Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Cố đô Huế – Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Cố đô Huế không chỉ có giá trị nghệ thuật to lớn mà còn mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa sâu sắc được UNESCO ghi danh di sản. Đây là nơi các bậc vua chúa đương triều, nghỉ ngơi, sinh hoạt, là nơi bàn bạc đại sự quốc gia, dân tộc, đón tiếp thần các nước hay tổ chức những buổi tế lễ để con người hòa hợp với đất trời. Hãy cùng Kenhhomestay.com khám phá công trình kiến trúc kinh đô đồ sộ trở thành biểu tượng của xứ Huế mộng mơ trong bài viết dưới đây nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Giới thiệu về cố đô Huế

Cố đô Huế là nơi trị vì của những vị chúa Đàng Trong khi đất nước ta còn phân chia 2 đàng. Đô thành xây dựng từ thời vua Gia Long, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn. Qua nhiều lần trùng tu, cải tạo và xây mới suốt 27 năm trị vị, kinh thành có nhiều thay đổi trong thiết kế và kiến trúc không gian.

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Những công trình đầu tiên của kinh thành cố đô Huế mang đậm phong cách cung đình với các vật phẩm trang trí chạm khắc, khảm hoa văn chủ đề dân gian. Giai đoạn sau khi đất nước du nhập văn hóa phương Tây, thiết kế các tòa cung điện, lăng tẩm có lai tạo những nét thiết kế mới lạ, độc đáo, theo phong cách Pháp, Ý, Ba Lan,…Tuy nhiên nhìn về tổng thể đây vẫn là một kiệt tác cung cấm giàu giá trị văn hóa dân tộc, biểu tượng cho xứ Huế đương thời.

2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới cố đô Huế 

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Cố đô Huế tọa lạc tại phường Thuận Hòa, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Du khách quốc tế hoặc từ các thành phố Sài Gòn, Hà Nội có thể lựa chọn nhiều phương tiện di chuyển như:

  • Máy bay: Bạn có thể chọn các hãng Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet Air bay đến sân bay Phú Bài, Huế. Thời gian bay từ Hà Nội là khoảng 1 tiếng 15 phút, giá vé khứ hồi từ 1.600.000 đồng. Thời gian bay từ TP HCM là khoảng 1 tiếng 30 phút, giá vé khứ hồi từ 1.300.000 đồng.
  • Tàu hỏa: Đi tàu hỏa cho bạn tầm nhìn tuyệt đẹp để ngắm cảnh ven đường. Bạn có thể chọn loại ghế ngồi cứng, ngồi mềm và giường nằm, có hoặc không có điều hòa. Giá vé khoảng 400.000 – 900.000 đồng một người. Tàu SE3, SE1 thường được du khách lựa chọn vào mùa hè vì thời gian di chuyển nhanh và có khoang giường nằm có điều hòa thoải mái.
  • Xe khách: Từ Hà Nội đến Huế có nhiều hãng xe khách uy tín như Hưng Thành, Camel, Queen, Đức Thịnh… Chặng Hà Nội – Huế và ngược lại có giá 250.000 – 300.000 đồng một chiều. 

Sau khi đến sân bay/bến tàu/bến xe bạn có thể đặt taxi hoặc sử dụng dịch vụ đưa đón riêng đến khu nghỉ kết nối hoặc đến thẳng di tích. Nếu đang ở Huế rồi thì bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện di chuyển như xe đạp, xe máy, xe hơi,…Du khách đến đây thường thích đi xích lô để tham quan nhiều địa điểm du lịch kế bên.

3. Giá vé tham quan cố đô Huế 

Khu di tích cố đô Huế cung cấp giá vé cố định cho khách du lịch đến thăm quan, được phổ cập mới nhất như sau:

  • 200.000 đồng/vé người lớn
  • 40.000 đồng/vé trẻ em từ 7-12 tuổi

Đặc biệt, du khách khi mua vé tham quan Đại Nội sẽ được phát phiếu tham quan miễn phí. Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có phát bổ sung tại cổng ra. 

4. Cố đô Huế có gì hấp dẫn?

4.1. Vẻ đẹp kiến trúc độc đáo

Cố đô Huế không chỉ là quần thể di tích nổi tiếng mà còn là quần thể kiến trúc được đánh giá cao qua nhiều niên đại lịch sử cho đến nay. Mang đậm phong cách cung cấm dân gian, kinh đô Huế xây dựng với kết cấu 3 vòng thành: Tử Cấm Thành, Kinh Thành và Hoàng Thành trong diện tích khoảng 500ha với cảnh quan khoáng đạt.

XEM THÊM:  20 địa điểm du lịch Vũ Hán đáng tham quan nhất cho khách Việt

Nơi đây được xem là khu thành cổ hiếm hoi còn lưu giữ vẹn nguyên những nét đẹp cổ kính của các công trình điện đài, lăng tẩm, cung cấm, tiêu biểu như:

4.1.1. Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén nổi bật với lối kiến trúc điện đài giàu tính mỹ thuật trong không gian tâm linh, văn hóa, nghệ thuật kết nối, giao thoa. Nơi đây có hơn 10 công trình mang dấu ấn lịch sử sâu sắc, đặt trên ngọn Ngọc Trản hay thường gọi là núi Chén Ngọc.

Điện Hòn Chén được biết đến nhiều nhất bởi là cung thờ Thánh mẫu, thu hút du khách đến lễ bái, cầu an, khấn xin tiền tài, sức khỏe.

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

4.1.2. Cung An Định

Qua sự mài mòn của chiến tranh và thời gian, cung An Định chỉ còn lại 3 công trình: Cổng chính. Nằm trong không gian vườn cây thơ mộng, cung điện hiện lên với vẻ đẹp cổ kính mang dấu tích thời gian.

Công trình nổi bật với thiết kế phong cách Roman, hiện đại, trang nhã mà vẫn giữ cái hồn văn hóa dân tộc. Nơi đây gắn với giai thoại hoàng hậu Nam Phương, là địa điểm tổ chức nhiều chương trình giao lưu văn hóa ấn tượng.

4.1.3. Văn Miếu Huế

Văn Miếu Huế là một di tích linh thiêng trải qua hơn 2 thế kỷ từ thời vua đầu tiên của triều Nguyễn. Nơi đây thu hút du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm có nét thơ mộng, trữ tình của không gian hoa cỏ thiên nhiên.

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Nằm bên dòng sông Hương quanh năm hiền hòa, xanh thẳm, văn miếu càng thêm phần yên bình, tĩnh lặng, thu hút du khách đến tham quan.

4.1.4. Đàn Nam Giao

Đàn Nam Giao là chốn linh thiêng nơi vua cùng các đại thần tổ chức các buổi lễ cầu mưa và lễ tế hàng năm. Các nghi thức tế Trời có từ thời vua Gia Long, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn.

Nơi đây được xây dựng oai nghiêm, bốn bề thành đá bảo vệ có bình phong đầy khí thế. Tứ phía đàn tế lễ là thang nhiều bậc đá có chạm trổ hoa văn, để con người bước lên tầm cao mới, giao hòa với đất trời.

4.1.5. Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ nằm trong quần thể di tích cố đô Huế, nổi danh là đệ nhất cổ tự với vẻ đẹp linh thiêng và câu chuyện bí ẩn trong chuyến du hành của chúa Nguyễn Hoàng qua bờ sông Hương, đoạn đường đồi Hà Khê.

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Được xây dựng từ năm 1601 cho đến nay, qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, ngôi chùa vần giữ được nét kiến trúc tinh hoa, mang vẻ đẹp thiêng liêng, sinh khí dồi dào.

Chùa Thiên Mụ có cảnh sắc hữu tình, kiến trúc ấn tượng với những chế tác phật pháp độc đáo. Nơi đây có tượng phật vàng, bánh xe phật pháp đặt trên đình Hương Nguyện, có nhà lục giác và quả chuông Thiên Mụ đi vào không biết bao tác phẩm thơ văn. 

4.1.6. Hiển Lâm Các

Đây là công trình điện đài nổi tiếng, nơi ghi lại công danh hiển hách của các vị quan thần, người có công dưới triều nhà Nguyễn. Toàn bộ công trình Hiển Lâm Các được xây dựng với lõi kiến trúc gỗ cao tầng, với các tấm hoành phi lớn được sơn son thếp bạc.

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Điểm xuyết vào không gian lộng lẫy vàng son là những mảnh gạch lát bát tràng tinh tế. Không gian đa tầng thiết kế 9 bậc đá Thanh với 2 bên thành cấp đắp hình rồng uốn lượn đẹp mắt.

4.2. Tham quan Kinh Thành Huế

4.2.1. Cổng Ngọ Môn 

Cổng Ngọ Môn là địa điểm check-in yêu thích của nhiều du khách khi đến với cố đô Huế. Đây là cổng lớn nhất trong số 4 cổng trấn giữ tứ phía, không chỉ là nơi dẫn lối đến Hoàng Cung mà còn là một vật chứng sống động, ghi dấu ấn thời gian và trang lịch sử oai hùng của dân tộc.

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Trước đây, cổng chính Ngọ Môn là nơi dành riêng cho vua ra vào và đón tiếp đại thần các nước, hoặc khi có lễ sắc phong đặc biệt. Chính vì vậy, cổng Nam được xây dựng lớn hơn với thiết kế tỉ mỉ toát lên vẻ bề thế, uy nghiêm.

Ngọ Môn có phân chia thành các phần: phần đài, phần cổng và ngũ phụng lâu, lối đi uốn vòm, trên lầu 2 tầng có mái 9 bộ lợp ngói lưu ly xanh, vàng bắt mắt.

4.2.2. Điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa là điểm check-in yêu thích của các du khách khi bước vào nội khuôn viên Hoàng Thành cố đô Huế. Đây là nơi thường diễn ra các sự kiện triều chính hay nghi lễ quan trọng như sắc phong chức vị hay đăng quang ngôi vị nhà vua. Chính vì vậy, không gian cung điện được trang hoàng đẹp mắt toát lên vẻ cao sang, bề thế. 

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Là không gian tổ chức những cuộc thương triều quan trọng hay lễ sắc phong, điện Thái Hòa cũng là nơi thể hiện sự uy nghi, quyền lực đương triều của họ nhà Nguyễn.

Cung điện được chống đỡ bằng những khối trụ vững chắc lấy chất liệu gỗ lim được sơn son thếp vàng với những họa tiết rồng cuộn vờn mây như biểu tượng cho mối quan hệ quân thần hết sức độc đáo. Bên ngoài cung điện cố đô Huế là khoảng sân rộng tạo sự khoáng đạt, tươi sáng cho chốn điện đài.

4.2.3. Kỳ Đài 

Kỳ Đài là công trình cột cờ cao nhất cố đô Huế, gần như mọi du khách đến tham quan đều muốn chinh phục và check-in tại địa điểm này. Đặt ngay vị trí chính diện tòa cung điện phía Nam kinh, ban đầu công trình được thiết kế kiểu hình tháp trụ với các ô gạch xếp chồng vững trãi. Cột cờ làm bằng gỗ chế tác tự nhiên, thẳng đứng hiên ngang giữa khung trời xanh ngát, yên bình.

XEM THÊM:  Pleiku Gia Lai có gì chơi? Check in ngay những địa danh đẹp hút hồn

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Dưới chân cột cờ cố đô Huế là phần đài kết cấu không gian kiểu chóp cụt xây 3 tầng đồ sộ với tầng chân đế kích thước lớn nhất. Cạnh bên kỳ đài có thang bậc dẫn lên điểm chóp, với mỗi đỉnh có 1 lan can lát gạch hoa rỗng làm rãnh thoát nước mưa. Với thiết kế uy nghi, vững trãi, sau hàng thiên niên kỷ, công trình vẫn sừng sững, hiên ngang làm minh chứng cho một thời vàng son của dân tộc.

4.2.4. Quốc Tử Giám

Quốc Tử Giám trong thành cố đô Huế là khu di tích nổi tiếng được vinh dự đề tên trong danh sách di sản thế giới được UNESCO công nhận bởi vẻ đẹp kiến trúc độc đáo cùng ý nghĩa văn hóa, lịch sử. Đây là trường đại học duy nhất xây dựng thời phong kiến Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay. 

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Nơi đây không chỉ ghi dấu ấn với truyền thống hiếu học vốn có của dân tộc từ thời vua Gia Long, mà còn là địa điểm trưng bày nhiều hiện vật quý từ thời chiến tranh Mỹ Việt bùng nổ.

Chính vì vậy, vẻ đẹp của Quốc Tử Giám không chỉ là những hình ảnh hiển hiện như khuôn viên xanh, sân gạch đỏ, mái ngói rêu phong mà còn là cái hồn văn hóa vẫn luôn ẩn giấu qua bao quãng thăng trầm của lịch sử.

4.2.5. Cửu Vị Thần Công

Cửu Vị Thần Công được ghi nhận là bảo vật quốc gia, thu hút nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh. Đây là 9 khẩu thần công lớn nhất Việt Nam được chế tác bởi các nghệ nhân tài hoa dưới thời vua Gia Long thứ 2 với chất liệu đồng bền bỉ, sáng bóng.

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Trước đây, khẩu thần công được đặt dưới chân thành Ngọ Môn, cho đến thời vua Khải Định di dời sang khu vực Kỳ Đài và nằm ở đó cho đến ngày nay.

Không chỉ là một hiện vật có giá trị thẩm mỹ cao mà Cửu Vị Thần Công còn là vật chứng cho chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Nguồn nguyên liệu đúc súng lấy từ những vũ khí, binh khí thu hồi trong chiến thắng Tây Sơn lẫy lừng của triều Nguyễn.

4.3. Lăng tẩm Huế

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Triều Nguyễn có 13 vị vua nhưng do nhiều yếu tố mang tính thời đại, chính trị,… nên chỉ xây dựng 7 khu lăng tẩm cố đô Huế được xây dựng. Mỗi khu lăng tẩm đều có vị thế đắc địa, phong thủy hài hòa, đường lối thiết kế ấn tượng. Nhìn chung mỗi công trình mang một vẻ đẹp riêng gắn liền với vẻ đẹp tinh hoa kiến trúc đương thời:

  • Lăng Gia Long bề thế, uy nghi
  • Lăng Minh Mạng nghiêm trang, cổ kính
  • Lăng Tự Đức thơ mộng, trữ tình
  • Lăng Dục Đức mộc mạc, giản đơn
  • Lăng Đồng Khánh hài hòa, trang nhã
  • Lăng Khải Định nhẹ nhàng, tinh xảo
  • Lăng Thiệu Trị thanh bình, tĩnh mịch

4.4. Tử Cấm Thành 

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Nổi tiếng nằm trong quần thể di tích Cố đô Huế, công trình Tử Cấm Thành là một di tích mang đậm nét lịch sử văn hóa dân gian. Được biết đến là nơi sinh hoạt của Vua chúa, Cung tần thị nữ, Tử Cấm Thành được xem như tâm điểm tại Kinh Thành. Hãy cùng Kenhhomestay.com khám phá xem Tử Cấm Thành có những gì nhé:

4.4.1. Đại Cung Môn

Đại Cung Môn trong di tích cố đô Huế trước đây là cửa chính Tử Cấm Thành cho vua tới lui mỗi chuyến du hành hay khi có ngày trọng đại. Công trình được xây dựng từ thời vua Minh Mạng với 5 gian 3 cửa nối với Tả Vu và Hữu Vu. Do biến cố lịch sử, công trình đã từng bị thiêu rụi là hiện thời đang được trung tâm bảo tồn di tích Huế lên kế hoạch phục dựng.

4.4.2. Tả Vu và Hữu Vu

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Tả Vu – Hữu Vu là công trình đồ sộ được xây dựng cho các quan lại, triều thần chuẩn bị sớ văn bẩm báo nhà vua. Bên Tả Vu dành cho quan văn chuẩn bị báo cáo việc công, trình bày sách lược, còn bên Hữu Vu là dành cho quan võ lên mưu lược dụng binh, chiêu bình và việc bảo vệ lãnh thổ nơi tiền tuyến xa xôi. Hai bên tả, hữu là nơi làm việc cơ mật của những vị đại thần, những cánh tay đắc lực của nhà vua cho nên phối cảnh không thể tầm thường. 

Công trình được xây dựng tỉ mỉ, đẹp mát và thường xuyên được tu bổ, mở rộng. Trong quá trình tu bổ, thiết kế có phần thay đổi chịu sự ảnh hưởng của phong cách châu Âu với trần đổ bê tông và sàn lát gạch hoa, nhưng vẫn giữ lõi kiến trúc ban đầu. Đến 2 tòa, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng hoạ tiết cung đình Huế như: tứ quý, bát bửu, dây lá, hay “Tam sư huý cầu”, “Tam tinh”, “Lưỡng Long triều nghi”, “Lưỡng Long chầu nhật”, “Ngũ Phúc kiếm thọ”, “Cổ đồ bát bửu”,…

4.4.3. Điện Cần Chánh 

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Điện Cần Chánh là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong cố đô Huế như yến tiệc chiêu đãi quần thần hay những buổi tiệc lớn đón tiếp phái đoàn ngoại giao.

Công trình được xây dựng nguy nga, tráng lệ với nghệ thuật sắp đặt, lắp ghép gỗ tự nhiên độc đáo. Trong điện chính đặt ngự tọa, hai bên treo tranh gương, cùng nhiều vật phẩm quý như đồ gốm sứ, hòm tượng bảo ấn,…vô cùng lộng lẫy, cao sang.

4.4.4. Điện Càn Thành

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Điện Càn Thành là tư cung nơi vua nghỉ ngơi hay nằm thư giãn sau mỗi giờ thiết triều, đặt trong di tích cố đô Huế bên cạnh điện Trinh Minh và Quang Minh. Tòa cung điện thiết kế theo lối cung điện dân gian kiểu trùng thiềm điệp ốc với không gian thiên nhiên khoáng đạt bao quanh. Khoảng sân rộng lát đá với ao sen thơ mộng là tấm bình phong lý tưởng cho cảnh vật thêm hữu tình.

4.4.5. Điện Kiến Trung

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Điện Kiến Trung trước là nơi vua làm việc sau đó được trang hoàng, thiết kế lại thành nơi vua nghỉ ngơi, thưởng cảnh. Đây là một trong những công trình lai tạo nhiều phong cách thiết kế trong di tích cố đô Huế.

XEM THÊM:  Update nhanh giá vé tàu cao tốc đi Cô Tô mới nhất hiện nay

Ngoài kiến trúc lõi kiểu cung đình dân gian Việt Nam, các thiết kế nội ngoại khu lấy ý tưởng từ nghệ thuật kiến trúc châu Âu thời phục hưng có chút lãng mạn kiểu Pháp, Ý. Du khách đến tham quan sẽ được tận hưởng một không gian kiến trúc tuyệt vời toát vẻ nghiêm trang, cổ kính.

4.4.6. Thái Bình Lâu

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Thái Bình Lâu là một trong những không gian đẹp nhất quần thể di tích cố đô Huế, nơi vua thường ghé đến để ngâm thơ, viết sách, họa cảnh. Để tạo cảm hứng chiêm nghiệm, sáng tác thơ ca cho nhà vua, Thái Bình Lâu được xây dựng độc đáo với các họa tiết nghệ thuật lộng lẫy, bắt mắt. Bước đến đây, bạn sẽ vô cùng choáng ngợp bởi vẻ đẹp nghệ thuật trang trí hoa viên và khảm sành sứ độc nhất vô nhị.

4.4.7. Nhật Thành Lâu

Cố đô Huế - Ngược dòng thời gian khám phá đô thành Huế xưa

Nằm phía đông Càn Thành Điện, Nhật Thành Lâu cũng là công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ lâu đời trong di tích cố đô Huế. Đây là công trình 2 tầng vô cùng thanh thoát và có giá trị cao về mặt thẩm mỹ trong mặt bằng tổng thể các di tích trong khu vực tột cùng bí ẩn dưới vương triều Nguyễn này. Mỗi tòa cung điện đều có một công năng riêng và Nhật Thành Lâu giữ vai trò lài Phật Điện của nhà vua.

4.4.8. Duyệt Thị Đường

Duyệt Thị Đường là nơi biểu diễn những tiết mục ca kịch, tuồng phục vụ các buổi tiệc chào đón quan khách, đại thần, sứ thần đến cố đô Huế. Qua nhiều niên đại nhưng nhà hát cổ vẫn giữ được vẻ đẹp lộng lẫy vốn có. Với chức năng giải trí và ngoại giao quan trọng, nhà hát được xây dựng trên diện tích lớn với thiết kế không gian đặc sắc. 

5. Lưu ý khi đi tham quan cố đô Huế 

5.1. Chia sẻ Tips chuẩn bị hành trang du lịch

Để có một chuyến du lịch hoàn hảo bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước mỗi chuyến đi, và du lịch cố đô Huế cũng vậy. Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một số hành trang cơ bản như:

  • Trang phục du lịch: Di tích gồm nhiều công trình lớn nhỏ, xây dựng trên diện tích quy mô lớn, vì vậy khi đến tham quan bạn nên mặc trang phục du lịch thoải mái để tiện di chuyển. Đa phần du khách tham quan vào mùa nắng để dễ bề chiêm ngưỡng cảnh quan song nhiều công trình kiến trúc xây dựng ngoài trời với khoảng sân lớn, hoặc xây trên cao, nhiều thềm bậc, vậy bạn nên mặc áo mỏng hoặc áo chất liệu cotton mềm mại, thấm hút tốt. Nếu đi vào những tháng đầu năm bạn nên mang theo áo khoác mỏng vì thời tiết lúc này hơi se lạnh.
  • Kem, sữa chống nắng: Thông thường thời điểm tham quan cố đô Huế đẹp nhất rơi vào những thángnắng mùa hè nên bạn hãy nhớ mang theo các loại kem chống nắng toàn thân. Nhiều cảnh quan ấn tượng của khu di tích đặt ngoài sân rộng, nắng chói chang mà đi bộ tham quan một vài giờ sẽ làm trôi lớp kem trên da nên bạn cần thoa lại khoảng 2-3h một lần.
  • Đồ ăn nhẹ, nước tinh khiết: Với nhiều trải nghiệm du lịch thú vị suốt ngày dài, khám phá các công trình cung điện trải rộng trên quy mô lớn của cố đô Huế dẫn đến việc mất năng lượng. Vì thế, một chút đồ ăn nhẹ trong túi đồ sẽ rất hữu ích để tiếp thêm sức lực, bạn sẽ không bị gián đoạn việc tham quan khi quay lại điểm lưu trú du lịch để lấy đồ.

5.2. Du lịch cố đô Huế mùa nào đẹp nhất?

Đến Huế mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng nhưng quần thể di tích cố đô Huế thu hút du khách tham quan nhất là vào mùa Xuân. 3 tháng đầu năm là thời điểm trăm hoa đua nở, thời tiết dịu mát rất thích hợp cho những chuyến dạo chơi, thưởng ngoạn.

Bạn cũng có thể đi khoảng cuối tháng 3 và ở lại Huế đến tháng 4 để được tham gia lễ hội Festival Huế vô cùng sôi động. Sau tháng 4 đến đầu tháng 10, thời tiết vẫn tạnh ráo, trời quang mây ủng hộ cho các hoạt động tham quan du lịch.

6. Một số khách sạn và resort gần cố đô Huế 

6.1. Khu nghỉ dưỡng Le Domaine De Cocodo

  • Địa chỉ: số 53 Hàm Nghi, Phước Vĩnh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
  • Số điện thoại: 0943 333 333

Le Domaine De Cocodo là thiên đường nghỉ dưỡng nơi xứ Huế mộng mơ dành cho du khách yêu thích nét yên bình, trầm mặc miền di sản. Nằm trên con hẻm yên tĩnh nhất thành phố, Le Domaine De Cocodo mang đến không gian thanh bình, tĩnh mịch để du khách yên tâm nghỉ ngơi, thư giãn. Du khách chắc chắn sẽ ấn tượng với thiết kế độc đáo của khu nhà nghỉ cùng khung cảnh thanh tĩnh, yên bình gần ngay trung tâm thành phố.

6.2. Khách sạn Imperial Huế

  • Địa chỉ: số 08 Hùng Vương, Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
  • Số điện thoại: 098 247 9999

Khách sạn Imperial sang trọng đẳng cấp nằm trên con đường sầm uất phía trung tâm thành phố. Cạnh bên con sông Hương thơ mộng, yên ả, khách sạn hiện lên với vẻ đẹp kiến trúc cung đình độc đáo, hài hòa với không gian, thu hút ánh nhìn. Đến đây du khách sẽ ấn tượng hơn với các chi tiết, vật liệu trang trí được phục chế từ kiến trúc cung đình.

6.3. Ancient Hue Garden Houses

  • Địa chỉ: số 47 Kiệt 104 Kim Long, Kim Long, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
  • Số điện thoại: 025 7777 7777

Nhà vườn là khu resort xinh đẹp nằm ngay cửa ngõ kinh thành cố đô Huế. Đến nơi đây bạn sẽ được đắm chìm trong làn điệu quan họ sông Hương Huế, nơi thi ca và nghệ thuật biểu diễn dân gian được hòa quyện tinh tế. Bạn có thể thoải mái thư giãn, nghỉ ngơi trong không gian lãng mạn đậm chất cung đình với đầy đủ tiện nghi hiện đẳng cấp.

7. Các hình ảnh check-in của du khách tại cố đô Huế 

Du khách đến du lịch tham quan cố đô, bạn sẽ được thoải mái chụp ảnh check in với nhiều địa cảnh quan khuôn viên hồ nước thơ mộng hay những công trình cung điện, đài lâu, chùa chiền giàu giá trị lịch sử văn hóa dân gian. Dưới đây là một vài hình ảnh của du khách lưu lại trong chuyến du lịch hết sức thú vị.

Trên đây là toàn bộ những review trải nghiệm thú vị dành cho du khách đang có kế hoạch tham quan khu di tích cố đô Huế. Hy vọng qua bài viết, Kenhhomestay.com mang đến cho bạn những kiến thức, kinh nghiệm tuyệt vời để có thêm nhiều hành trình khám phá kinh thành cổ kính xứ Huế mộng mơ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Đánh giá bài viết