Đếm với làng gốm Thanh Hà bạn không những được tiếp cận với sản phẩm, câu chuyện của làng nghề cổ truyền nhiều năm tuổi bậc nhất Hội An, mà còn được bước trong một thế “đẹp như mộng” của những công trình nghệ thuật đặc sắc của một Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Bởi vì lẽ đó mà Kenhhomestay.com không thể không giới thiệu đến bạn điểm đến đặc sắc này ngay trong bài viết dưới đây, mời các bạn khám phá.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Top 44 Resort Hội An giá rẻ đẹp gần biển phố cổ có bãi tắm riêng & hồ bơi
- Top 118 Homestay Hội An giá rẻ đẹp gần biển phố cổ và trung tâm
- Top 42 Biệt thự Villa Hội An giá rẻ đẹp cho thuê nguyên căn gần biển có hồ bơi
- Top 30 Khách sạn Hội An giá rẻ, đẹp, gần biển, trung tâm phố cổ từ 2-3-4-5 sao
1. Một vài nét về làng gốm Thanh Hà
Tính đến thời điểm hiện tại làng gốm Thanh Hà ở Hội An đã được hơn 500 năm tuổi, trong suốt thời gian đó, ngôi làng đã trải qua không biết bao nhiêu biến cố.
Song cuối cùng, người dân vẫn tiếp tục giữ gìn và phát triển nghề gốm, vì tình yêu đối với nghề đã “gắn liền trong từng khúc ruột”, không thể nào nói bỏ là bỏ được.
Không những vậy, người ta đã cho mở rộng quy mô của làng gốm, xây thêm một số hạng mục khác nhằm phục vụ cho mục đích du lịch.
Đưa nét đẹp làng nghề đến gần hơn với khách du lịch trong và ngoài nước. Nhưng ta cũng phải công nhận một điều, mỗi sản phẩm hoặc mỗi câu chuyện ở đâu đều có những sức hút lạ kỳ, cứ thôi thúc ta tìm hiểu thật kỹ về nó.
2. Thời điểm thích hợp để đi thăm làng gốm Thanh Hà
Bất kỳ thời gian nào bạn cũng có thể đến thăm làng gốm Thanh Hà nhưng để thuận tiện, bạn nên đi vào tháng 5 đến tháng 8 trong năm để có thể kết hợp với du lịch biển của địa phương.
Thêm vào đó vào khoảng mùng 10 tháng Bảy (âm lịch) làng gốm sẽ tổ chức lễ cúng giỗ tổ làng nghề – Lễ hội lớn nhất và long trọng nhất trong năm, được tổ chức tại miếu cổ Nam Diêu của làng Thanh Hà.
3. Kể về lịch sử làng gốm Thanh Hà
Theo sử sách có ghi lại rằng, sau khi chúa Tiên cùng con trai là thế tử Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh ở xã Cần Húc đến làng Thanh Chiêm (nay là xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn). Tại một đêm nghỉ ngơi tại đây, chúa Tiên đã mơ thấy một người phụ nữ đẹp, xưng là nữ thần xứ Nam Diêu.
Người phụ nữ này tặng cho ông một các chén nhỏ, rất xinh. Người phụ nữ này còn nói thêm, hãy đi về phía đất Nam Diêu, cách 3 dặm ở phía bắc sẽ gặp tìm được bà. Ông có thể lập làng nghề mới cho dân, xây dựng hoàng triều cương thổ về sau.
Sáng hôm sau chúa Tiên lập tức cùng con trai làm theo lời chỉ dạy, sau khi đi qua một con sông nhỏ theo lời chỉ của người dân địa phương.
Cuối cùng ông thấy ven đường có một cây đa lớn, phía dưới có ngôi miếu tên là miếu Nam Diêu. trùng hợp thay trong miếu cho chiếc chén giống hệt cái mà nữ thần xứ Nam Diêu tặng cho ông trong giấc mơ tối qua.
Cảm kích trước sự giúp đỡ của nữ thần, ông thực hiện nghi lễ cúng báo để tỏ lòng thành kính và cho xây dựng một miếu thờ khang trang ở đây. Sau đó ông âm thầm cho người ra bắc để vận động nghệ nhân làm gốm nổi tiếng vào nam lập nghiệp với sự ưu ái lớn.
Làng gốm Thanh Hà được hình thành từ đó, đồng thời hai làng nghề đúc đồng Phước Kiều và làng mộc Kim Bồng cũng được hình thành trong thời gian đó.
Tạo nên cụm làng nghề tạo nền móng cho sự phát triển văn hóa – kinh tế cho Dinh trấn Thanh Chiêm. Thời kỳ đỉnh cao nhất của “tam giác làng nghề” này là vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII, với sự giao thương nhộn nhịp của bến cảng Hội An.
4. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới làng gốm Thanh Hà
4.1. Địa chỉ làng gốm Thanh Hà
Vị trí của làng gốm Thanh Hà ngày nay nằm ở đường Phạm Phán, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nằm cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 4,4km về phía Tây, bạn sẽ mất khoảng 12 phút để di chuyển tới làng gốm bằng xe máy hoặc ô tô.
4.2. Hướng dẫn đường tới làng gốm Thanh Hà chi tiết
4.2.1. Từ phố cổ Hội An
Từ phố cổ Hội An đi qua làng gốm Thanh Hà chỉ khoảng 4,4km một khoảng cách khá ngắn nên bạn có thể chọn xe đạp để tiện vừa đi vừa ngắm cảnh.
Dịch vụ cho thuê xe đạp có nhiều trong phố cổ, mức giá cũng phải chăng nên bạn có thể trải nghiệm thử. Nếu sức khỏe của mình không đảm bảo, bạn có thể lựa di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô để đến đây nhé!
Bắt đầu từ trung tâm phố cổ Hội An, bạn chạy dọc theo hướng Tây – Tây Nam của tuyến đường chính Cửa Đại, tiếp tục đi vào Trần Hưng Đạo.
Đi hết đường Trần Hưng Đạo là Hùng Vương, sau đó là Duy Tân. Đến cuối đường Duy Tân bạn sẽ gặp ngã ba nhỏ, bạn rẽ trái vào Phạm Phán đi khoảng 150m thì rẽ phải tại ngã ba để vào làng gốm Thanh Hà.
4.2.2. Thành phố Đà Nẵng
Lấy điểm xuất phát từ công viên biển Đông của thành phố Đà Nẵng, bạn có thể di chuyển về hướng Nam của đường Võ Nguyên Giáp để đến Hội An.
Cung đường biển được rất nhiều du khách lựa chọn khi đến Hội An, vì nó rất thông thoáng, ít xe cộ, không khí mát mẻ và có thể ngắm được nhiều cảnh đẹp.
Từ đường Võ Nguyên Giáp cứ chạy theo bờ biển, bạn sẽ đi qua nhiều khu resort ở phía Nam. Cứ di chuyển như thế cho đến hết đường Võ Nguyên Giáp, rồi Trường Sa, kế tiếp là Lạc Long Quân. Đến ngã tư, tại siêu thị điện máy xanh bạn rẽ phải vào An Dương Vương.
Cứ tiếp tục đi hết đường An Dương Vương, cuối đường bạn rẽ trái để vào Hùng Vương. Đến cuối nhánh sông nhỏ bạn rẽ phải để vào Nguyễn Khuyến, sau đó là Phạm Phán. Cuối đường, tại ngã ba bạn rẽ phải đi vào khoảng 95m nữa sẽ gặp làng gốm Thanh Hà.
5. Những điều thú vị tại làng gốm Thanh Hà đang chờ bạn khám phá
5.1. Chiêm ngưỡng các sản phẩm nổi bật
Nếu chỉ tìm hiểu trên mạng thôi vẫn chưa thể cảm nhận được sự tài hoa của nghệ nhân tại làng gốm Thanh Hà ở Hội An, bạn phải để đến đây tận mắt chứng kiến và “sống” trong không gian của làng nghề để thấy được sự tỉ mỉ và chịu khó của người làm nghề. Chỉ có tình yêu nghề sâu sắc mới có thể kiên trì mà thổi hồn vào từng sản phẩm gốm như vậy.
5.2. Tận hưởng không gian cổ kính và tham quan làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà đã tồn tại hơn 500 năm, đây là một làng nghề lâu đời của Hội An, và được biết người dân sống tại đây có gốc người từ các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định và Hải Dương.
Nếu có cơ hội, bạn có thể trò chuyện cùng họ để tìm hiểu về nguồn gốc của làng nghề bằng những câu chuyện sống động. (ảnh 7)
Nếu đến đây vào tháng 7 âm lịch bạn sẽ có cơ hội tham gia vào giỗ tổ tạ ơn tổ nghề, được do người dân làng Nam Diêu tổ chức hàng năm. Đây là lễ hội lớn nhất năm, đã được duy trì hơn 500 năm.
Trước hết nhằm mục đích tưởng nhớ công ơn tổ nghề và cầu cho một năm làm ăn thuận buồm xuôi gió. Sau là lễ đóng lò, vì từ tháng 7 trở đi nơi đây thường có mưa lớn, người làm gốm đều phải nghỉ.
Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc như phần lễ sẽ có hoạt động rước kiệu tổ nghề, phần hội sẽ là các trò chơi dân gian vui nhộn như chuốt gốm, nấu cơm niêu, thi nặn con thổi,…
5.3. Khám phá công viên đất nung Thanh Hà
Công viên đất nung Thanh Hà được ví như là một thế giới gốm Việt thu nhỏ, bao cái hay cái đẹp của làng gốm Thanh Hà đều gom hết vào đây. Không gian rộng 6000m2 này là nơi lưu giữ và trưng bày những sản phẩm gốm độc đáo của làng gốm Thanh Hà ở Hội An.
Toàn bộ công viên đất nung Thanh Hà được chia làm 9 khu vực chính bao gồm lò gốm, khu thế giới thu nhỏ, khu vườn sắp đặt, khu bảo tàng làng nghề, khu gốm Sa Huỳnh – Chăm, khu làng nghề truyền thống, khu triển lãm, khu sản phẩm làng nghề, khu chợ gốm.
Trong khu vực triển lãm các sản phẩm gốm Thanh Hà, người ta lại chia thành hai khu vực nhỏ hơn đó là tòa nhà úp, nơi trưng bày các sản phẩm gốm cổ xưa và tòa nhà ngửa là nơi trưng bày các sản phẩm gốm mới.
Ngoài ra, người ta còn cho thiết kế quan cảnh của khuôn viên xung quanh khu vực triển lãm với nhiều công trình nổi tiếng với mô hình sinh động như tháp nghiêng Pisa, Kim Tự Tháp, nhà thờ Đức Bà Pari, Chùa Một Cột, Tháp Rùa, lăng Bác,…
Nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan và chụp ảnh của du khách. Có thể nói công viên nước đất nung là nơi đưa các sản phẩm gốm của Thanh Hà tiếp cận với du khách một cách dễ dàng hơn.
5.4. Tự tay tạo nên những “kiệt tác” bằng gốm cho riêng mình
Sau khi tham khảo quy trình và cách làm gốm của các nghệ nhân tại làng gốm Thanh Hà bạn có thể tự tay tạo ra một món đồ gốm yêu thích cho riêng mình.
Bạn có thể chọn bất kỳ món đồ gốm nào để làm và tạo hình tùy thích. Nếu lần đầu tiên trải nghiệm hoạt động này thì cũng đừng lo lắng quá nhé, vì các nghệ nhân tại đây sẽ chỉ dẫn bạn một cách tận tình.
5.5. Thưởng lãm và chọn quà gốm làm quà
Những sản phẩm gốm xinh như thế này mà không mang về làm quà cho người thân và bạn bè thì thật tiếc. Mỗi du khách đến với làng gốm Thanh Hà sẽ được chọn một sản phẩm gốm bất kỳ, đó là món quà thay lời cảm ơn của người dân trong làng đối với du khách.
Ngoài ra xung quanh làng gốm cũng có nhiều điểm bán đồ gốm, bạn có thể ghé qua để “rinh” những món quà gốm ý nghĩa về làm kỷ niệm và tặng cho người thân và bạn bè nhé!
6. Các sản phẩm gốm thông dụng của làng gốm Thanh Hà
Ngày xưa với chiếc bàn xoay truyền thống người dân ở làng gốm Thanh Hà tạo ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống nông nghiệp như chiếc bình vôi ăn trầu, chiếc nồi hiếu (dùng trong các lễ phóng sinh), nồi đất, om (dùng để sắc thuốc), chum, vại, trả, hủ,,…
Với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, sản phẩm gốm Thanh Hà không còn xuất hiện nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm gốm tại Thanh Hà chủ yếu là gốm trang trí mỹ nghệ, những sản phẩm này tuy là sản phẩm mới, nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng của gốm Thanh Hà truyền thống.
7. Sự độc đáo của gốm Thanh Hà
Gốm Thanh Hà được chia thành hai loại gốm đó là gốm đất nung và gốm sành nâu. Gốm đất nung sẽ được tạo nên từ đất sét thường, và nung ở nhiệt độ thấp, từ 600 đến 900 độ C, các sản phẩm sau khi nung sẽ có màu đỏ gạch hoặc đỏ nâu.
Còn gốm sành nâu cũng được làm từ loại đất sét thông thường, nhưng nung ở lò nung xanh, nhiệt độ nung cao hơn 1000 độ C.
Những sản phẩm gốm tại làng gốm Thanh Hà hoàn toàn được các nghệ nhân làm bằng tay, không hề có sự can thiệp của thiết bị hiện đại nào trong suốt quá trình làm gốm, nên nói đòi hỏi sự khéo léo cao độ của người làm.
Trong quá trình tạo hình gốm, người ta thường bắt cặp với nhau để phối hợp với nhau. Một người đứng dùng hai tay nhào đất, chân sẽ đạp bàn xoay, người còn lại sẽ có nhiệm vụ tạo hình cho sản phẩm gốm.
Ở công đoạn này không chỉ đòi hỏi người làm gốm thuần thục thao tác, mà còn phải “hiểu” đối phương để kết hợp sao cho nhịp nhàng, vì mỗi công đoạn nhỏ bên trong sẽ đòi hỏi một tốc độ xoay khác nhau.
Gốm Thanh Hà sẽ không được đem đi tráng men như gốm Bát Tràng, mà sau khi tạo hình, sản phẩm sẽ được mang đi phơi khoảng 2 – 3 ngày cho khô.
Sau đó đem chuốt lại rồi đem đi nung trong lò nung truyền thống. Nên gốm Thanh Hà sẽ có màu cam đặc trưng, độ đậm nhạt sẽ khác nhau giữa các loại sản phẩm.
Sản phẩm của làng gốm Thanh Hà trông có vẻ giản dị, nhưng để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh lại rất kỳ công. Tùy thuộc vào lò nung là úp hay ngửa mà sản phẩm gốm Thanh Hà sẽ mất ít nhất 1 – 2 ngày để hoàn tất.
8. Giá vé làng gốm Thanh Hà có đắt không
- Thời gian mở cửa: 8h30 – 17h30 hàng ngày
- Giá vé tham quan: 35.000đ/ người/ lượt
- Mỗi vé có giá trị trong vòng 24 giờ
Lưu ý:
- Miễn phí hướng dẫn cho đoàn từ 8 khách trở lên (khi đến nếu có nhu cầu hãy liên hệ tại quầy bán vé)
- Giá vé sẽ bao gồm các dịch vụ: Xem quá trình chuốt hình gốm của các nghệ nhân, khám phá Miếu Nam Diêu, ghé thăm di tích Đình Xuân Mỹ, trải nghiệm tạo hình gốm và được tặng 1 sản phẩm bằng gốm.
9. Một số khách sạn gần làng gốm Thanh Hà
9.1. Hoi An Historic Hotel
- Địa chỉ: 10 Trần Hưng Đạo, Sơn Phong, Hội An
- Tiêu chuẩn: 4 sao
Từ Hoi An Historic Hotel bạn mất khoảng 9 phút đi xe để di chuyển đến làng gốm Thanh Hà, một khoảng cách di chuyển khá gần để kết nối giữa một điểm đến độc đáo và một nơi lưu trú ấn tượng. Khách sạn này mang phong cách hiện đại, phù hợp cho cả khách đi theo cặp và gia đình.
Quý khách có thể liên hệ vào hotline 0943 333 333 để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ tại Hoi An Historic Hotel.
9.2. Villa Hội An Tico 01 Aquarium
- Địa chỉ: Thanh Hà, Hội An
Bạn sẽ chỉ mất khoảng 6 phút di chuyển bằng xe để đi từ Villa Hội An Tico 01 Aquarium sang làng gốm Thanh Hà. Tọa lạc trên khu vực rộng khoảng 800m2, hệ thống nghỉ dưỡng tại villa này gồm 6 phòng ngủ đẳng cấp, bao quanh là sân vườn rộng rãi thoáng mát.
Quý khách có thể liên hệ vào hotline 098 247 9999 để được tư vấn kỹ hơn về các dịch vụ tại Villa Hội An Tico 01 Aquarium.
9.3. La Siesta Hoi An Resort & Spa
- Địa chỉ: 132 Hùng Vương, Thanh Hà, Hội An, Việt Nam
- Tiêu chuẩn: 5 sao
Từ La Siesta Hoi An Resort & Spa bạn sẽ chỉ mất khoảng 5 phút đi di chuyển qua làng gốm Thanh Hà. Ngoài vị trí thuận lợi khu resort này còn mang đến cho bạn những dịch vụ chất lượng bậc nhất tại Hội An và những bất ngờ thú vị đang chờ bạn khám phá.
Quý khách có thể liên hệ vào hotline 025 7777 7777 để được tư vấn kỹ hơn về các dịch vụ tại La Siesta Hoi An Resort & Spa.
10. Một số hình ảnh về làng gốm Thanh Hà
Dưới đây là những bức ảnh được các du khách chụp lại khi tham quan tại làng gốm Thanh Hà, Kenhhomestay.com tin chắc sau khi xem xong bạn sẽ lên kế hoạch đến đây ngay để sở hữu những bức ảnh lung linh cho riêng mình.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: