Chùa Pháp Hoa là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh. Du khách đến chùa không chỉ để tham gia các hoạt động độc đáo mà còn có thể vãn cảnh, khám phá lối kiến trúc đặc biệt. Kenhhomstay.com sẽ giới thiệu đôi nét về ngôi chùa này để bạn tìm hiểu nhé.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Top 5 Resort Củ Chi view đẹp ngoại thành Sài Gòn cho gia đình đi trốn
- Top 15 Khu resort gần Sài Gòn giá rẻ đẹp có hồ bơi cho cặp đôi, gia đình
- Top 106 Khách sạn Sài Gòn TPHCM Hồ Chí Minh giá rẻ đẹp ở trung tâm
- Top 20 Biệt thự villa Sài Gòn TPHCM giá rẻ đẹp gần trung tâm, ngoại thành
1. Giới thiệu về chùa Pháp Hoa
Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng, trong đó không thể không nhắc đến chùa Pháp Hoa. Ngôi chùa để lại ấn tượng trong lòng du khách với lối kiến trúc đặc biệt, kết tinh mọi giá trị tinh hóa nghệ thuật.
Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông của Sài Gòn nên kiến trúc có phần nổi trội hơn những ngôi chùa thuộc các môn phái khác. Kiến trúc của chùa gồm có tam quan, sân chùa, chánh điện và hành lang.
Khuôn viên xây dựng chùa Pháp Hoa không rộng rãi như các chùa khác nên không có hậu đường. Thay vào đó, chùa được xây cao, thiết kế ba gian khác biệt, phân chia không gian theo từng tầng.
Chùa đã có tuổi đời hơn 100 năm và cũng là một trong những cái nôi của văn hóa Phật Pháp. Vào mỗi dịp lễ lớn, tăng ni và Phật tử khắp mọi nơi ở các tỉnh thành đều tìm về nơi đây.
Chùa Pháp Hoa chính thức được xây dựng vào năm 1928 do hòa thượng Đạo hạ Thanh thành lập. Lúc đầy, chùa có kiến trúc khá đơn sơ. Qua nhiều lần tu sửa vào các năm 1932, 1965 và 1990, chùa đã thay đổi diện mạo và được như ngày hôm nay.
Theo lịch sử ghi lại, chùa còn có một căn cứ bí mật được xây vào năm 1945 để nuôi giấu cán bộ cách mạng yêu nước. Nhờ có căn cứ, chùa đã có đóng góp to lớn trong hai cuộc chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam cho các chiến sĩ cộng sản yêu nước.
Trong chùa có một nơi đặt chân dung của Chủ tịch hồ Chí Minh được truyền thần những ngày đại tang của cả nước. Khuôn viên chùa còn có ngôi mộ của nhà sư – chiến sĩ Thiện Chiếu, nhà bia tưởng niệm chiến sĩ đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn.
Năm 2015, chùa Pháp Hoa được Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử. Hiện tại, đây là điểm tham quan yêu thích của người dân Sài Thành và các du khách trong – ngoài nước.
2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới chùa Pháp Hoa
Vị trí của chùa Pháp Hoa nằm ở số 870 đường Trường Sa, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa cách kênh Nhiêu Lộc, cầu Lê Văn Sỹ không quá xa nên người dân địa phương còn gọi với tên khác là chùa Pháp Hoa Lê Văn Sỹ hoặc chùa Pháp Hoa quận 3 để tránh nhầm lẫn với các ngôi chùa khác trong thành phố.
Du khách muốn đến thăm chùa thì có thể di chuyển bằng các gợi ý về phương tiện như sau:
- Phương tiện cá nhân: Vị trí của chùa khá đắc địa, giao thông thuận tiện để bạn tự mình lái xe đến. Du khách có thể xuất phát từ chợ Bến Thành đến đường Trương Định ghé vào đường Kỳ Đồng, rẽ phải vào đường Quốc Thảo, đi đến đường Trường Sa và tiếp tục di chuyển thêm 500m là đến điểm dừng. Du khách có thể chủ động tìm đường trên google maps và đi theo chỉ dẫn của mũi tên để có thể nắm bắt lộ trình giao thông chính xác hơn.
- Xe bus: Trong thành phố hiện chỉ có một tuyến xe số 28 có trạm dừng ở chùa. Nếu du khách muốn đi bằng phương tiện công cộng thì hãy chú ý bắt xe đúng tuyến để đến chùa nhé.
- Xe công nghệ: Bạn có thể cài app công nghệ về điện thoại để gọi xe đến chùa. Tùy theo số lượng thành viên đi cùng, du khách có thể đi xe máy, gọi xe 4 chỗ hay 7 chỗ để có thể di chuyển một cách linh hoạt nhất.
3. Giá vé tham quan chùa Pháp Hoa
Du khách đến tham quan chùa Pháp Hoa không cần phải mua vé vào cửa vì đây là địa điểm tham quan miễn phí. Chùa mở cửa từ 6h đến 11h30 và 13h30 đến 21h, do đó bạn hãy thu xếp lịch trình phù hợp với thời gian mở cửa đón khách của chùa nhé.
4. Đến chùa Pháp Hoa Quận 3 để trải nghiệm những gì?
Đến chùa Pháp Hoa, du khách sẽ được vãn cảnh, tham gia vào các khóa học thiền, pháp thoại hay lễ hội thả hoa đăng chùa Pháp Hoa… Mỗi hoạt động mang đến những trải nghiệm đáng nhớ để du khách nhớ mãi về sau.
4.1. Tìm hiểu về nét kiến trúc độc đáo của ngôi chùa Bắc Tông
Một trong những nét độc đáo để du khách nhớ đến chùa Pháp Hoa chính là kiến trúc của phái Bắc Tông. Dù nhìn từ phía xa, bạn vẫn có thể nhìn ngắm, thưởng thức được vẻ đẹp phẳng lặng và thơ mộng của ngôi chùa.
Đường dẫn vào chùa được trồng nhiều cây xanh, cỏ xanh và lãng hoa phong lan trải dài. Cảnh sắc thơ mộng xen lẫn với mùi thơm thoang thoảng trong gió giúp tinh thần được thư giãn hơn.
Không chỉ vậy, chùa Pháp Hoa còn nằm ngay bên cạnh kênh Nhiêu Lộc hiền hòa, dòng chảy xanh mướt uốn lượn. Cảnh đẹp và bầu không khí yên tĩnh để bạn cảm nhận được sự bình yên sâu thẳm trong tâm hồn, gác lại những lo lắng phiền muộn lại phía sau.
Khoảng sân giữa của chùa được trồng rất nhiều loại cây cỏ dại để tạo cảm giác xanh mát và tạo cảm giác rộng rãi hơn.
Do không có diện tích rộng rãi như các ngôi chùa khác, chùa Pháp Hoa có một tòa chính diện cao 3 tầng. Khu vực này được phân chia thành nhiều gian với những chức năng khác nhau.
Các gian nhà của tòa chính diện được phân chia mỗi gian thờ tụng 1 vị Phật Phát. Phần lớn, chùa thờ phụng tượng Phật và Bồ Tát được làm thủ công. Chất liệu gỗ mít được sử dụng thay cho đá xanh, đá thạch như các pho tượng khác để có mùi thơm ngát, tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn. Đường nét chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ và vô cùng uyển chuyển. Du khách có thể hành hương, dâng lễ vật khấn Phật ở khu vực chính điện này.
Liền kề điện chính là 2 dãy nhà đặt đối xứng hai bên, mỗi dãy nhà cao 3 tầng. Khu vực này được dùng để tàng trữ sổ sách, làm phòng họp, phòng ngủ cho các tăng ni và Phật tử.
Khách đến chùa muốn hành lễ và nghe thuyết pháp sẽ được sắp xếp đến khu vực giảng đường tầng trệt. Khu vực này có diện tích khá lớn, có nhiều cổng được mở để chào đón khách đến thăm.
Năm trên khu vực tầng 1 của chùa Pháp Hoa chính là nhà tổ – nơ thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, những vị tổ sư sáng lập chùa và người có công với nhà chùa. Ở đây còn có bố trí các dãy bàn ghế để tổ chức hội họp quý Phật tử trong các dịp lễ Phật lớn.
Vào ban ngày, hình ảnh chùa Pháp Hoa rất đẹp, khiến người nhìn liên tưởng đến đóa hoa sen đang nép mình bên dòng kênh xanh. Khi màn đêm buông xuống, những ánh đèn được thắp sáng làm cho ngôi chùa thêm phần lung linh và huyền ảo. Hình ảnh phản chiếu xuống dòng kênh thu hút mọi ánh nhìn.
Đặc biệt, vào buổi tối của ngày rằm và lễ lớn, du khách có thể tham gia vào hoạt động thả đèn hoa đăng chùa Pháp Hoa.
4.2. Trải lòng trong không gian thanh tịnh của nhà chùa
Chùa nằm trong trung tâm thành phố nhưng lại có bầu không khí yên tĩnh đến lạc. Bước qua cổng tam quan, bạn như đến với miền thanh tịnh, yên ắng, không có chút dư vị của sự xô bồ, ồn ào chốn trần gian.
Đường vào chùa Pháp Hoa được cây che bóng mát, hoa cỏ đua nhau khoe sắc, tỏa hương thơm. Mùi nhanh dễ chịu, hòa quyện trong gió như đưa du khách đến chốn bồng lai tiên cảnh huyền ảo.
Du khách đến chùa ngoài vãn cảnh thì có có thể thắp hương cầu mong may mắn, phước lành hoặc học thêm những bài học giá trị về cuộc sống.
4.3. Tham gia Lễ Phật Đản tại Chùa Pháp Hoa Quận 3
Lễ hội lớn nhất trong năm tại chùa Pháp Hoa chính là lễ hội phật Đản, lễ hội hoa đăng. Vào ngày hội, khách hàng hương, tăng ni, Phật tử trên khắp cả nước đều trở về cái nôi Phật pháp để tham dự.
Trước ngày hội lớn, khắp mọi nơi trong chùa được treo đèn lồng, dây cờ từ khuôn viên đến hành lang và dọc theo kênh. Khách hành hương có thể đến tham gia vào lễ hội hoa đăng chùa Pháp Hoa, cầu mong bình an, may mắn và sức khỏe đến những người thân yêu và cho chính bản thân mình.
5. Lưu ý khi đi tham quan chùa Pháp Hoa
Du khách khi đến chùa Pháp Hoa để vãn cảnh, hành hương hoặc tham gia lễ hội hãy lưu ý một số vấn đề như sau:
- Nếu du khách muốn đến chùa để thư giãn, tìm kiếm sự thanh tịnh, bình yên thì nên đến vào ngày thường. Những ngày lễ lớn, chùa có nhiều tăng ni và Phật tử tứ phương đến, không khí sẽ náo nhiệt với nhiều hoạt động được diễn ra.
- Sư trụ trì của chùa Pháp Hoa nổi tiếng về xem bói, khách hành hương có thể trải nghiệm thử nhé.
- Bạn muốn ngắm cảnh chùa lung linh, huyền ảo với ánh đèn vàng thì hãy nán ở lại đến tối nhé.
- Chú ý giờ giấc mở cửa đón khách của chùa để lên kế hoạch tham quan phù hợp với lịch trình cá nhân.
- Đồ dâng cúng tại chùa chỉ được dùng đồ chay, tuyệt đối không cúng đồ mặn.
- Khách hành hương đến tham quan, thắp hương phải ăn mặc chỉnh chu, lịch sự để thể hiện sự tôn nghiêm.
- Tuân theo các quy định của nhà chùa, tuyệt đối không gây mất trật tự, không xả rác hay bẻ cây hay hái hoa
6. Các hình ảnh check-in của du khách tại chùa Pháp Hoa
Chùa Pháp Hoa Quận 3 có bối cảnh đẹp để du khách chụp ảnh check in làm kỉ niệm về chuyến đi đến địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng này. Bạn có thể xem qua những hình ảnh mà kenhhomestay.com tổng hợp dưới đây để tìm ý tưởng chụp ảnh khi đến chùa nhé.
Trải nghiệm du lịch tâm linh tại chùa Pháp Hoa Sài Gòn chắc chắn sẽ để lại cho bạn những ấn tượng khó quên. Kenhhomestay.com hy vọng, du khách sẽ có được những giây phút tĩnh tâm tuyệt vời tại nơi có có cảnh đẹp và bình yên này.