Hội Quán Phúc Kiến - Điểm đến tâm linh giữa lòng phố cổ Hội An

Hội Quán Phúc Kiến – Điểm đến tâm linh giữa lòng phố cổ Hội An

Hội An được biết đến là một phố cổ với vô vàn những nét văn hóa đặc sắc được lưu giữ từ đời này sang đời khác. Nhưng mấy ai biết rằng ở một phố cổ mà hàng ngày thu hút cả chục ngàn du khách đến thăm lại có một nơi tín ngưỡng tâm linh như Hội Quán Phúc Kiến. Vậy bài viết này cùng Kenhhomestay.com khám phá xem di tích lịch sử này có gì thú vị nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

1. Đôi nét về Hội Quán Phúc Kiến

Hội Quán Phúc Kiến - Điểm đến tâm linh giữa lòng phố cổ Hội An

Nhắc đến phố cổ Hội An là ta nghĩ ngay đến một thành phố có vô vàn những địa điểm check-in thú vị mang vẻ đẹp vừa cổ kính nhưng không kém phần hiện đại.

Trong số đó, Hội Quán Phúc Kiến là một địa điểm du lịch không thể bỏ qua. Đây là một di tích lịch sử mang nét văn hóa tâm linh của người dân phố cổ.                                                   

Theo như lời của những người dân nơi đây nói lại rằng, hội quán này đã có tuổi đời tồn tại hơn 3 thế kỷ, cụ thể hơn là năm 1697. Trước thời gian đó, sau một cuộc chiến tranh oanh liệt của nhà Thanh và nhà Minh, nhà Minh thất bại nhưng không lâu đã đứng lên giành lại uy quyền cho mình. Vì lực lượng quá yếu nhà Minh đã rút chạy về Đông Nam Á. 

Hội Quán Phúc Kiến - Điểm đến tâm linh giữa lòng phố cổ Hội An

Và thành phố Hội An là một trong những địa điểm họ dừng chân. Một thời gian sau người Phúc Kiến đã lập ra hội quán này nhằm giúp những người cùng quê sẽ có một nơi để tụ họp và đoàn kết với nhau hơn và là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng các vị thần bảo vệ nước hay các vị tổ tiên,… Đó chính là toàn bộ lịch sử ra đời của di tích văn hóa tâm linh này.

2. Vị trí và hướng dẫn di chuyển đến Hội Quán Phúc Kiến

2.1. Vị trí

Tọa lạc tại số 46 đường Trần Phú thuộc phường Cẩm Châu, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. 

XEM THÊM:  Papa Villa Homestay Hội An - Trở về "ngôi nhà với bố mẹ"

2.2. Hướng dẫn di chuyển đến Hội Quán Phúc Kiến

Vì nằm ngay trục đường chính của thành phố Hội An nên đường đi đến Hội Quán Phúc Kiến cũng không mấy khó khăn. Bạn chỉ cần đến được phố cổ Hội An và sau đó có thể sử dụng google maps hoặc là hỏi người dân nơi đây để được chỉ dẫn cụ thể hơn.

Hội Quán Phúc Kiến - Điểm đến tâm linh giữa lòng phố cổ Hội An

Nếu yêu thích sự di chuyển tự do, không gò bò thì lựa chọn đi từ Đà Nẵng ra phố cổ Hội An bằng xe máy hay ô tô riêng sẽ là hợp lý còn nếu đi với số lượng đông hơn 20 người thì bạn nên lựa chọn xe 16 chỗ vì Hội An không cho xe hơn 16 chỗ vào phố đâu nhé.

3. Thời gian thích hợp để đi Hội Quán Phúc Kiến

Ở phố cổ Hội An thì hầu hết các địa điểm tham quan du lịch đều có một khung giờ hoạt động nhất định. Cụ thể hơn là ở Hội Quán Phúc Kiến Hội An sẽ mở cửa từ 7h sáng đến 18h tối cho du khách tham quan. Sau 18h thì sẽ không nhận khách nữa. Vì thế, bạn nên tranh thủ thời gian để có thể được vào tham quan di tích lịch sử độc lạ này nhé. 

Hội Quán Phúc Kiến - Điểm đến tâm linh giữa lòng phố cổ Hội An

4. Hội Quán Phúc Kiến Hội An có gì?

Hội Quán Phúc Kiến không chỉ được biết là một nơi do người Trung Quốc thời xưa xây dựng nên mà còn được biết đến là một di tích lịch sử với những nét kiến trúc, văn hóa độc đáo mà khó nơi nào có được. Vậy bây giờ cùng theo chân Kenhhomestay.com khám phá xem có gì thú vị bên trong hội quán này nhé. 

4.1. Nét kiến trúc độc đáo, tâm linh

Ở Hội An thì có rất nhiều hội quán như của người Phúc Kiến, hội quán Triều Châu, hội quán Hải Nam,… nhưng chắc có lẽ Hội Quán Phúc Kiến là có không gian thoải mái và rộng rãi nhất. Hội Quán mang một nét kiến trúc đậm phong cách của những ngôi chùa truyền thống ở thế kỷ 17 với cổng Tam Quan được lợp từ mái ngói. 

Hội Quán Phúc Kiến - Điểm đến tâm linh giữa lòng phố cổ Hội An

Thời gian đầu xây dựng, các kiến trúc của hội quán đều được làm từ gỗ. Cho đến thời gian sau này, người dân Phúc Kiến đã đóng góp lại cho tu sửa hội quán này lại bằng mái ngói hoặc gạch nung. Ngoài ra, hội quán còn có rất nhiều những kỷ vật quý giá khác. 

4.2. View xịn sò để sống ảo 

Ở hội quán ngoài những nét kiến trúc độc đáo thì nó còn là một nơi để du khách hay người dân Hội An đến để cầu bình an may mắn và còn là một địa điểm check-in sống ảo rất thú vị.

Hội Quán Phúc Kiến - Điểm đến tâm linh giữa lòng phố cổ Hội An

Tuy rằng ở những nơi tâm linh như chùa hay hội quán thì sẽ hạn chế việc quay phim, chụp ảnh nhưng không phải cấm tuyệt đối. Vì thế nếu muốn chụp ảnh sống ảo thì vẫn có thể rất thoải mái và bạn có thể chụp thêm những kiến trúc mà chỉ có ở Hội Quán Phúc Kiến bạn mới có dịp được chiêm ngưỡng.

4.3. Cổng trời Tam Quan

Điểm nhấn đầu tiên khi đặt chân đến hội quán Phúc Kiến này chính là cổng Tam Quan được làm bằng gạch chắn chắn. Cổng Tam Quan này có 3 cửa đi vào mang ý nghĩa lần lượt là Thiên, Nhân và Địa. Hai cánh hai bên tượng trưng cho Thiên và Địa hay mang nghĩa âm dương. 

XEM THÊM:  Top 15 nhà hàng lẩu bò Đà Nẵng ngon nhất nên thử

Hội Quán Phúc Kiến - Điểm đến tâm linh giữa lòng phố cổ Hội An

Bình thường các khách du lịch hay các người dân nơi đây nếu đi vào các ngày bình thường thì sẽ đi vào bằng hai lối hai bên còn đi vào các dịp lễ thì sẽ được cả cánh cửa Nhân ở giữa. 

 Điều đặc biệt khi bước qua cánh cửa này bạn sẽ thấy được một không gian vô cùng rộng rãi lên đến 3.000m2 gồm khu chánh điện lộng lẫy, hai dãy nhà đông tây độc lạ,… chắc chắn sẽ khiến bạn choáng ngợp.

4.4. Cá chép hóa rồng

Ngay sau cánh cổng Tam Quan có một hồ nước nằm ở sân trước, hồ tái hiện hòn non bộ với hình ảnh cá chép hóa rồng, gắn liền với một truyền thuyết nổi tiếng của đất nước Trung Hoa. 

Hội Quán Phúc Kiến - Điểm đến tâm linh giữa lòng phố cổ Hội An

Đặc biệt con cá chép ở hồ nước này có màu sắc rất đa dạng, vừa tạo sự bắt mắt nhưng lại không kém phần thú vị. Hình đó mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, mong muốn rằng sẽ mang đến cho người dân đây một nguồn nước thật dồi dào.

4.5. Bộ tứ “ Long, Lân, Quy, Phụng ” 

Long, Lân, Quy, Phụng từ lâu đã trở thành một trong những linh vật thể hiện cho một thứ quan trọng trong Trái Đất chính là nước, lửa, đất và gió. Khi đến với Hội Quán Phúc Kiến Hội An bạn sẽ được chiêm ngưỡng bộ tứ này với mỗi con mang một vẻ đẹp và quyền lực khác nhau.

Hội Quán Phúc Kiến - Điểm đến tâm linh giữa lòng phố cổ Hội An

4.6. Các vòng nhang lớn được treo bên trong hội quán

Đây chắc có lẽ là một trong những thứ đặc biệt nhất mà chỉ có hội quán của người Phúc Kiến bạn mới có thể chứng kiến được. Những du khách khi đến đây tham quan và quyên góp công đức sẽ được ghi tên vào những tờ giấy vàng rồi treo lên các vòng nhang lớn với mục đích là cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. 

Người ta sẽ để vòng nhang đó khoảng 30 ngày, sau đó sẽ lấy tờ giấy ấy đem đi đốt để mong những điều đó sẽ được linh thiêng.

4.7. Khu chánh điện

Khu vực chánh điện này chính là nơi để thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu hay các vị thần bảo vệ sông nước với mong muốn các vị này sẽ phù hộ cho người dân nơi đây một cuộc sống ấm no, an yên nhất. 

Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu cũng là một vị thần hộ mệnh của biển cả, người dân nơi đây nói lại rằng nhờ có bà mà các ngư dân đi biển luôn được an toàn. Vì sự tâm linh ấy mà hầu hết các hội quán ở Hội An đều thờ bà với một mục đích chung là muốn bà bảo vệ.

XEM THÊM:  HoiAn Beach Resort - Khu nghỉ dưỡng lý tưởng trung tâm Hội An

4.8. 3 Bà chúa sinh thai và 12 Bà Mụ

Bên phải bàn thờ chính là người đã nhào nặn ra hình hài của những đứa trẻ đáng yêu – Bà chúa sinh thai. Phái dưới của Bà chúa sinh thai còn có bà khai sinh và bà khai tử

Và phái cuối cùng chính là 12 bà Mụ có nhiệm vụ chăm sóc cho những đứa trẻ phát triển những bản năng tự nhiên nhất như cười, nói, đứng, đi. Mỗi bà sẽ chăm một em bé và luôn đảm bảo em bé đó sẽ phát triển tự nhiên và mạnh  khỏe nhất. 

5. Những địa điểm ăn uống gần Hội Quán Phúc Kiến

Ngoài việc tham quan Hội Quán Phúc Kiến thì ta cũng không thể quên được việc đi thưởng thức những món ăn hấp dẫn vừa ngon vừa có thể lấp đầy chiếc bụng đói của mình. Vậy cùng theo dõi xem có những món ăn nào đang chờ bạn thưởng thức nhé. 

Cao lầu Hội An

Đến Hội An, ta không thể nào bỏ qua món cao lầu nổi tiếng trứ danh. Sở dĩ có tên là cao lầu vì món ăn này từ thời mới được khai sinh đã là một món cao lương mỹ vị và được ăn trên lầu cao nên gọi là cao lầu.

Sợi cao lầu rất khác với những sợi mì khác ăn kèm với nước dùng ninh từ xương heo cùng các topping đa dạng như tôm, thịt xá xíu và bánh đa chiên hoặc nướng. Vì thế, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hương vị rất riêng mà chỉ cao lầu mới mang lại được cho bạn vị mê say đó. 

Bánh mì Phượng

Ở Hội An có một tiệm bánh mì cực kì nổi tiếng, đó là bánh mì Phượng. Hằng ngày, cứ vào giờ cao điểm, tiệm bánh mì này lại có hàng chục người khách đứng xếp hàng mua. Ngoài ra, bánh mì ở đây cũng rất đa dạng tha hồ cho bạn lựa chọn theo những khẩu vị mà mình thích nhất.

Điểm thu hút thực khách đến với bánh mì này chính là nước sốt bí truyền của gia đình cùng món pate gan heo được làm từ công thức riêng biệt cùng các nguyên liệu ăn kèm tươi ngon, chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ đã khiến bánh mì Phượng trở thành một dấu ấn đặc biệt trong lòng mỗi du khách.

 Địa chỉ: 2b Phan Chu Trinh, phường Cẩm Châu, thành phố Hội An, Quảng Nam

6. Một số lưu ý khi đến Hội Quán Phúc Kiến

  • Không chỉ đến Hội Quán Phúc Kiến mà khi đến bất kỳ nơi nào mà mang tính tâm linh, hay linh thiêng thì bạn nên ăn mặc lịch sự kín đáo, tránh mặc hở hang. 
  • Không nên làm ồn, gây mất trật tự để tránh làm mất đi sự thanh tịnh của hội quán. 
  • Hàng ngày ở đây thu hút rất đông du khách ghé thăm, vì thế bạn nên cất giữ tư trang cá nhân thật cẩn thận để tránh trường hợp mất cắp. 

Bài viết trên đây là những điều thú vị về Hội Quán Phúc KiếnKenhhomestay.com muốn giới thiệu cho bạn. Mong rằng sẽ giúp ích cho chuyến đi của bạn và gia đình thêm trọn vẹn. Chúc bạn và gia đình có một chuyến đi thật vui vẻ!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Đánh giá bài viết