lang-gom-ninh-thuan

Làng gốm Bàu Trúc: Hướng dẫn đường đi và kinh nghiệm tham quan A-Z

Du khách có cơ hội đến khám phá Ninh Thuận thì đừng nên bỏ lỡ việc tìm hiểu làng nghề truyền thống. Một trong những làng nghề lâu đời đó phải kể đến đó là làng gốm Bàu Trúc. Hãy cùng chúng mình khám phá và cảm nhận nét văn hóa Chăm rất riêng tại đây.

1. Làng gốm Bàu Trúc ở đâu?

Làng gốm Bàu Trúc: Hướng dẫn đường đi và kinh nghiệm tham quan A-Z

Ảnh: Palei Chăm

Làng gốm Bàu Trúc tọa lạc tại thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.Nằm không quá xa trung tâm thành phố, du khách chỉ cần di chuyển khoảng 15- 20 phút là đến địa điểm cần.

2. Hướng dẫn đường đi:

Hướng dẫn đường đi: từ trung tâm thành phố Phan Rang, chạy thẳng quốc lộ 1A về phía Nam khoảng 11km. Sau đó rẽ phải tại bảng chỉ dẫn vào làng gốm, tiếp tục đi thẳng đến khi gặp ngã ba rồi rẽ phải vào đường DT703. Chạy đến ngã tư thấy hợp tác xã gốm Bàu Trúc thì rẽ phải khoảng 50-100m nữa là đến điểm cần tìm.

3. Làng gốm Bàu Trúc có gì thú vị?

Làng gốm Bàu Trúc: Hướng dẫn đường đi và kinh nghiệm tham quan A-Z

Dân tộc Chăm sinh sống tập trung chủ yếu tại các tỉnh Nam Trung Bộ như Bình Định, Phú Yến, Ninh Thuận hay Bình Thuận. Tại đây vẫn còn một số nơi lưu giữ nét truyền thống của văn hóa Chăm-pa cổ xưa. Trong đó phải kể đến làng gốm Bàu Trúc nổi tiếng, lữu giữ nét tinh hoa của nghề làm gốm thủ công hơn một ngàn năm qua.

XEM THÊM:  Kinh nghiệm du lịch Bàu Trắng khám phá “tiểu sa mạc Sahara” của Việt Nam

Làng gốm Bàu Trúc: Hướng dẫn đường đi và kinh nghiệm tham quan A-Z

Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời của dân tộc Chăm. Ngoài ra, đây còn một trong những ngôi làng gốm cổ của Đông Nam Á còn tồn tại, lưu giữ đến ngày nay. Đặc trưng của người dân tộc Chăm là theo chế độ mẫu hệ nên nghề này chỉ được truyền lại cho người phụ nữ trong làng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Theo những chia sẻ của người phụ nữ ở đây thì tất cả các công đoạn đều làm thủ công, tức là sử dụng sức người và tay chân là chủ yếu.

Làng gốm Bàu Trúc: Hướng dẫn đường đi và kinh nghiệm tham quan A-Z

Nguyên liệu được làm từ hỗn hợp đất sét, cát mịn và nước, trộn theo tỉ lệ thích hợp. Ở đây, họ dùng chân để nhào nhuyễn hỗn hợp này đến khi nào cảm nhận được độ dẻo nhất định mới dừng.

Đây công đoạn tạo hình dáng cho vật từ những cục đất sét vô giá. Để hình dung đơn giản hơn về phương pháp làm gốm, người ta hay ví von bằng cụm từ: “tay quay, mông xoay”. Tức là người nghệ nhân đứng cạnh một bàn xoay và dùng cả đôi tay để tạo thành sản phẩm như mong muốn.

Làng gốm Bàu Trúc: Hướng dẫn đường đi và kinh nghiệm tham quan A-Z

Khi đến tham quan, du khách sẽ chẳng thể nào tìm thấy lò nung như những nơi khác. Tại đây họ nung lộ thiên, tức là nung ở ngoài trời. Ban đầu, họ sẽ chọn những sân rộng, có nhiều khoảng trống rộng và thoáng.

XEM THÊM:  Top 10 địa chỉ bánh mì que Hải Phòng uy tín, chuẩn vị

Phía dưới họ dồn rất nhiều củi, sau đó cứ để một lớp sản phẩm cần nung, một lớp rơm phủ lên. Và cứ tiếp diễn như thế cho đến khi hết thì thôi. Quá trình nung kéo dài khoảng 10-14 tiếng.

Tiếp đến, họ dùng những vật dụng đơn giản có sẵn trong nhà để khắc những họa tiết, hoa văn để tạo điểm nhấn cho sản phẩm. Các hoa văn trên từng sản phẩm tuy đơn giản, mộc mạc và có sức lôi cuốn riêng.

Làng gốm Bàu Trúc: Hướng dẫn đường đi và kinh nghiệm tham quan A-Z

Cuối cùng, họ sử dụng tinh chất được ngâm từ vỏ hạt điều phun lên sản phẩm để tạo độ bóng bẩy.

Làng gốm Bàu Trúc: Hướng dẫn đường đi và kinh nghiệm tham quan A-Z

Do tất cả đều làm bằng thủ công nên mỗi sản phẩm ra lò đều mang nét rất riêng, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào. Không chỉ đem lại những giá trị vật chất mà còn mang đậm giá trị tinh thần. Ghi dấu ấn đậm nét hơn về nền văn hóa Chăm lâu đời.

 

Ngoài việc đến tìm hiểu cách làm gốm, bạn cũng đừng quên mua cho mình một sản phẩm lưu niệm đầy độc đáo này nhé.

4. Một số địa điểm tham quan xung quanh:

Nằm trong cụm làng nghề truyền thống cũng không nên bỏ qua làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Không cách quá xa, từ làng gốm Bàu Trúc, bạn di chuyển đến đây chỉ mất tầm 5- 7 phút.

XEM THÊM:  Top 10 Homestay Hang Kia nổi tiếng đáng đến trải nghiệm nhất

Tại đây, du khách cùng giao lưu, trò chuyện với các nghệ nhân của làng. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi tận mắt chứng kiến quy trình dệt thổ cẩm trên khung dệt. Nếu yêu thích, bạn có thể mua các sản phẩm thổ cẩm của làng như khăn, túi xách, quần áo, vải,… với mức giá hợp lí.

Ngoài ra, nằm trong khu vực làng Mỹ Nghiệp còn có khu du lịch văn hoá sinh thái Sen Charaih. Cách làng gốm Bàu Trúc khoảng 3km.

Nơi đây có nguyên cánh đồng sen rộng lớn, chia ra thành nhiều khu vực khác nhau. Mỗi góc được thiết kế xinh xắn, đáp ứng nhu cầu khám phá, chụp ảnh của du khách.

Làng gốm Bàu Trúc: Hướng dẫn đường đi và kinh nghiệm tham quan A-Z

Đồng thời du khách cũng sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn làm từ sen như xôi gà hấp lá sen, vịt hấp lá sen,… ăn kèm với chuối chát xanh và mắm nêm đặc sệt, đậm vị.

Làng gốm Bàu Trúc: Hướng dẫn đường đi và kinh nghiệm tham quan A-Z

Cách đó không xa, có một homestay mang đậm phong cách của một miền quê yên bình của những người dân tộc Chăm.

Làng gốm Bàu Trúc: Hướng dẫn đường đi và kinh nghiệm tham quan A-Z

Nơi đây quả là lựa chọn không tồi cho những ai muốn tìm về sự an yên, tránh xa khỏi những xô bồ tấp nập. Không khí trong xanh, bởi ba bên bốn bề homestay toàn cánh đồng, cây xanh, vườn tược.

Inra Champa homestay sinh ra làm đúng với bản chất của một homestay. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội hòa mình và tìm hiểu cuộc sống của người dân tộc Chăm bản địa nơi đây.

Thực hiện: Viễn Xinh

Ảnh: internet

5/5 - (1 bình chọn)