Làng gốm Bát Tràng: lạc về miền gốm sứ nổi tiếng số 1 tại Việt Nam

Làng Gốm Bát Tràng nổi danh với những sản phẩm không chỉ phục vụ đời sống chúng ta mà còn là một nét tinh hoa của người Việt Nam từ bao đời nay. Để tìm hiểu thêm nét đẹp văn hóa này ngay hôm nay, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Kenhhomestay.com, có rất nhiều thông tin hữu ích về làng gốm Bát Tràng đang chờ đợi bạn đó.

1.Giới thiệu một số nét chính về Làng gốm Bát Tràng

Thủ đô Hà Nội là nơi lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo. Bất kỳ ai khi đến đây cũng đều ấn tượng trước vẻ cổ kính, trang nghiêm tồn tại lâu đời. Du lịch Hà Nội, bạn có thể lựa chọn tham quan một số địa điểm nổi tiếng như Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Hồ Gươm, Hà Nội 36 phố phường, Hồ Tây, Hoàng Thành Thăng Long, Làng cổ Đường Lâm.

Làng gốm Bát Tràng: lạc về miền gốm sứ nổi tiếng số 1 tại Việt Nam

Đặc biệt, tại Hà Thành có một điểm đến luôn hấp dẫn mọi đối tượng du khách đó chính là Làng gốm Bát Tràng. Làng gốm này nằm tại huyện Gia Lâm được hình thành mấy trăm năm. Nơi đây chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần độc đáo, truyền từ đời này sang đời khác. 

Làng gốm Bát Tràng: lạc về miền gốm sứ nổi tiếng số 1 tại Việt Nam

Làng gốm hiện đang lưu trữ hàng nghìn sản phẩm gốm sứ đủ loại, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa phát triển ra thị trường xuất khẩu quốc tế. Đến làng gốm, bạn cũng được lắng nghe những câu chuyện nghề thú vị, từ đó càng hiểu thêm về con người cũng như từng sản phẩm mà họ làm ra.

2. Làng Gốm Bát Tràng ở đâu?

Làng Gốm Bát Tràng thuộc địa phận xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thủ đô Hà Nội. Làng Bát Tràng có truyền thống làm gốm từ thời vua Lý Thái Tổ cách đây khoảng 1000 năm. Đây có thể coi là chứng nhân lịch sử đi cùng năm tháng của người Việt ta. Ngày nay Gốm còn được các nghệ nhân phát triển và được giới thiệu tới các bạn bè quốc tế nhiều hơn nữa. 

Làng gốm Bát Tràng: lạc về miền gốm sứ nổi tiếng số 1 tại Việt Nam

Để đến với làng Gốm Bát Tràng thì phương tiện đi lại cũng không quá khó khăn. Có khá nhiều phương tiện có thể đến được đây nhưng xe bus và xe máy là hai lựa chọn nhiều nhất.

XEM THÊM:  Top 22 tháp Chăm Việt Nam - bảo chứng cho nghệ thuật đích thực nên đi nhất

2.1. Xe máy

Từ trung tâm Hà Nội, bạn vượt qua sông Hồng bằng cách di chuyển qua 1 trong 4 cầu sau: Cầu Long Biên, cầu Chương Dương, Cầu Thanh Trì hoặc cầu Vĩnh Tuy. Sau đó đi dọc đường đê là đến làng gốm Bát Tràng. Thời gian di chuyển mất tầm 40-50 phút.

2.2. Xe bus

Xe bus là một phương tiện được đông đảo các bạn sinh viên lựa chọn để đến tham quan làng Gốm Bát Tràng. Không lo lắng, không lo mưa, lại chẳng sợ lạc đường là những ưu điểm mà xe bus mang lại. Hiện tại có 3 tuyến bus sẽ giúp bạn từ trung tâm Hà Nội đến làng gốm. 

  • Tuyến 47A (Long Biên-Bát Tràng) Lộ trình một lượt là 40 phút
  • Tuyến 47B (Long Biên-Kim Lan) Lộ trình một lượt là 40 phút
  • Tuyến 52B (Công Viên Thống Nhất-Đặng Xá) Lộ trình một lượt là 60 phút

Làng gốm Bát Tràng: lạc về miền gốm sứ nổi tiếng số 1 tại Việt Nam

3. Lịch sử hình thành nên Làng gốm truyền thống

Theo sử sách ghi lại, làng gốm Bát Tràng do 5 dòng họ có truyền thống làm gốm tại Yên Mô, Ninh Bình truyền lại và phát triển. Khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long nên nghề gốm cũng giàu tiềm năng, nhiều thợ thủ công đã lập nghiệp nơi đây.

Làng gốm Bát Tràng: lạc về miền gốm sứ nổi tiếng số 1 tại Việt Nam

Khoảng từ thế kỷ XV – XVIII, gốm Bát Tràng phát triển vô cùng mạnh mẽ không chỉ trong nước mà còn lan rộng sang các nước khác ở châu Á và châu Âu. Do vậy, việc giao thương quốc tế cũng từ đó mà có sự vượt trội. 

Đến thời Chúa Trịnh, nghề gốm sứ trở nên chậm phát triển khiến cho quá trình giao thương trì trệ hơn.

Làng gốm Bát Tràng: lạc về miền gốm sứ nổi tiếng số 1 tại Việt Nam

Hiện nay làng gốm Bát Tràng không chỉ nâng cao về chất lượng sản phẩm, quy mô sản xuất mà số lượng cũng tăng lên đáng kể. Nhiều công ty kinh doanh gốm cũng từ đó ra đời.

4. Giá vé tham quan làng gốm Bát Tràng

Nhiều du khách thắc mắc đến làng gốm Bát Tràng mất phí không? Khi vào cổng tham quan bạn không cần trả phí. Tuy nhiên khi muốn tham quan xưởng làm gốm thì mất khoảng 10.000 đồng/ người. Nặn gốm và nung thành phẩm là 50.000 đồng/ người. Bên cạnh đó là phí tô tượng 15.000 đồng/ sản phẩm gốm sứ. 

5. Quy trình để làm ra 1 sản phẩm gốm như thế nào

Để tạo ra một sản phẩm tại làng gốm Bát Tràng, bắt buộc phải tuân thủ những bước sau đây thì mới đảm bảo được chất lượng làm ra.

5.1. Bước 1: Chọn nguyên liệu làm gốm

Nguyên liệu để làm gốm sứ Bát Tràng chính là đất sét Trúc Thôn. Đất sét Trúc Thôn có độ dẻo cao, đất khá là mịn, có màu trắng xám và ít tan trong nước. Giúp sản phẩm Gốm làm ra được bền và đẹp mã hơn so với các loại đất sét khác.

Đất sét làm tranh gốm Bát Tràng.

5.2. Bước 2: Xử lý, pha chế nguyên liệu

Bước tiếp theo được hiểu chính là loại bỏ những cặn bẩn, tạp chất có trong đất sét. Để có thể thu được đất sét nguyên chất, đất sét phải trải qua 3 giai đoạn sau:

  • Đất sét ngâm trong nước sạch trong khoảng từ 3 – 4 tháng. Khi đó, đất bắt đầu quá trình phân rã và các tạp chất lớn dần lắng xuống
  • Đánh đất thật đều, lọc và chuyển lượng đất sệt đấy lắng xuống tầm 3 ngày
  • Khử mọi tạp chất còn sót lại trên đất
Làng gốm Bát Tràng: lạc về miền gốm sứ nổi tiếng số 1 tại Việt Nam
Loại bỏ tạp chất trong đất sét là một bước quan trọng không thể bỏ qua.

5.3. Bước 3:Quy trình tạo dáng cho sản phẩm

Đây là một bước quan trọng để tạo ra một sản phẩm có đẹp hay không. Đòi hỏi đôi tay nghệ nhân thật khéo léo và có sự sáng tạo để đổi mới các sản phẩm.

XEM THÊM:  Kinh nghiệm phượt Phan Thiết 2 ngày 1 đêm bằng xe máy chi tiết A-Z

Trước tiên lấy một lượng đất vừa đủ để trên bàn xoay, sử dụng 2 ngón tay để định hình sản phẩm. Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế cần đòi hỏi sự khéo léo của mỗi người .

Để có một sản phẩm đẹp mắt đòi hỏi sự khéo léo cực kỳ lớn.

5.4. Bước 4 :Phơi sấy, chỉnh sửa

Sau công đoạn tạo dáng sẽ phải phơi sản phẩm để lượng nước bốc hơi dần. Có 2 cách để làm khô: làm khô tự nhiên và sử dụng lò sấy. Đa phần ngày nay lựa chọn sử dụng lò sấy vì thời gian sẽ nhanh hơn và tránh những tác động từ thời tiết bên ngoài lên sản phẩm. 

Làng gốm Bát Tràng: lạc về miền gốm sứ nổi tiếng số 1 tại Việt Nam
Sấy khô gốm trước khi đem nung.

5.5. Bước 5: Vẽ hoa văn trang trí

Một sản phẩm được sấy khô ra đời sẽ được chuyển sang giai đoạn trang trí hoa văn. Hoa văn hay họa tiết trang trí có thể do nghệ nhân tự sáng tạo ra hay do khách hàng yêu cầu.

Tráng men lên một sản gốm là một bước cần thiết.

5.6. Bước 6: Chế tạo men và tráng men lên sản phẩm sứ

Bước này để giúp đồ gốm tại làng gốm Bát Tràng có một độ bóng và bền màu trong quá trình sử dụng. Đây là bước cần thiết cho mỗi sản phẩm giống như mặc cho chúng một lớp áo vậy.

5.7. Bước 7: Nung gốm

Bước công đoạn cuối cùng để có được 1 sản phẩm hoàn chỉnh. Thông thường mất từ 3 -4 ngày để có được một sản phẩm ra đời. Điểm quan trọng trong công đoạn này chính là làm chủ được nhiệt độ. Phải đảm bảo nhiệt độ được tăng dần cho đến khi gốm chín và nguội dần cho đến khi mang sản phẩm ra ngoài.

Làng gốm Bát Tràng: lạc về miền gốm sứ nổi tiếng số 1 tại Việt Nam
Lò nung tại một cơ sở tư nhân tại làng Gốm Bát Tràng.

6. Những sản phẩm được làm từ gốm Bát Tràng

Các sản phẩm của Làng gốm Bát Tràng nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn là món quà lưu niệm thật ý nghĩa đối với các bạn bè quốc tế. Các sản phẩm của làng Gốm gồm có:

6.1. Lọ cắm hoa gốm sứ

Với vô vàn kiểu dáng của lọ hoa từ dáng cao , dáng tròn, dáng vuông hay dáng nằm,… đủ để bạn lựa chọn tùy vào những nhu cầu mục đích khác nhau nhé.

Vô vàn mẫu mã lọ hoa gốm sứ để bạn chọn lựa.

6.2. Bộ bát đĩa 

Bát đĩa là vật dụng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam. Một sản phẩm ưng ý giúp bữa cơm của bạn ngon miệng hơn. Ngoài ra chất lượng của sản phẩm luôn được đảm bảo: lớp mực in hoa văn không bị phai màu, sản phẩm không dễ bị mẻ, vỡ trong quá trình sử dụng.

Làng gốm Bát Tràng: lạc về miền gốm sứ nổi tiếng số 1 tại Việt Nam
Bộ bát đĩa của gốm Bát Tràng.

Nếu một người ưa thích uống trà thì một bộ ấm chén chính là một sản phẩm không thể thiếu. Ngoài ra bộ ấm chén uống nước mang lại nét thẩm mỹ trong chính gian phòng khách của bạn.

Bộ ấm chén uống trà góp phần tăng tính thẩm mỹ trong không gian nhà bạn.

Không chỉ áp dụng những mặt hàng mang tính phổ biến, gốm Bát Tràng cũng làm theo những đơn đặt hàng riêng. Rất nhiều doanh nhân doanh nghiệp muốn có một sản phẩm quà tặng đặc biệt mang thương hiệu và logo của họ thì gốm chính là một ý tưởng cực kỳ tuyệt vời.

7. Làng gốm Bát Tràng có gì thú vị

Đến với làng gốm Bát Tràng, bạn chắc chắn phải đến những địa điểm sau nhé:

7.1. Làng cổ Bát Tràng

Đến đây bạn sẽ phải choáng ngợp với những sản phẩm từ gốm ở tất cả mọi chỗ mọi nơi. Đây bao gồm những xưởng gốm tư nhân với những sản phẩm mang tính chất nhỏ lẻ. Không gian nơi đây thật yên bình với những người dân chân chất và cực kỳ mến khách.

XEM THÊM:  Cuối tuần "lơ lửng trên không" uống cafe "trên cây" gây sốt giới trẻ Sài Gòn
Làng cổ bát tràng trong mắt thực khách.

7.2. Chợ gốm Bát Tràng

Đến với chợ gốm Bát Tràng, bạn sẽ hoa mắt với những gian hàng đồ gốm với vô vàn các sản phẩm từ những vật dụng nhỏ nhắn đồ lưu niệm từ những con vật hàng ngày quanh chúng ta cho đến những vật dụng hàng ngày và cả những sản phẩm cao cấp cũng có mặt tại đây.

Làng gốm Bát Tràng: lạc về miền gốm sứ nổi tiếng số 1 tại Việt Nam
Vô vàn những sản phẩm từ gốm sẽ làm bạn thích thú.

7.3. Trò chơi nặn gốm

Đến với làng gốm Bát Tràng, bạn sẽ được chính tay mình làm ra một sản phẩm với trò chơi nặn Gốm. Chi phí cho một lần được tham gia chỉ từ 20 000 – 30 000 là bạn có thể tạo ra một sản phẩm cho riêng mình và trang trí theo ý thích của mình nhé. 

Cùng thử sức với nặn gốm xem độ khéo tay của bạn đạt level nào nhé.

7.4. Khám phá bảo tàng gốm Bát Tràng

Bảo tàng Bát Tràng là địa điểm mà nhiều bạn trẻ thường tới để check in. Bảo tàng này cao 3 tầng, được thiết kế vô cùng đồ sộ và quy mô lớn. Lấy màu nâu đất nung làm chủ đạo, thiết kế hòa trộn giữa nét cổ kính với hiện đại, làm toát lên sự cổ kính nhưng cũng không kém phần tinh tế và độc đáo. Đặc biệt, du khách khi đến đây sẽ bị thu hút trước phong cách mới lạ, sáng tạo, có độ cong mềm uyển chuyển nhìn rất bắt mắt. 

Mỗi tầng sẽ có một chức năng riêng, tầng 1 dành để bố trí quảng trường gốm, vì thế bạn có thể được tận mắt chiêm ngưỡng những sản phẩm đẹp nhất từ gốm sứ như đồ thờ Bát Tràng, bình gốm Bát Tràng. Hơn nữa tầng 1 cũng dành để tổ chức nhiều chương trình hay sự kiện văn hóa. Khu vực tầng 2 và tầng 3 là trung tâm của Bảo tàng, hiện đang trưng bày rất nhiều sản phẩm nghệ thuật từ mấy trăm năm về trước cho đến hiện đại. Có thể nói, Bảo tàng chính là nơi lưu giữ những giá trị nghệ thuật trường tồn với thời gian.

8. Ẩm thực tại Bát Tràng – Những món ăn chưa kể

Đến với Bát Tràng, không chỉ có gốm mà còn có những món ăn mà bạn không thể bỏ qua đấy nhé.

8.1. Bánh tẻ

Được  gói trong lá dong xanh, bánh tẻ mang một hương vị đặc trưng dân dã với hương vị bột nếp, thịt xay mộc nhĩ hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị khó quên.

8.2. Bánh sắn, bánh khoai nướng

Bánh sắn, bánh khoai nướng được coi là món ăn phổ biến ở nơi đây được bày bán tại mọi ngõ ngách ở Bát Tràng. Đây chính là món khoái khẩu của những em học sinh nơi đây mỗi khi đi học về.

Bánh sắn-một món ăn cực kỳ vừa ngon mà rẻ .

9. Một số địa điểm du lịch gần với làng gốm Bát Tràng

9.1. Bãi đá sông Hồng

Cách làng gốm Bát Tràng không xa, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến Bãi đá Sông Hồng. Đây là địa điểm rất thích hợp dành cho cho nhóm bạn yêu thích chụp ảnh. Thời gian nào trong năm tại đây cũng có những nét đẹp riêng cuốn hút.

Tới Bãi đá sông Hồng, du khách có thể thoải mái check in, ngắm đủ loài hoa thi nhau đua sắc như hoa bách nhật, hoa đào, hoa cải vàng, hoa cúc và cánh đồng hoa lau trắng xóa. Đặc biệt, bạn có thể dạo chơi ở vườn dâu Chimi Farm cực rộng rãi, vừa check in ảnh đẹp, vừa tham gia trải nghiệm hái dâu ngay tại vườn. Những nhóm bạn thì tổ chức cắm trại tại Bãi đá sông Hồng cũng là điều thú vị đấy.

9.2. Phố cổ Hà Nội

Nếu đến Hà Nội mà không đi khám phá 36 phố phường chắc hẳn là điều mà nhiều du khách vô cùng tiếc nuối. Dường như cái tên gọi 36 phố phường đã đi vào tiềm thức trái tim của mỗi con người. Từng con phố mang tên biểu tượng cho các mặt hàng được bày bán như Hàng Bát, Hàng Muối, Hàng Nón, Hàng Mã,…

Phố cổ nổi bật với kiến trúc căn nhà mái nghiêng, ngói cũ và sơn vàng, nhìn khá tương đồng với phố cổ Hội An. Không chỉ gây ấn tượng với cách thiết kế, phố cổ còn là nơi có nhiều món ăn ngon cực hấp dẫn. 

Hãy đến với Làng gốm Bát Tràng để có thể biết và cảm nhận một sản phẩm truyền thống của đất nước ta từ bao đời nay. Bài viết bên trên của Kenhhomestay.com chắc chắn sẽ giúp bạn có những kinh nghiệm đầy đủ để xách balo ngay trong cuối tuần này nhé.

Mai Gấu

5/5 - (1 bình chọn)