thanh thản và bình yên để cảm nhận dư vị cuộc sống nơi đây.
Bạn sẽ thấy trong tâm hồn thư thái, mà dường như đã bị bỏ quên sau những ngày dài làm việc căng thẳng.
Mùa hè, mùa đón lượng khách du lịch nhiều nhất năm ở đây
*Mùa thu tại Phượng Hoàng
Phượng Hoàng Cổ Trấn mùa thu đẹp đến lạ lùng. Phong cảnh ở cổ trấn trở nên kiều diễm hơn khi bước sang thu, nơi lá vàng, lá đổ rơi ngập các con đường dọc cổ trấn.
Sắc lá vàng cùng với sắc xanh ánh lên từ lòng sông Đà Giang, sắc trắng xen lẫn từ trang phục của những cô gái người Miêu càng khiến Phượng Hoàng đẹp đến lạ kỳ.
Phong cảnh ở cổ trấn trở nên kiều diễm hơn khi bước sang thu
Hơn nữa, mùa này không hề có mưa, vậy nên bạn có thể yên tâm thực hiện chuyến du ngoạn của mình.
Tuy nhiên, mùa thu lại trùng với ngày lễ quốc tế lao động và Quốc khánh bên Trung Quốc, nên nếu có đi thì bạn chú ý không nên đi trùng vào thời điểm này.
Cách tốt nhất là tránh đi vào ngày lễ và chọn các ngày trong tuần để tiết kiệm được chi phí mà lại tránh được sự đông đúc.
Nơi đây còn rất sôi động
Phượng Hoàng Cổ Trấn không phải là chốn lúc nào cũng yên bình và trầm mặc đâu nhé.
Đấy là bạn chưa biết đến cuộc sống Phượng Hoàng Cổ Trấn về đêm ở nơi đây thôi, bạn sẽ thấy một bức tranh hoàn toàn đối lập với những ánh đèn lung linh từ những dãy cửa hàng, bên kia sông là chuỗi quán bar đang lên nhạc sập sình hai bên Đà Giang, cùng những hàng quán nhộn nhịp sẽ càng khiến bạn cảm thấy thêm yêu vùng đất này.
Vào ban đêm thật bình dị nhưng cũng không kém phần hấp dẫn
*Mùa đông tại Phượng Hoàng
Một trong những điều tạo nên sự tuyệt vời của cổ trấn này chính là hình ảnh Phượng Hoàng Cổ Trấn có tuyết rơi trắng xóa. Tuyết đậu trên những mái nhà cổ, hình ảnh những cành cây khẳng khiu dọc theo hai bên bờ Đà Giang mang lại vẻ thê lương mà tĩnh mịch cho mảnh đất này.
Mùa đông tại đây
Phượng Hoàng Cổ Trấn mùa đông dường như đang trở nên chậm hơn, hàng quán cũng mở bán ít hơn.
Nhiều du khách khi đến đây thường thức ngồi tán gẫu cùng nhau, ngâm nga vài câu chuyện nhỏ cùng một tách trà nóng, ngắm nhìn những hạt tuyết bay bay giữa bầu trời, ngắm nhìn đường phố, nhìn dòng Đà Giang nước chảy trôi lững lờ khiến du khách có cảm giác như đang được lạc vào một chốn thần tiên không tên.
Nơi đây được bao phủ bởi tuyết trắng đẹp mê ly
Còn gì tuyệt vời hơn khi vào giây phút này, bạn có thể thưởng thức những món ăn nóng hổi trên con đường ẩm thực phố Phượng Hoàng, thỏa lòng mong ước đẹp cả cảnh, cả ẩm thực lẫn tình người ấm áp nơi đây.
Có thể nói, Phượng Hoàng Cổ Trấn vào mùa nào cũng đẹp, mang một nét đẹp riêng rất nên thơ, khiến cho du khách không thể kìm lòng nổi mà phải ngay lập tức làm vài pô ảnh để đời.
Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn ở lại đâu?
Theo kinh nghiệm đi Phượng Hoàng Cổ Trấn thì du khách có thể tìm những website uy tín để có được giá phòng rẻ nhất.
-Về mặt bằng chung, Phượng Hoàng Cổ Trấn khách sạn không quá sang trọng và mức giá không quá cao, chỉ tầm 3 triệu trở lên nên du khách hoàn toàn có thể tìm được những nơi phù hợp với mình.
Một số khách sạn đẹp mà du khách có thể ghé thăm khi tới nơi này có thể kể tới như khách sạn Da Cheng Shanshui nằm tại đường Dayong, đường Yongding. Khách sạn Pullman đường Huajuan, phố Wulinguan.
Phượng Hoàng cổ trấn có rất nhiều khách sạn phục vụ du khách
Hoặc bạn cũng có thể tìm khách sạn Zhangjiajie Yijaqin Hotel chỉ cách khu vực trung tâm Cổ Trấn khoảng 3 phút đi bộ. Phượng Hoàng Cổ Trấn không có homestay, chính vì vậy mà các khách sạn tầm trung chính là điểm đến lý tưởng dành cho các du khách.
Đến Phượng Hoàng Cổ Trấn tham quan những đâu đẹp?
Một khi đã đặt chân lên mảnh đất này, bạn nhớ check in Phượng Hoàng Cổ Trấn để sở hữu thêm nhiều bức ảnh “sống ảo” siêu xuất sắc. Vậy thì tìm đến đầu tiên chính là dòng sông Đà Giang nước chảy trong vắt mà thôi.
Sông Đà Giang khung cảnh vô cùng thơ mộng với những khúc uốn lượn mềm mại
* Sông Đà Giang- linh hồn của Phượng Hoàng
Sông Đà Giang chính là linh hồn của cổ trấn, chảy qua cổ trấn với chiều dài chưa đến 1km nhưng lại đem đến một khung cảnh vô cùng thơ mộng, giống một dải lụa đào vắt ngang với những khúc uốn lượn mềm mại.
Năm này qua tháng khác dòng sông đà giang vẫn chảy êm đềm và lặng lẽ tạo cho Phường Hoàng Cổ Trấn một vẻ đẹp mà không nơi nào có được.
Chính điều này đã góp phần tạo nên điểm nhấn cho cổ trấn này. Dọc hai bên bờ Đà Giang là những ngôi nhà cổ được xây dựng từ hàng nghìn năm trước.
Nếu như du khách lựa chọn đi thuyền trên dòng sông, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng khung cảnh người dân địa phương sinh hoạt, giặt giũ, rửa rau và bắt cá giống như trong những bộ phim ngày xưa của Trung Quốc mà chúng ta có thể nhìn thấy.
Con sông Đà Giang ôm lấy cổ trấn một cách mềm mại
Mọi cảnh sinh hoạt rất đỗi yên bình như hiện ra trước mắt các du khách, khiến các bạn chỉ mong có thể kéo dài khoảnh khắc này mãi mãi.
Dòng sông Đà Giang vào mỗi mùa lại mang trong mình những vẻ đẹp khác nhau, vào mùa xuân, những làn sương mù huyền ảo giăng lãng đãng như chốn tiên cảnh.
Còn vào mùa hạ, những ánh nắng lung linh chiếu xuống dòng sông xanh vắt, tựa như một tấm áo dát vàng lóng lánh hút mắt mọi du khách đặt chân đến nơi đây.
*Các cây cầu đẹp tại Phượng Hoàng
Bên cạnh dòng sông Đà Giang, các cây cầu tại Phượng Hoàng Cổ Trấn cũng là một điểm được khá nhiều người lựa chọn để check in. Vẻ đẹp của Phượng Hoàng cổ trấn nổi tiếng với 10 cây cầu bắc qua sông Đà Giang.
Các cây cầu đẹp tại Phượng Hoàng Cổ Trấn
Ngoài ra có 6 cây cầu ở đây tuy không được đặt tên nhưng lại được gọi tên theo các hiện tượng của thiên nhiên rất đặc biệt.
Như cầu Hồng Kiều mang ý nghĩa là cầu vồng, cầu Tuyết kiều, cầu gió Phong Kiều, cầu mưa Vũ Kiều, cầu mây Vân Kiều, cầu sương mù Vụ Kiều.
Mỗi cây cầu lại mang trong mình một nét đẹp riêng
Cầu Hồng kiều là cây cầu nổi tiếng nằm ở trung tâm cổ trấn, được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo cầu-nhà. Hình dáng của chiếc cầu được thiết kế như một chiếc thuyền với mái là hình ngôi nhà.
Cầu Hồng Kiều gồm có 2 tầng, trong đó tầng 1 là nơi buôn bán các mặt hàng khác nhau, còn tầng 2 thì được trưng dụng làm bảo tàng nghệ thuật. Từ trên cây cầu này, du khách có thể ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp của trấn cổ khi vào đêm.
Cầu Hồng Kiều-một nét đặc trưng của xứ Phượng Hoàng cổ trấn
Ngoài ra, cầu Đá Nhảy cũng là cây cầu có lịch sử khá lâu đời tại cổ trấn này. Được xây dựng từ những năm 1704, cầu được thiết kế khá khoa học khi vừa đảm bảo được khả năng di chuyển để mọi người qua sông, vừa ngăn được dòng chảy xiết của sông.
Cầu được xây dựng khá đơn giản, chỉ là những hòn đá được đặt cách nhau để bước qua suối, vậy nhưng trải qua nhiều năm thăng trầm với những biến cố lịch sử, cầu Đá Nhảy vẫn không hề bị hư hại và vẫn được bảo tồn nguyên vẹn như cũ.
Cầu Đá Nhảy độc đáo chỉ có ở cổ trấn
Cầu Vân Kiều thì lại được xây dựng với lối kiến trúc giống như cầu Hồng Kiều, cũng có 2 tầng và 3 tầng mái ngói. Cầu Vân Kiều nối liền hai nơi khác nhau của thành phố, một bên là cổ trấn cổ kính, một bên lại là khu biệt thự hiện đại và tráng lệ.
Cầu Tuyết Kiều là một trong bốn cây cầy được nghệ sĩ đương đại Hoàng Vĩnh Ngọc thiết kế, cũng là một cây cầu tạo nên ấn tượng mạnh cho cổ trấn nghìn năm tuổi.
Cầu Phong Kiều chỉ có ở cổ trấn
Còn cầu Phong Kiều thì sao nhỉ? Cầu Phong Kiều cũng được thiết kế nổi bật với khu nhà ở giữa cầu là nơi để các du khách có thể dừng lại ngắm quang cảnh của cổ trấn, cây cầu nổi bật với nền đá trắng phản chiếu xuống làn nước xanh biếc của con sông Đà Giang.
Vụ Kiều có nối kiến trúc khá giống với cầu Phong Kiều nhưng khác biệt là cầu Vụ Kiều có 3 mái nhà trên cầu cùng với đó là 3 điểm ngắm nhìn toàn cảnh Phượng Hoàng Cổ Trấn mà du khách có thể dùng lại trên cầu.
Nhắc đến Phượng Hoàng Cổ Trấn, nhớ đến “đặc sản” những cây cầu
Vụ Kiều là cây cầu sương mù, cây cầu như ẩn hiện trong những ngày mờ sương tại Phượng Hoàng cổ trấn khiến du khách khi đi qua cầu như đến chốn tiên cảnh bồng lai.
* Khu phố cổ ở Phượng Hoàng
Khu phố cổ ở Phượng Hoàng Cổ Trấn cũng rất được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi kiến trúc cổ xưa của những ngôi nhà, và các ngôi nhà được xây dựng men theo dòng sông Đà Giang.
Khu phố cổ với đèn lồng đỏ treo cao
Những ngôi nhà này được xây dựng từ 2 đến 3 tầng ngay cạnh sông và được xây dựng san sát nhau cho du khách, tạo nên một quang cảnh khá là đẹp và lạ mắt. Vào buổi tối, ánh đèn của những ngôi nhà phản chiếu dưới sông, tạo nên một huyễn cảnh đẹp đến mê hoặc.
7- Món ngon Phượng Hoàng Cổ Trấn? Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn nên ăn gì?
Các món ngon tại Phượng Hoàng Cổ Trấn
*Lẩu cá cay
Trong số những câu hỏi như ăn gì ở Phượng Hoàng Cổ Trấn không thể không nhắc đến lẩu cá cay.
Lẩu cá cay là đặc sản quen thuộc của vùng đất này, cá được đánh bắt từ con sông Đà Giang ngay tại thị trấn và được chế biến ngay khi vừa vớt lên nên vẫn giữ nguyên được vị ngọt, thịt rất dai và bùi.
Phượng Hoàng Cổ Trấn không thể thiếu lẩu cá cay
Đến Món ngon Phượng Hoàng Cổ Trấn vào những ngày thời tiết se lạnh thì nên thưởng thức món lẩu này cho ấm người. Các món ăn ở đây hầu như đều rất cay, bạn có thể gọi thêm rau xào cũng rất ngon để ăn kèm với lẩu.
Một điều khác biệt nữa mà nhiều người không biết là khi ăn lẩu, thường chúng ta sẽ ăn kèm với mì, bún hoặc phở, nhưng đã đến Phượng Hoàng Cổ Trấn, bạn sẽ thưởng thức lẩu cá cay với cơm trắng.
*Món mì cổ
Bên cạnh đó, món mỳ cũng là một món ăn được rất nhiều du khách ưa chuộng. Bát mì vịt ngọt vị ngọt của xương, đậm đà, bốc khói nghi ngút vô cùng hấp dẫn khiến nhiều du khách đi qua chỉ muốn sà vào thưởng thức.
Bát mì sợi nóng hôi hổi ở trong một cửa hàng
Một điều để phân biệt là quán nào càng nhỏ, càng cổ thì mì sẽ lại càng ngon. Mì ở Phượng Hoàng Cổ Trấn khá đa dạng với ba kiểu mì chính, đó là mì sủi cảo, mì hoành thánh và mì sợi. Bạn nên chỉ rõ cho chủ quán xem mình ăn loại mì nào để tránh gây ra sự nhầm lẫn.
* Bánh cổ truyền
Bánh cổ truyền cũng thuộc Phượng Hoàng Cổ Trấn đặc sản, có lẽ chính là loại bánh mang nét tinh túy nhất trong ẩm thực Trung Hoa. Được làm tự gạo nếp với những loại nhân truyền thống đặc sắc, đây sẽ là một món ăn khiến bạn nhớ mãi không quên về trấn cổ này.
Những loại bánh có một không hai tại đây
Một số loại bánh nổi tiếng nơi đây có thể kể tới như bánh ngũ cốc chiên, bánh nhân cánh hoa, bánh nếp, hay bánh tép,… loại bánh nào cũng vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng.
*Tàu hũ thối
Bên cạnh đó, tàu hũ thối cũng là một món ăn được kha khá người ưa chuộng. Món đậu phụ thối bình thường chỉ ngâm trong nước muối 5-10 ngày, còn đậu phụ Hồ Nam lại được ủ đến 15 ngày. Có lẽ vì điều đó mà món đậu phụ ở đây vô cùng thơm bùi và béo ngậy.
Đặc sản của cổ trấn, đậu hũ thối
Đậu phụ được chiên giòn bằng dầu cây trà trên lửa nhỏ, cho thêm dầu mè và sốt tương ức là một món ăn chinh phục dạ dày của nhiều du khách nước ngoài khi tới đây.
*Vịt hầm tiết ăn kèm gạo nếp
Bạn cũng có thể thưởng thức món vịt hầm tiết ăn kèm với gạo nếp. Vịt hầm được cho thêm gia vị cay, nêm nếm vừa miệng ăn, trong thời tiết se lạnh của Cổ Trấn mà được sì sụp một bát súp vịt hầm đã trở thành món ăn nghiện của nhiều du khách.
Món vịt hầm tiết vô cùng bổ dưỡng
Đầu tiên, gạo nếp được ngâm trong nước rồi đổ vào bát, tiếp sau đó trộn đều với tiết, hấp cách thủy và cắt thành nhiều miếng trước khi đem chiên với dầu nóng.
Khi thịt vịt đã nhừ, người dân nhồi gạo nếp trộn tiết vào trong, nêm nếm thêm chút gia vị rồi hầm thêm một lúc cho tới khi vịt chuyển mày vàng nhạt là có thể thưởng thức.
8-Mua gì làm quà khi đến Phượng Hoàng?
* Đồ thổ cẩm
Mua gì ở Phượng Hoàng Cổ Trấn? Bạn có thể lựa chọn đồ thổ cẩm dân tộc được chính người dân nơi đây dệt nên. Đồ thổ cẩm còn giữ được nét đẹp truyền thống, vậy nên bạn có thể mua về làm quà cho bạn bè sau chuyến đi.
* Đồ thủ công mỹ nghệ
Mua gì làm quà khi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn?
Đồ thủ công mỹ nghệ cũng là sự lựa chọn không tồi khi bạn đi du lịch nơi đây. Bạn có thể mua về và biến nó thành đồ dùng trang trí trong phòng làm việc.
Có rất nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú như búp bê, những chiếc trống be bé và đầu lân dạng bé, vừa ấn tượng lại rất đẹp mắt.
*Quạt giấy
Hoặc bạn có thể lựa chọn những chiếc quạt giấy được vẽ những cảnh sông núi hữu tình luôn luôn thu hút đôi mắt của những người yêu cái đẹp.
Món quà này dành tặng cho người lớn tuổi hoặc những ai yêu thích đồ cổ thì quả thực là “tuyệt hết sảy”.
Phượng Hoàng cổ trấn có rất nhiều thứ để mua về làm quà
*Trang sức dân tộc
Trang sức của người dân tộc nơi đây cũng thu hút các du khách không kém. Những món đồ này thường là vòng, lắc, nhẫn trơn, nhẫn đính ngọc, chuỗi hạt, ngọc bội,…
Thú vị hơn họ còn nhận khắc tên du khách lên những chiếc ngọc bội, nhờ đó mà món đồ tuy không “thật” này lại trở nên có giá trị hơn hẳn.
*Hồ lô trà và rượu
Hồ lô trà và rượu
Trà của Trung Quốc có thể nói là niềm tự hào dân tộc. Cùng với rượu cũng ngon và đặc sắc không kém. Nên đến Phượng Hoàng Cổ Trấn bạn nhớ mua 1 vài bình hồ lô với hình dáng vô cùng độc đáo về làm quà rất thú vị đấy nhé!
9-Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn nên chọn lịch trình nào thì phù hợp?
Nếu muốn đi Phượng Hoàng Cổ Trấn mà băn khoăn không biết nên chọn chuyến đi như thế nào cho phù hợp, vậy thì các bạn có thể tham khảo lịch trình tour Phượng Hoàng Cổ Trấn giá rẻ mà chúng tôi đưa ra sau đây nhé.
*Lịch trình 4 ngày
Ngày 1: Nam Ninh -> ga Cát Thủ
Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn nên chọn lịch trình 4 ngày hoặc có thể hơn
Vì Phượng Hoàng Cổ Trấn không có ga tàu, các bạn phải đáp chuyến tàu đến ga Cát Thủ cách Cổ Trấn 2 tiếng ôtô. Bạn mua vé tại Nam Ninh đi ga Cát Thủ, giá 170 tệ.
Khi đến nơi, nếu đi đông, các bạn có thể gọi 1 chiếc taxi 4-7 chỗ và mất khoảng 30 tệ cho một người, đi 2 tiếng và sẽ tới thẳng Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Ngày 2: Phượng Hoàng Cổ Trấn
Bạn có thể đi tour ra thác và chùa cổ cách trấn 2 tiếng xe chạy. Vé tour có thể mua ngay tại khách sạn, với giá 100 tệ cộng với 70 tệ tiền đi đò và ăn bữa trưa.
Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn nhớ du ngoạn hết cảnh đẹp
Tour đó đi cả ngày. Xe đón bạn vào 7h, đi thẳng tới chỗ tour và chuyển sang đi đò. Các bạn sẽ được đưa đi thăm một số địa danh nổi tiếng, chùa chiền cổ và ngọn thác. Tất cả đều đẹp tựa như trong phim vậy.
Đến khoảng 12h, khác sẽ được đưa vào một ngôi làng thổ phỉ, và dùng cơm kiểu thổ phỉ. Món chủ đạo là thịt lợn rừng gác bếp, ngoài ra còn khoảng chục món và món nào cũng mặn, nhưng ăn rất lạ và ngon, đặc biệt ăn hết được gọi thêm thỏa mái không mất thêm tiền.
Ngày 3: Khám phá Phượng Hoàng Cổ Trấn
Khám phá Phượng Hoàng Cổ Trấn
Nhìn ảnh vậy thôi, chứ cổ trấn này không hề nhỏ. Không chỉ có mặt tiền của hồ, mà còn có những ngóc ngách, ngõ hẹp, ngõ rộng mà các bạn nhất định phải đi khám phá. Vẻ đẹp cổ trang có ở mọi ngóc ngách, nơi nào bạn cũng có thể chụp ảnh.
Quãng đường đi từ nửa trấn này sang nửa kia cũng phải 2-3km. Những quán xá, tiệm quần áo, nhạc cụ, quán ăn vỉa hè… tạo nên khung cảnh thân quen như Việt Nam chúng ta vào thập niên 1990 vậy.
Khám phá Phượng Hoàng Cổ Trấn về đêm
Tối đến, các bạn có thể đi hết 2 ven hồ, chiêm ngưỡng những quán cà phê thơ mộng, với những bản tình ca tiếng Trung live acoustic quen thuộc, từ sâu lắng đến lãng mạn khiến bạn mê mẩn. Nếu các bạn muốn ồn ào, không thiếu những quán bar sôi động để mọi người có thể tham gia
Ngày 4: Phượng Hoàng Cổ Trấn – ga Cát Thủ
Nếu dậy sớm, bạn vẫn có thể đi khám phá cổ trấn lúc rạng sáng, sương mù tuyệt đẹp.
Đặt xe đi Cát Thủ sẵn qua khách sạn từ hôm trước, và bảo họ đến đón vào tầm trưa 12h hoặc có thể trễ hơn. Đường ra ga mất khoảng 2 tiếng. Bạn mua sắm ít đồ lặt vặt rồi lên tàu. Tàu sẽ khởi hành vào 19h30 và đến Nam Ninh (Trung Quốc) vào tầm 7h hôm sau.
Kết hợp đi thăm quan địa danh Trương Gia Giới
Tàu từ Nam Ninh đi Hà Nội khởi hành hàng ngày vào lúc 18h, chạy 12 tiếng về đến ga Gia Lâm.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn kết hợp đi thăm quan địa danh Trương Gia Giới vào ngày 1 và ngày 2, đến thăm núi Thiên Môn cũng vô cùng hùng vĩ.
Nhớ ghé Phượng Hoàng Cổ Trấn!
Nắm trong tay những kinh nghiệm bổ ích như thế này, còn đợi gì nữa mà các bạn không làm một chuyến đến Phượng Hoàng Cổ Trấn giá rẻ ngay thôi nào. Hi vọng rằng thông qua bài viết này, các bạn sẽ bỏ túi thêm cho mình nhiều kinh nghiệm bổ ích khác nhé.
Tác giả: Hồng Hạnh
Ghi rõ nguồn kenhhomestay.com khi đăng tải lại bài viết này.