Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ: Review kinh nghiệm khám phá nét đẹp linh thiêng ở xứ Huế

Nhắc đến Huế, hẳn ai trong chúng ta không còn xa lạ với chùa Thiên Mụ. Một địa danh đã đi vào những câu thơ của những nhà thơ nổi tiếng viết về Huế. Chùa Thiên Mụ có một vẻ đẹp và nét thu hút riêng như thế nào, hãy cùng Kenhhomestay.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Chùa Thiên Mụ ở đâu?

Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ mang một ý nghĩa “bà mụ linh thiêng” nhất định đối với ngôi chùa này. Đây là một ngôi chùa cổ có từ rất lâu đời ở ngọn đồi Hà Khê, tính đến nay đã được 420 tuổi. Chùa Thiên Mụ cách trung tâm thành phố Huế 5km về hướng Tây.

Chùa Thiên Mụ: Review kinh nghiệm khám phá nét đẹp linh thiêng ở xứ Huế
Hình ảnh chùa Thiên Mụ được nhìn từ trên cao

Được coi là một cơ duyên với nhà vua Nguyễn Hoàng- đây là vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn ở Đàng Trong. Câu chuyện được kể rằng trong một lần cưỡi ngựa dọc bờ sông Hương, nhà vua vô tình phát hiện ra một ngọn đồi có tựa hình con rồng đang quay đầu lại, đây chính là ngọn đồi Hà Khê. Năm 1601, nhà vua bắt đầu cho khởi công ngôi chùa tại vị trí này và đặt tên cho Thiên Mụ với ý nghĩa được sử sách ghi là “Bà mụ linh thiêng”.

Những địa điểm không nên bỏ lỡ khi đặt chân đến Chùa Thiên Mụ

Trải qua hơn 400 năm tuổi, Chùa Thiên Mụ trải qua vô số lần trùng tu bởi nhiều biến cố chiến tranh xung đột xảy ra, nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính nguyên sơ của chúng. Cùng nhau tìm hiểu 5 địa điểm chắc chắn phải tìm hiểu khi đến chùa Thiên Mụ nhé.

XEM THÊM:  Nhà cổ Tấn Ký - “ Bảo tàng sống” giữa lòng phố cổ Hội An 

Điện Đại Hùng

Điện Đại Hùng là chính điện hay được còn được hiểu là điện ở vị trí trung tâm của chùa Thiên Mụ. Ở đây đang thờ bức tượng Phật Di Lặc mang ý nghĩa an yên cho thiên hạ. Phật Di Lặc là một ông tượng được miêu tả là tai to, bụng to và miệng cười lớn.

Tai to với nguyện cầu là có thể nghe thấu những chuyện khổ cực của người dân trong thiên hạ, bụng to để có thể bao dung tất cả mọi người trong nhân gian, cho những con người lầm lỡ làm lại cuộc đời và miệng luôn cười lớn với mong muốn chính là nhân gian luôn được hạnh phúc. 

Cấu trúc của điện Đại Hùng là toàn bộ cột lăng bệ được đổ xi măng vững chắc, bên ngoài được sơn lại với màu giả gỗ, đem lại cho ta cảm giác như một ngôi phủ được làm bằng gỗ vậy. 

Không chỉ có bức tượng Phật Di Lặc, Điện Đại Hùng sở hữu 1 bức hoành phi vào năm 1974 cho đến bây giờ và một khánh đồng lớn chạm vào hình nhật nguyệt. 

Sâu vào trong chính điện là đang thờ Tam Thế Phật ở trung tâm. 2 bên phía là Văn phù Bồ Tát bên trái và Phổ Hiền là ở bên phải. Bên hông điện là nơi lưu giữ những hình ảnh mang tính thời điểm rất lớn. Sau điện chính là mộ của pháp sư Thích Đôn Hậu, người trụ trì chùa.

Chùa Thiên Mụ: Review kinh nghiệm khám phá nét đẹp linh thiêng ở xứ Huế
Điện Đại Hùng-nơi thờ bức tượng Phật Di Lặc

Điện Địa Tạng, điện Quan Âm

Để đến với điện Địa Tạng và điện Quan Âm, ta sẽ đi về phía sau điện Đại Hùng, qua một sân vườn với nhiều những cây cao ở 2 bên đường. Một không khí thật là dễ chịu nếu bạn bước đến nơi đây. Người ta còn tương truyền rằng nơi đây còn để lại dấu vết của điện Di Lặc lọt trong nền.

Tháp Phước Duyên

Tháp Phước Duyên được coi là địa điểm nổi danh nhất của chùa Thiên Mụ. Đây chính là một mô hình kiến trúc được coi là nổi bật nhất thời đó với cấu trúc của Tháp là hình bát giác gồm 7 tầng với chiều cao lên đến 21 m. 

Để hoàn thành một ngôi tháp Phước Duyên, thời ấy cần phải chuẩn bị đá thanh, gạch Bát Tràng, đất sét. Nguyên vật liệu được lấy từ khắp tứ phương đổ về nên thời gian để làm xong tháp 7 tầng này mất khá nhiều thời gian. Tháp Phước Duyên được nhà vua yêu cầu xây dựng ở giữa sân và nằm tại phần ngoài của chùa.

Mặt chính diện của tháp được xây theo hướng nhìn ra sông theo hướng Nam. Tại mỗi tầng tháp thờ mỗi tượng Phật khác nhau. Tại tầng 1 thờ đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi, cùng nhau di chuyển lên tầng thứ 2, đây chính là thờ Đức Phật Thi Khí.

XEM THÊM:  Chợ Đông Ba Huế - Thiên đường ẩm thực trăm năm tuổi

Lên đến tầng 3, nơi đây thờ tự Phật Tỳ Xá Phù. Tầng 4 được biết đến là Phật Câu Lưu Tôn. Tiếp đến tầng 5 là nơi thờ tượng Phật Câu Na Hàm, tầng 6 là Phật Ca Diếp.

Riêng tầng cuối, tầng số 7 được thờ 4 vị, đó chính là:  Ca Mâu Ni, Tây Phương Cực Lạc Pháp Vương và tôn giả Ca Diếp với ANan. Cách di chuyển trong ngôi tháp 7 tầng đó đã được thiết kế bậc thang xây cuốn để khách du hành có thể yên tâm về chất lượng sử dụng.

Tam Quan

Tam Quan hay mọi người gọi cho dễ hiểu chính là cổng chào chính của chùa Thiên Mụ. Cấu trúc của Tam Quan gồm 2 tầng và có 8 cái mái xây dựng bằng gạch và gỗ.

Cổng chính được chia làm 3 lối đi. Mỗi lối sẽ được gắn 2 cánh cửa bằng gỗ như chúng ta vẫn đang nhìn thấy trên truyền hình trong những bộ phim cổ trang. Hai bên lối đi của mỗi cánh cửa còn được tượng Hộ pháp được đối xứng 2 bên để trấn giữ.

Chùa Thiên Mụ
Khu vực Tam Quan chùa Thiên Mụ.

Lầu lục giác và lầu tứ giác.

Có vẻ như ít ai tìm hiểu về lầu lục giác và tứ giác. Đây là nơi chứa các đồ vật gốc như bia ký, bia đá, rùa đá,…. Không chỉ là nơi để đồ vật, lầu lục giác và lầu tứ giác còn được bày họa tiết tỉ mỉ, cầu kỳ . Đây chính là điểm thu hút nhất của du khách tham quan khi đến nơi đây đó. 

Chùa Thiên Mụ
Lầu lục giác ở chùa Thiên Mụ.
Chùa Thiên Mụ
Lầu tứ giác ở chùa Thiên Mụ.

Thời điểm thích hợp nhất để đến với chùa Thiên Mụ

Huế thuộc bộ phận các tỉnh miền Trung, là khu vực giao thoa thời tiết giữa miền Bắc và miền Nam nên không khí ở đây khá dễ chịu quanh năm. Nhưng để nói về khoảng thời gian thích hợp nhất thì có hai thời điểm sau đây:

Tháng 1 – tháng 2

Hai tháng này được coi là thời tiết đẹp nhất tại Huế. Không khí se se lạnh hợp với phong cảnh mộng mơ đã đi vào lòng người ở nơi đây. Thời điểm này còn là thời điểm của mùa lễ hội. Với phong tục truyền thống của nước ta, hầu hết các di tích lịch sử đều có một lễ hội sau dịp Tết Nguyên Đán. Hãy đừng bỏ lỡ qua dịp này nhé.

Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ vào những ngày đầu xuân.

Tháng 5 – tháng 6

Tuy không phải thời tiết đẹp nhất năm nhưng khoảng thời gian này thời tiết khá là dễ chịu. Đặc biệt đây là mùa hoa phượng nở. Nếu đến Huế vào thời điểm này, bạn sẽ được nhìn ngắm Huế trong một diện mạo tràn ngập sắc đỏ của mùa hoa phượng nở.

 

XEM THÊM:  Cây thông cô đơn Đà Lạt - Chốn bình yên tìm về
Chùa Thiên Mụ
Huế mùa phượng nở đắm chìm trong sắc đỏ.

Một số địa điểm ăn chay gần chùa Thiên Mụ Huế

Đến chùa Thiên Mụ chắc chắn bạn không thể bỏ qua những món ăn chay ở đây. Dưới đây là 3 địa điểm ăn chay mà bạn nên ghé qua nhé:

Vườn Ngự Hà 

Địa chỉ: 181 Xuân 68, Phường Thuận Lộc, Huế. 

Vườn Ngự Hà nổi tiếng đã lâu ở Huế. Những món ăn tại nơi đây khá vừa miệng kể cả từ người bản địa cho đến những du khách nước ngoài. Giá của một suất ăn tại đây khá bình dân : 20 000 – 80 000 / 1 suất.

Chùa Thiên Mụ: Review kinh nghiệm khám phá nét đẹp linh thiêng ở xứ Huế
Món ăn chay nổi tiếng tại Vườn Ngự Hà.

Liên Hoa Thư Quán 

Địa chỉ: Số 3 Lê Quý Đôn, Huế

Với cách bày trí theo không gian cổ xưa, những món ăn được chế biến bình dị nhưng vẫn đảm bảo hương vị và chất lượng. Đây chính là điểm cộng của Liên Hoa Thư quán mà khách hàng ưng ý. Giá 1 suất ăn ở đây dao động 15 000 – 55 000 đồng.

Chùa Thiên Mụ: Review kinh nghiệm khám phá nét đẹp linh thiêng ở xứ Huế
Đã đến Huế thì đừng bỏ qua món ăn chay tại Liên Hoa Thư Quán

Quán chay Thanh Liễu

Địa chỉ: số 50 Nguyễn Công Trứ, thành phố Huế

Những món ăn ở quán chay Thanh Liễu khá là đa dạng và có nhiều hình thức chế biến khác nhau phù hợp cả với những người kén ăn cũng có thể ăn được món chay tại đây. Giá vô cùng hạt dẻ, mức giá chỉ khoảng từ 6 000 – 50 000 đồng / 1 người ăn.

Chùa Thiên Mụ: Review kinh nghiệm khám phá nét đẹp linh thiêng ở xứ Huế
Những món ăn chay tại Huế bạn cần thử qua.

Những khách sạn nào bạn nên ở khi đến tham quan chùa Thiên Mụ

Pilgrimage Village Boutique Resort & Spa

Đây là một trong những khách sạn được đánh giá 9.3, đứng đầu những khách sạn được du khách lựa chọn nhiều nhất tại Huế.

Chùa Thiên Mụ: Review kinh nghiệm khám phá nét đẹp linh thiêng ở xứ Huế
Khách sạn với view đẹp như mơ

Hue Nino Hotel

Chỉ cách 1.1 km tính từ trung tâm của Huế, Hue Nino Hotel được đánh giá 9.1 , chỉ đứng sau khách sạn trên. Đây chắc chắn là nơi bạn đáng để ở đó nhé.

Hue Nino Hotel – khách sạn đầy đủ tiện nghi để bạn nghỉ dưỡng.

Quà lưu niệm về Huế có gì đặc biệt

Đến với chùa Thiên Mụ Huế, đừng bỏ qua những món đó này về tặng người thân nhé. Món đồ chắc chắc kể đến chính là : Trà Cung Đình Huế, Thanh Trà – đặc sản xứ Huế, Chiếc nón bài thơ, Dầu tràm ở Huế. Đây đều là những món đồ mang nét đặc trưng riêng của Huế và được bày bán tại hầu hết những quán lưu niệm ven đường mà bạn có thể bắt gặp bất cứ trên con đường nào tại đây.

Chiếc nón bài thơ- biểu tượng của thành phố Huế mộng mơ

Bao nhiêu năm đã trôi qua, chùa Thiên Mụ chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử của đất nước và dân tộc, đây được coi là di tích lịch sử cấp Quốc Gia cần được bảo tồn. Hãy đến đây với một tâm thế tôn nghiêm nhất, tận hưởng không gian thanh tịnh, tránh ồn ã và làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Mỗi người trong chúng ta đều có ý thức cho riêng mình thì chắc chắn văn hóa Việt Nam sẽ được nhiều bạn đọc biết đến với những hình ảnh đẹp mắt nhất. Tuy ngày nay cũng không còn quá nhiều bạn trẻ đam mê với lịch sử nhưng Kenhhomestay.com chắc chắn rằng một bộ phận nhỏ còn lại sẽ giúp những nét đặc trưng của văn hóa chúng ta đến mọi miền trên Thế Giới. Chúc bạn sẽ có chuyến đi chơi vui vẻ tại Huế. Tham khảo thêm resort Huế, villa Huế, khách sạn Huế, homestay Huế nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Mai Gấu

5/5 - (1 bình chọn)