bánh tráng mắm ruốc Đà Lạt

Bánh tráng mắm ruốc Đà Lạt – Đặc sản thành phố sương mù

Không chỉ là điểm đến du lịch yêu thích của đa số mọi người, Đà Lạt còn nổi tiếng với nhiều đặc sản hấp dẫn. Một trong số đó phải nhắc đến món bánh tráng mắm ruốc Đà Lạt. Vậy, bánh tráng mắm ruốc có gì mà hấp dẫn người ta tới vậy? Liệu có thể tự làm bánh tráng mắm ruốc tại nhà? Hôm nay cùng Kenhhomestay.com tìm hiểu về món ăn đặc sản này nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

1. Giới thiệu về bánh tráng mắm ruốc Đà Lạt

Bánh tráng nướng mắm ruốc có nguồn gốc từ một gia đình sản xuất bánh tráng lâu đời ở thôn Xuân Thượng, xã Lạc Lâm. Bắt đầu từ những năm 2006, bánh tráng mắm ruốc dần dần được lan rộng đến nhiều nơi như Đà Lạt, Sài Gòn và các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

bánh tráng mắm ruốc Đà Lạt

Bánh tráng nướng mắm ruốc Đà Lạt là đặc sản được kết hợp bởi tinh túy của lúa gạo, sự mặn mà của ruốc biển, vị ngọt ngào của đường và hương thơm lừng của tỏi ớt. 

Bánh tráng mắm ruốc được nướng trên bếp than giòn giòn, khi ăn du khách sẽ thấy đậm đà từ hương vị tới thẩm mỹ. Bánh tráng mắm ruốc được đặt trong cái bọc vừa phải, mỗi bọc gồm 5 cái bánh. Vậy nên, ai đến Đà Lạt cũng tranh thủ mua về làm quà biếu tặng hoặc dành để ăn dần.

2. Hướng dẫn cách làm bánh tráng mắm ruốc Đà Lạt

Bánh tráng nướng mắm ruốc Đà Lạt hiện nay nổi tiếng khắp mọi nẻo đường, từ dân văn phòng đến các bạn tuổi teen điều yêu thích nó. Vậy cách làm bánh tráng nướng mắm ruốc Đà Lạt như thế nào, Kenhhomestay.com hướng dẫn bạn 2 cách làm như sau: 

XEM THÊM:  Nhật Tiên homestay Đà Lạt thiết kế theo phong cách xưa view ngắm thung lũng

2.1. Cách làm bánh tráng mắm ruốc nướng bằng bếp than

2.1.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu: 

Bánh tráng khô, mắm ruốc biển, tôm khô, thịt băm nhuyễn, trứng gà, bơ, pate, tỏi, hành tím, hành lá, muối đường, ớt, và các gia vị bổ sung khác.

2.2.2. Chuẩn bị dụng cụ: 

Bếp than, than, vỉ nướng, bát, đũa, dĩa, muỗng, …

2.2.3. Quy trình chế biến: 

Bước đầu tiên là ngâm tôm khô trong nước tầm 15 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch. Trong thời gian ngâm tôm, băm nhỏ các nguyên liệu sau: tỏi, hành lá, sả và hành tím. Bước tiếp theo là xào thịt đã được băm nhỏ cùng hành tím, rồi nêm nếm với bột canh, nước mắm sao cho hợp với khẩu vị của bạn. Sau đó, xào tôm khô với tỏi được băm nhuyễn ngay từ đầu cho đến khi chín đều rồi cho vào cối giã nhuyễn, lưu ý để riêng phần thịt heo và tôm đã chín thành hai phần riêng biệt.

Bỏ vào chảo mắm ruốc cùng dầu ăn rồi phi thơm lên. Nêm 2 thìa cà phê đường, nửa trái chanh, 1 thìa cà phê ớt bột cho tới khi hỗn hợp sệt lại là được.

Tiếp theo đó, chuẩn bị bếp than rồi cho bánh tráng lên phía trên vỉ nướng, dùng muỗng phết bơ và trứng đều lên trên mặt bánh, quét đều pate, thịt băm, mắm ruốc, tương ớt, tôm khô, hành lá lên mặt bánh, rồi cuộn tròn lại bằng đũa. Cuối cùng là trở đều hai mặt bánh trên bếp than sao các mặt có màu vàng đều nhau, thử ấn bánh giòn rụm là đã có thể thưởng thức được rồi đấy.

2.2. Cách làm bánh tráng mắm ruốc bằng chảo chống dính

2.2.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu: 

Bánh tráng khô, mắm ruốc biển, trứng cút, thịt băm nhuyễn, bơ, pate, tương ớt, tương đen, tỏi, hành tím, hành lá, muối, đường, ớt và các gia vị bổ sung khác.

2.2.2. Chuẩn bị dụng cụ: 

Chảo chống dính, bát, đũa, muỗng, …

2.2.3. Quy trình chế biến: 

Việc đầu tiên là băm nhỏ các nguyên liệu tỏi, hành lá, hành tím. Tiếp theo xào thịt đã được băm nhuyễn cùng với tỏi, hành tím rồi nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn, khi chín thì để ra đĩa. Sau đó phi thơm mắm ruốc cùng dầu ăn, nêm 2 thìa cà phê đường, nửa trái chanh, 1 thìa cà phê ớt bột cho tới khi hỗn hợp sệt lại là được.

Tiếp theo nữa là làm nóng chảo chống dính rồi cho bánh tráng vào, dùng muỗng phết bơ đều lên trên mặt bánh, quét đều trứng cút đã đập vào. Trải đều các nguyên liệu như thịt băm nhuyễn, mắm ruốc, pate lên phía trên mặt bánh. Cho thêm gia vị tương ớt, tương đen rồi cuộn tròn lại, cuối cùng trở đều hai mặt bánh trên chảo sao cho vàng đều là đã có thể thưởng thức được rồi đấy.

3. Cách làm bánh tráng nướng mắm ruốc Đà Lạt cần lưu ý gì?

  • Chú ý tới nhiệt độ của bếp, nếu bạn dùng chảo chống dính thì hãy để lửa thật nhỏ, dùng bếp than thì không được để than quá nóng, bởi như vậy sẽ rất dễ làm cháy bánh và lớp vỏ sẽ không giòn, thơm ngon. 
  • Để không bị cay mắt trong lúc chế biến hành lá, bạn có thể để hành trong tủ lạnh 20 phút rồi mới lấy ra cắt. Lúc phi hành, bạn nên tránh phi cho đến khi hành có màu thiệt vàng vì sau khi vớt hành ra nó sẽ có màu vàng đậm hơn và khi ăn sẽ có vị đắng.
  • Trong lúc đổ trứng vào mặt bánh, bạn phải cẩn thận dàn đều trứng sao cho chúng không bị tràn ra bên ngoài nhé.
  • Phải thực hiện các thao tác lật bánh, quét trứng, … lên trên mặt bánh thật nhanh. Bởi vì nếu làm chậm mặt bánh tráng sẽ bị cong lại, không thể cho topping lên bánh. Đồng thời phải lưu ý trứng rất nhanh chín nên bạn phải thật khéo léo để chiếc bánh tráng của mình hoàn hảo nhất. 
XEM THÊM:  Mai Cát Tường Homestay thích hợp với những cặp đôi, nhóm phượt ở Đà Lạt

4. Top 5 địa chỉ bán bánh tráng ruốc ở Đà Lạt ngon nhất

4.1. Quán bánh tráng nướng Bà Khùng Đà Lạt

Địa chỉ: 61 Nguyễn Văn Trỗi, Thành phố Đà Lạt 

Tọa lạc trong một con hẻm nhỏ ở khu ăn uống nổi tiếng Nguyễn Văn Trỗi Đà Lạt, bánh tráng nướng mắm ruốc Bà Khùng nổi tiếng khắp vùng bởi hương vị đậm đà của bánh, đó là kết tinh của hơn 30 năm kinh nghiệm làm bánh của bà. Đường đi vào quán ăn khá khó tìm, quán thường xuyên đông khách nên mỗi khi đến đây việc tìm bàn trống cũng khá vất vả. 

bánh tráng mắm ruốc Đà Lạt

Không gian quán bà Khùng khá sạch sẽ tươm tất, mặc dù quán đông khách nhưng cách thiết kế và đặt bàn ghế ở đây vô cùng thuận tiện và thoải mái cho bạn khi đi cùng với bạn bè. Điều thú vị của quán là tính tình hài hước của bà chủ, đôi lúc hơi cộc tính nhưng cũng hay trêu đùa với khách.

4.2. Bánh tráng mắm ruốc Dì Đinh

Địa chỉ: 26 Hoàng Diệu, Thành phố Đà Lạt

Quán bánh tráng Dì Đinh thuộc top những địa điểm ăn vặt ngon nhất nhì ở thành phố Đà Lạt. Đây không còn là cái tên quá xa lạ với mỗi lứa học sinh, sinh viên vào buổi chiều tan học. Quán của Dì Đinh phục vụ khách từ sớm đến chiều tối muộn bởi danh tiếng và độ ngon của bánh nên rất nhiều người về đây thưởng thức.

bánh tráng mắm ruốc Đà Lạt

Bánh tráng mắm ruốc của dì có hương vị đặc trưng riêng biệt rất kích thích,  nguyên nhân có lẽ là từ sự hài hòa của vỏ bánh, nhân bánh và cả nước chấm mà nơi đây được gọi với một danh hiệu là “bánh tráng không ngấy”.  Quán bán ăn tại chỗ hoặc mang về đều được. Nếu có cơ hội ghé Đà Lạt, Kenhhomestay.com khuyên bạn ghé qua quán thưởng thức đặc sản thơm ngon này nhé.

4.3. Bánh tráng mắm ruốc cô Hoa

Địa chỉ: số 56 Thông Thiên Học, Thành phố Đà Lạt. 

XEM THÊM:  Trại mát Đà Lạt - Điểm du lịch thu hút biết bao du khách ghé thăm

Mặc dù bánh tráng mắm ruốc của cô Hoa nằm ở trong hẻm, nhưng quán luôn luôn đông khách, vào thời gian cao điểm đôi khi không kịp để phục vụ khách. Nguyên liệu và nguồn gốc để làm bánh rõ ràng và đảm bảo chất lượng. Hương vị vừa miệng, không quá mặn mà có độ đậm ngọt vừa tới, vỏ bánh vàng giòn nhìn bắt mắt. 

bánh tráng mắm ruốc Đà Lạt

Món ăn ở đây không những ngon mà cô chủ quán vô cùng hài hước dí dỏm và vui tính. Những vị khách quen thường gọi cô với cái tên thân thiết là cô Hai. Hãy ghé qua để thưởng thức nếu có cơ hội đến với du lịch Đà Lạt nhé!

4.4. Bánh tráng nướng mắm ruốc tại chợ Đà Lạt

Địa chỉ: chợ Đà Lạt, Thành phố Đà Lạt

Ai đi du lịch Đà Lạt ắt hẳn cũng sẽ ghé qua chợ Đà Lạt một lần. Ngoài việc mua sắm quần áo, đồ lưu niệm thì bánh tráng nướng mắm ruốc ở đây cũng cực kỳ ngon. Và đặc biệt, giá cho mỗi bịch bánh tráng nướng ở đây chỉ dao động trong khoảng 20 nghìn, rẻ đúng không nào. Có dịp ghé qua chợ hãy mua bánh tráng mắm ruốc về ăn thử nhé, đồng thời cũng đừng quên thưởng thức các đặc sản Đà Lạt khác ở chợ đấy nha.

bánh tráng mắm ruốc Đà Lạt

4.5. Bánh tráng mắm ruốc cô Chung:

Địa chỉ cụ thể: hẻm 1, đường Nhà Chung, Thành phố Đà Lạt.

Quán bánh tráng mắm ruốc cô Chung đã được mở từ rất lâu trong con đường ở hẻm 1 này, quán gắn bó với tuổi thơ của nhiều người dân Đà Lạt. Bánh tráng nổi tiếng với tràn ngập đồ ăn kèm ở trên bánh, vỏ bánh vàng giòn thơm lừng, hương vị đậm đà mắm ruốc. Điều làm nổi bật chất lượng bánh tráng ở quán cô Chung đó chính là nước chấm. Vị nước chấm khá lạ nhưng cực kỳ đặc biệt, giúp cho bánh tráng lên một “level” mới.

bánh tráng mắm ruốc Đà Lạt

5. Thắc mắc thường gặp về bánh tráng nướng mắm ruốc Đà Lạt

5.1. Ăn bánh tráng mắm ruốc có bị mập hay không?

Trong bánh tráng nướng mắm ruốc có chứa nhiều thành phần như đường, protein, và một số chất khác, những chất này cung cấp khá đầy đủ dưỡng chất cần trong một ngày. Ngoài việc ăn bánh tráng mắm ruốc để vui miệng, thì nó còn giúp bạn chống lại những cơn đói. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều quá mức sẽ không tốt cho cơ thể và bị thừa thải các chất nạp vào. Vậy, ai là fan của bánh tráng mắm ruốc muốn ăn nhiều mà không sợ bị béo thì Kenhhomestay.com sẽ chỉ cho bạn một vài tip nhé!

bánh tráng mắm ruốc Đà Lạt

5.2. Cách để ăn nhiều bánh tráng nướng mắm ruốc mà không sợ béo?

Bạn phải tính toán lượng calo nạp vào và tiêu hao hằng ngày, mỗi ngày trung bình cơ thể mỗi người sẽ cần từ 1800 – 2000 calo. Do đó, nếu bạn ăn hơi nhiều một chút, bạn có thể áp dụng các bài tập sau đây để tiêu đi bớt calo thừa: plank, squat, nhảy, các bài tập cardio giảm mỡ, … Tập những bài tập trên không những giúp giảm cân mà còn tăng cường sức khỏe nữa đấy.

bánh tráng mắm ruốc Đà Lạt

Bánh tráng nướng mắm ruốc là một trong những món ăn đặc sản của Đà Lạt mà bạn không thể bỏ qua. Hy vọng bài viết trên đây của Kenhhomestay.com đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về bánh tráng nướng mắm ruốc Đà Lạt, cách làm bánh tráng mắm quốc tại nhà cũng như top các địa chỉ bán bánh ngon tại Đà Lạt. Chúc bạn có chuyến đi Đà Lạt vui vẻ và có được nhiều trải nghiệm thú vị.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Đánh giá bài viết