Quảng trường Ba Đình - Nơi linh thiêng khai sinh nước Việt Nam

Quảng trường Ba Đình – Nơi linh thiêng khai sinh nước Việt Nam

Nhắc đến Hà Nội không thể không nhắc đến quảng trường Ba Đình. Đây không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước mà còn là một phần của lịch sử và là niềm tự hào của người Việt Nam. Hành trình đến quảng trường sẽ cho bạn những trải nghiệm như thế nào, hãy cùng Kenhhomestay.com khám phá ngay bây giờ nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

1. Giới thiệu về quảng trường Ba Đình  

Hà Nội có rất nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng, hấp dẫn du khách. Nổi bật trong số đó chính là quảng trường Ba Đình Hà Nội

Ngày trước, quảng trường chỉ là một khoảng đất trống. Sau khi người Pháp đến Việt Nam đã cải tạo nơi đây thành vườn hoa Pugininer và xây các công trình công sở, biệt thự. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Thị trường thành phố Trần Văn Lai đã đổi tên vườn hoa thành quảng trường Ba Đình.

Quảng trường Ba Đình - Nơi linh thiêng khai sinh nước Việt Nam

Sau khi quảng trường được đặt tên chính thức thì được chọn làm nơi diễn ra sự kiện quan trọng nhất đối với toàn bộ người dân Việt Nam. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn Độc Lập và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. 

Quảng trường lúc ấy như một biển người với cờ và hoa. Gương mặt ai nấy cũng rạng rỡ, hân hoa và vỡ òa trong hạnh phúc. Những người có mặt tại thời điểm ấy đến giờ vẫn không thể quên được bầu không khí và cảm xúc của mình trong ngày trọng đại ấy. 

Quảng trường Ba Đình - Nơi linh thiêng khai sinh nước Việt Nam

Về sau, quảng trường còn được gọi đến với một tên gọi khác là quảng trường Độc Lập hay quảng trường Hồng Bàng. Tên gọi quảng trường Ba Đình vẫn được giữ lại để ghi nhớ về sự kiện lịch sử thiêng liêng này. 

Giới thiệu về quảng trường Ba Đình – lịch sử hình thành 

Năm 1808, dựa trên sắc lệnh phá dỡ Hoàng Thành để dựng thành nhỏ hơn của vua Gia Long, quảng trường đã được xây dựng. Vị trí của khu đất lúc này nằm ở phía tây của tòa thành mới. Sau này, vua Minh Mạng đã đặt tên là thành Hà Nội. 

XEM THÊM:  Hà Giang mùa nào đẹp? Khám phá vẻ đẹp hấp dẫn của Hà Giang

Đầu thế kỉ 20, khu vực này bị bỏ hoang thành một bãi đất trống với hố ao. Người Pháp sau khi đến đã dựng vườn hoa và đặt tên là Rond Point Puginier, hay còn gọi là Quảng trường Tròn. 

Quảng trường Ba Đình - Nơi linh thiêng khai sinh nước Việt Nam

Người Pháp đã cho xây dựng nhiều tòa nhà công sở xung quanh khu vực này như: Phủ Toàn Quyền hiện tại là Phủ Chủ tịch, trường  Albert Sarraut nay là Cơ quan Trung ương Đảng và Sở Tài chính…

Đến giai đoạn diễn ra sự kiện Nhật đảo chính Pháp, tên gọi quảng trường Ba Đình do thịt trường thành phố Hà Nội bấy giờ là bác sĩ Trần Văn Lai đặt tên để cảm phục nghĩa quân Đinh Công Tráng kiên cường chống Pháp ở căn cứ Ba Đình, Thanh Hóa vào cuối thế kỷ XIX. 

Một tháng sau đó, Bác Hồ đã chọn quảng trường là nơi diễn ra Lễ Độc Lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kết thúc hàng nghìn năm phong kiến, phát xít và thực dân.

2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình ở đâu? Vị trí quảng trường nằm trên đường Hùng Vương, Điện Bàn, Ba Đình, giáp ranh với các cơ quan, tòa nhà và trụ sở quan trọng như: Văn phòng TW Đảng., trụ sở Bộ Ngoại giao, Lăng Chủ tịch.

Quảng trường Ba Đình - Nơi linh thiêng khai sinh nước Việt Nam

Du khách muốn đến thăm quảng trường Ba Đình thì có thể tham khảo các loại hình phương tiện như sau: 

  • Phương tiện cá nhân: Bạn sẽ gửi xe tại điểm gửi xe của Nhà nước ở đường Ông Ích Khiêm và đường Ngọc Hà. 
  • Xe taxi hoặc xe công nghệ: Bạn có thể gọi xe từ app công nghệ hoặc gọi xe taxi để đến tham quan quảng trường Ba Đình.
  • Phương tiện công cộng: Hình thức đi lại này tại Hà Nội rất phổ biến, do đó bạn có thể đi xe bus để đến quảng trường, các điểm xe bus đi qua quảng trường bạn có thể tham khảo như xe số 09, 33, 33, 45, 50.

3. Giá vé tham quan Quảng trường Ba Đình 

Du khách vào tham quan quảng trường Ba Đình không cần phải mua vé vì đây là địa điểm tham quan miễn phí. Thời gian mở cửa của quảng trường từ 5h – 22h mỗi ngày. Mỗi thời khắc mang đến một vẻ đẹp riêng, bạn có thể ghé đến bất cứ khi nào theo lịch trình cá nhân. 

Quảng trường Ba Đình - Nơi linh thiêng khai sinh nước Việt Nam

4. Hành trình thú vị đến quảng trường Ba Đình 

Ghé đến quảng trường Ba Đình, bạn sẽ được khám phá thêm nhiều điều thú vị. Điều đó là gì, cùng Kenhhomestay.com tìm hiểu ngay bây giờ nhé. 

4.1. Khám phá kiến trúc của quảng trường Ba Đình 

Quy mô của quảng trường Ba Đình lớn nhất trong số các quảng trường của Việt Nam ở thời điểm hiện tại. 

XEM THÊM:  Phối đồ đi Đà Lạt check-in sao cho đẹp hot nhất

Mặt chính của quảng trường hiện tại đang hướng mặt về phía Tây – vị trí của Lăng Chủ tịch. Khuôn viên của quảng trường có chiều dài 320m, chiều rộng 100m và có thể chứa đến 20 vạn người cùng một lúc. 

Khu vực khuôn viên được phân chia thành 168 ô cỏ lớn nhỏ, xanh tốt bốn mùa. Nằm giữa các ô cửa là lối đi rộng 1.4m để mọi người có thể đi dạo ngắm cảnh, tránh dẫm đạp lên ô cỏ. 

Quảng trường Ba Đình - Nơi linh thiêng khai sinh nước Việt Nam

Khu vực chính giữa quảng trường là cột cờ cao 30m. Vào ngày tết Độc Lập hoặc buổi lễ chào cờ thứ 2 đầu tuần, đây chính là địa điểm thiêng liêng nhất của thủ đô Hà Nội. 

Hiện tại, quảng trường Ba Đình là nơi được dùng để tổ chức các buổi mít tinh, sự kiện trọng đại hoặc buổi lễ kỷ niệm lớn mang tính chất lịch sử dân tộc. Tham quan quảng trường chắc chắn sẽ để lại trong lòng du khách một ấn tượng và cảm xúc khó có thể quên được. 

4.2. Tham quan các địa điểm gần quảng trường Ba Đình 

Sau khi vãn cảnh ở quang trường, du khách có thể tới các địa điểm du lịch nổi tiếng ở gần đó như: 

4.2.1 Lăng Chủ tịch 

  • Thời gian mở cửa: Từ 7h30 – 10h30 các ngày thứ 2, 4, 6. 
  • Giá vé: Miễn phí đối với người dân Việt Nam và bán vé 25.000đ/vé cho người nước ngoài

Lăng Chủ tịch được xây dựng vào ngày 2/9/1973 trên nền cũ của tòa lễ đài, phía sau quảng trường. Đây là nơi lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đang được mở cửa để đón du khách. 

Sau khi lăng được khánh thành, đã có hơn 60 triệu lượt người vào viếng Bác, trong đó có 11 triệu lượt khách quốc tế. 

Quảng trường Ba Đình - Nơi linh thiêng khai sinh nước Việt Nam

Đối với người Việt Nam, viếng lăng Bác là hành động thể hiện tình cảm với người Cha vĩ đại, là phong tục tập quán không thể thiếu và được duy trì ngàn đời. 

Kiến trúc của lăng khá đơn giản, không cầu kỳ và xa hoa nhưng lại có một sức hấp dẫn khó cưỡng, bình dị nhưng cũng rất đỗi linh thiêng. 

Toàn bộ kiến trúc được làm bằng đá để thể hiện ý nghĩa lịch sử linh thiêng. Bạn có thể ghé thăm lăng bác vào bất cứ thời điểm nào trong năm, đông nhất là khoảng thời gian lễ 30/4 và 2/9.

4.2.2. Bảo tàng Hồ Chí Minh

  • Giờ mở cửa: 8h – 11h30 trừ thứ 2 và thứ 6
  • Giá vé: Miễn phí đối với người dân Việt Nam và bán vé 40.000đ/vé cho người nước ngoài

Quảng trường Ba Đình - Nơi linh thiêng khai sinh nước Việt Nam

Vị trí của bảo tàng nằm ở khu vực phía nam của quảng trường, bạn có thể kết hợp đi tham quan hai địa điểm khi đến thủ đô Hà Nội. 

Kiến trúc của bảo tàng được xây dựng theo phong cách hiện đại với tạo hình là các mảng lớn, hình khối và đường nét mạnh mẽ. Trong bảo tàng hiện đang lưu giữ các tài liệu, hiện vật và hình ảnh về Bác Hồ. 

XEM THÊM:  Khám phá núi Voi - Ngọn núi cao nhất thành phố Cảng

Bảo tàng còn có khu vực triển lãm về chủ đề hình ảnh đất nước Việt Nam và chủ đề văn hóa – lịch sử hấp dẫn người xem. 

4.2.3. Phủ Chủ tịch

Phủ Chủ tịch ngày trước là nơi Bác làm việc với vai trò là Chủ tịch đứng đầu Đảng và Nhà Nước. Sau khi Người qua đời, nơi đây trở thành di tích lưu niệm. Phủ Chủ tịch không mở cửa đón khách tham quan, tuy nhiên, khi nhìn từ phía ngoài, bạn vẫn có thể cảm nhận được sự sang trọng theo phong cách Pháp cổ điển của tòa nhà. 

Quảng trường Ba Đình - Nơi linh thiêng khai sinh nước Việt Nam

4.2.4. Khu Nhà Sàn và ao cá Bác Hồ

  • Giờ mở cửa: 7h30 – 11h và13h30 – 16h.
  • Giá vé: Miễn phí đối với người dân Việt Nam và bán vé 25.000đ/vé cho người nước ngoài

Tương tự với Phủ Chủ tịch, khu nhà sàn và áo cá cũng là nơi sinh hoạt và làm việc của Bác ngày trước. Trong nhà sàn vẫn đang còn lưu giữ các hiện vật bao gồm đồ đạc và tư liệu mà bác đã từng sử dụng. 

Tới thăm khu nhà sàn, bạn như được hồi tưởng về hình ảnh Bác đang thư giãn sau khi làm việc. Bác thường đi dạo quanh ao cá, cho cá ăn. Hình ảnh Bác giản dị, gần gũi với thiên nhiên và đậm đà bản sắc dân tộc. 

4.2.5. Chùa Một Cột

  • Giờ mở cửa: 7h – 18h
  • Giá vé: Miễn phí đối với người dân Việt Nam và bán vé 25.000đ/vé cho người nước ngoài

Chùa Một Cột nằm trong quần thể quảng trường Ba Đình, rất tiện cho việc đi tham quan của du khách. Nhìn từ phía xa, hình ảnh ngôi chùa trông như một đóa sen đang vươn lên khỏi mặt nước, tỏa sáng rực rỡ, thể hiện hàm ý “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. 

5. Lưu ý khi đi tham quan Quảng trường Ba Đình 

Một số lưu ý mà du khách nên quan tâm khi đến tham quan tại quảng trường Ba Đình: 

  • Không dẫm đạp hay ngồi lên thảm cỏ. 
  • Không vứt rác bừa bãi ở khu vực xung quanh quảng trường và quần thể quảng trường. 
  • Nếu bạn có ý định đi viếng Lăng Bác thì nên đi vào buổi sáng. 
  • Trang phục đi viếng Lăng Bác nên mặc kín đáo, lịch sự
  • Không đưa trẻ em dưới 3 tuổi vào khu vực Lăng Bác…

6. Các hình ảnh check-in của du khách tại Quảng trường Ba Đình 

Hình ảnh quảng trường Ba Đình Hà Nội xuất hiện trong tâm trí người dân Việt Nam rất linh thiêng và quan trọng. Nếu có cơ hội đến thủ đô, bạn nên chụp lại nhiều ảnh kỉ niệm tại nơi Bác Hồ đã khai sinh ra nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 

Kenhhomestay.com vừa đưa bạn đến với một địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng ở thủ đô – quảng trường Ba Đình. Hy vọng, nếu có dịp tới Hà Nội, bạn sẽ có cơ hội đến quảng trường và gặp vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Đánh giá bài viết