Kinh nghiệm đi Đền Hùng Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn 

Kinh nghiệm đi Đền Hùng Phú Thọ – Hành hương trở về cội nguồn 

Là một người con của đất Việt, mang trong mình dòng máu con rồng cháu tiên chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều cảm thấy tự hào mỗi khi nhắc đến di tích Đền Hùng Phú Thọ. Nếu bạn muốn đây tưởng nhớ, tham quan, tìm hiểu về lịch sử các vị Vua Hùng mà chưa biết bắt đầu thế nào thì hãy để Kenhhomestay.com giúp bạn nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

1. Giới thiệu về di tích Đền Hùng Phú Thọ

Đền Hùng Phú Thọ tên đầy đủ là Khu di tích lịch sử Đền Hùng, nơi thờ phụng các vị vua Hùng đã có công dựng nước. Đền thờ Hùng Vương được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc địa phận thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. 

Đền Hùng cũng chính là cố đô của nhà nước Văn Lang xưa. Để tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng, hằng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng được tổ chức tại đây. Đến nay, hình ảnh Đền Hùng Phú Thọ vẫn còn vẹn nguyên giá trị lịch sử trong lòng người dân Việt Nam.

Kinh nghiệm đi Đền Hùng Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn 

Khu di tích bao gồm nhiều đền thờ trải dài từ chân núi đến đỉnh núi. Bước vào Cổng dẫn lên khu di tích đền Hùng, có 5 di tích chính đó là đền Giếng, đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và các di tích khác. Phía trước đền là vùng sông nước gọi là ngã ba Bạch Hạc, đây là sự giao thoa của ba dòng sông lớn: sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Phía sau đền là những đồi núi trập trùng dài tới 10km.

Kinh nghiệm đi Đền Hùng Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ngày 06/12/2012 UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Điều này đã khẳng định rõ ràng hơn tầm quan trọng của văn hóa thờ cúng tổ tiên, từ đó thúc đẩy tinh thần yêu nước, lòng biết ơn đối với cội nguồn dân tộc trong mỗi người con Việt Nam.

2. Nên đi Đền Hùng – Phú Thọ thời điểm nào?

Thông thường, truyền thống của người Việt Nam là đi lễ đền chùa đầu năm, đặc biệt là người miền Bắc. Thời tiết đầu năm cũng rất dễ chịu, mát mẻ, ấm áp, có chút se lạnh của gió mùa. Hằng năm, cứ vào thời điểm diễn ra lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10/3 âm lịch là du khách ở khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc đổ về tham quan, dâng hương và tưởng nhớ Đền Hùng. Hình ảnh Đền Hùng – Phú Thọ lúc này là náo nhiệt nhất.

Kinh nghiệm đi Đền Hùng - Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn 

Nếu không thể đi vào dịp lễ hội, bạn có thể đến vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Bởi đền chùa là nơi để con người ta tìm lại sự bình yên trong tâm hồn, được thanh thản và cầu phúc cầu an cho người thân, gia đình.

XEM THÊM:  Kinh nghiệm đặt vé máy bay đi Bali giá rẻ chi tiết nhất từ Vietjet Air

3. Hướng dẫn đường đi đến Đền Hùng Phú Thọ

Đền Hùng Phú Thọ cách Hà Nội khoảng 90km và cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 7km. Quý khách có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện để đến được đây.

Phương tiện cá nhân

Có thể lựa chọn một trong các tuyến đường sau để di chuyển:

  • Tuyến đường 1: đi theo quốc lộ 32C đến Ba Vì – cầu Trung Hà – cầu Phong Châu – đi thẳng đến tới nơi.
  • Tuyến đường 2: qua cầu Thăng Long, chạy theo đường quốc lộ 2 – Vĩnh Phúc – cầu Việt Trì – đi qua trung tâm TP Việt Trì, rẽ trái 10km là đến.
  • Tuyến đường 3: đi đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai – nút giao Phù Ninh – rẽ trái là đến Đền Hùng.

Xe khách

Đến bến xe Mỹ Đình bắt xe khách tuyến Hà Nội – Phú Thọ. Chỉ mất khoảng 2 tiếng đi đường là đến nơi. Gợi ý cho bạn một số nhà xe uy tín: Mạnh Nga, Thái Sơn, Hưng Thành, Trường An, Minh Kiệm,…

Tàu hỏa

Bạn có thể đến ga Hà Nội và bắt chuyến tàu Hà Nội – Việt Trì. Có 2 chuyến tàu dừng ở ga Việt Trì đó là SP3 và YB3. Tùy thuộc vào thời gian bạn muốn xuất phát có lựa chọn một trong hai chuyến đó. Chuyến SP3 xuất phát lúc 22h từ Hà Nội và 23h50 đến Việt Trì; còn chuyến YB3 khởi hành lúc 6h10 từ ga Hà Nội và 8h20 có mặt ở ga Việt Trì.

Khi đến ga, bạn có thể gọi taxi hoặc xe ôm để tới đền. Hoặc có thể đi xe bus số 19, xe này đi ngay qua đền, xuống xe sẽ thấy hình ảnh Đền Hùng Phú Thọ hiện ra trước mắt.

Kinh nghiệm đi Đền Hùng - Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn 

4. Giá vé tham quan Đền Hùng Phú Thọ

Dưới đây là các loại vé và mức giá khi tham quan Đền Hùng Phú Thọ:

  • Vé vào bảo tàng: khoảng 15.000/vé (vé người lớn); miễn phí (vé trẻ em)
  • Vé đi xe điện khoảng 50.000/lượt/người.
  • Vé lên các ngôi đền khoảng 10.000/người

5. Các điểm tham quan tại Đền Hùng Phú Thọ

5.1. Đền Hạ

Đi từ dưới chân núi Đền Hùng Phú Thọ, qua cổng đến là thấy ngay đền Hạ. Truyền thuyết lưu truyền rằng đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên núi. 

Kinh nghiệm đi Đền Hùng - Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn 

Ngôi đền nhỏ, có ba gian thờ tự, phía trước đền đặt một lư hương lớn. Bước xuống bậc thềm, hai bên có hai cột trụ lớn chạm khắc hoa văn rồng tinh xảo. 

5.2. Đền Trung

Đền Trung trong khu di tích Đền Hùng Phú Thọ có tên chữ là Hùng Vương tổ miếu. Tương truyền rằng, mảnh đất này ngụ tại núi Cấm, đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Cũng chính tại nơi này, vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu, người con đã sáng tạo ra bánh chưng, bánh dày.

Kinh nghiệm đi Đền Hùng - Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn 

Đền Trung có kiến trúc kiểu nhà sàn của thời vua Hùng. Không gian miếu không lớn, thiết kế và xây dựng theo hình chữ nhất gồm 3 gian. Hiện tại đền còn lưu giữ các hiện vật cổ có giá trị lịch sử như bộ cỗ ngai, bát hương, mũ và đôi hài. 

5.3. Đền Thượng

Tọa lạc trên đỉnh núi, là nơi tổ tiên người Việt thờ Trời và thần Lúa. Theo truyền thuyết kể lại, các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. 

Kinh nghiệm đi Đền Hùng - Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn 

Tên chữ của đền Thượng là “Kính thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời) và “Cửu trùng tiên điện” (Điện giữa chín tầng mây). Phía trên cổng có đề dòng chữ: “Nam Việt triệu tổ” nghĩa là tổ tiên của người Việt phương Nam. Đền được xây thành ba cấp: phía trước là bức nghi môn lớn, nhà chuông trồng, tiền tế, đại bái và hậu cung, theo kiến trúc chữ Vương. Phía bên trái đền đặt cột đá thề cao 1,3m; rộng 0,3m.

5.4. Đền Giếng

Đền Giếng của Đền Hùng Phú Thọ có tên chữ là Ngọc Tỉnh. Ngôi đền này được lập ra để tưởng nhớ công lao to lớn của hai vị công chúa là Tiên Dung và Ngọc Hoa – con gái của Vua Hùng thứ 18. Tương truyền rằng, hai bà thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Thời kỳ đất nước ta còn nghèo khó, hai bà đã dạy bà con ta trồng lúa nước và trị thủy. 

XEM THÊM:  Pháp Viện Minh Đăng Quang - Ngôi chùa với 4 kỷ lục nổi tiếng

Kinh nghiệm đi Đền Hùng - Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn 

Cổng đền xây theo kiến trúc 2 tầng 8 mái. Ngôi miếu nhỏ của đền có một cái giếng to bên trong và rào bao xung quanh. Để đảm bảo an toàn, du khách sẽ đứng bên ngoài quan sát miệng giếng.

5.5. Nhà bia

Được xây dựng ngay dưới chân đền Hạ, có kiến trúc theo kiểu hình lục giác. Trong nhà bia có đặt một tấm bia đá ghi lại lời dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đến thăm Đền Hùng Phú Thọ vào ngày 19 tháng 9 năm 1954: “Các vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

5.6. Chùa Thiên Quang

Mang nét cổ kính và nhuốn màu của thời gian, chùa Thiên Quang còn gọi là Thiên quang thiền tự. Ngôi chùa nằm trong di tích Đền Hùng – Phú Thọ, tọa lạc gần đền Hạ. Chùa có khoảng sân nhỏ, trong sân trồng nhiều cây xanh tỏa bóng mát.

Kinh nghiệm đi Đền Hùng - Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn 

Chùa được thiết kế theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc gồm 2 gian thiêu hương, 5 gian tiền đường, 3 gian tam bảo và nhà Tổ. Mái chùa lợp ngói mũi, các tòa theo kiểu cột trụ.

5.7. Lăng Hùng Vương

Lăng Hùng Vương hay còn gọi là Hùng Vương lăng, tương truyền rằng đây là nơi chôn cất của Vua Hùng thứ 6. Nhìn từ phía Đền Thượng, lăng nằm ở phía đông, xây theo hình lập phương, cột liền với tường. Lăng được xây hai tầng mái, 8 góc cong lên tạo thành 8 con rồng hướng vào trong. 

Kinh nghiệm đi Đền Hùng - Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn 

Ngôi mộ được xây dựng theo dạng hình hộp chữ nhật với kích thước dài 1,3m; rộng 1,8m, cao 1,0m. Các mặt phía ngoài của lăng đều có khắc dòng chữ: Hùng Vương lăng (Lăng Hùng Vương). Phía bên trong lăng đặt bia đá là mộ của Vua Hùng đề dòng chữ: Biểu chính (lăng chính). 

5.8. Đền Mẫu Âu Cơ

Ngôi đền trong di tích Đền Hùng Phú Thọ được xây dựng trên núi ốc Sơn (núi Vặn) để tưởng nhớ công lao của Mẹ Âu Cơ. Đền bắt đầu khởi công từ năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Trước đền có lư hương lớn để du khách xa gần thắp hương cúng bái. Bên trong đền đặt tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai vị Lạc hầu, Lạc tướng. 

Kinh nghiệm đi Đền Hùng - Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn 

Đền chính có diện tích 137m2, tường sử dụng vật liệu gạch bát, xây theo kiểu chữ Đinh. Nằm ngay cạnh đền chính có nhà Tả vũ, nhà Hữu vũ, nhà Bia, Trụ biểu, Tứ trụ, cổng Tam quan, nhà tiếp khách và hoa viên. 

5.9. Đền thờ Lạc Long Quân

Tọa lạc trên núi Sim, cách 1km về phía Đông Nam từ núi Nghĩa Lĩnh, nơi đây thờ cúng Lạc Long Quân. Đền Hùng Phú Thọ được xây dựng kỳ công, điêu khắc tinh xảo. Trước khi bước vào trong đền, du khách sẽ trông thấy 4 trụ cột đá lớn gồm 2 hình thù đối xứng nhau. Tiến sâu vào trong, bước lên các bậc, đi qua mái vòm lớn chạm khắc đẹp mắt, sẽ thấy một tấm bia đặt giữa lối đi. Bước qua mấy lần mới bậc mới vào được khu vực đền chính.

Kinh nghiệm đi Đền Hùng Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn 

Khuôn viên trong đền có diện tích khá rộng khoảng 13,79 ha. Đền Tượng Lạc Long Quân được đúc bằng đồng, điêu khắc kỳ công. Đền có các khu vực sau: nghi môn, trụ biểu, nhà bia, đền chính, tả, hữu vu.

6. Lễ hội Đền Hùng – Phú Thọ diễn ra như thế nào?

Lễ hội Đền Hùng Phú Thọ diễn ra hàng năm từ mùng 1 đến hết mùng 10 tháng 3 âm lịch. Thời gian cử hành lễ chính và long trọng nhất là vào mùng 10/3, lễ hội có hai phần đó là phần lễ và phần hội. Du khách khi tham gia lễ hội chắc chắn sẽ có những giây phút đáng nhớ bên những nghi lễ trang nghiêm và những trò chơi hấp dẫn. 

XEM THÊM:  Khám phá vườn quốc gia Cát Bà - Khu dự trữ sinh quyển lớn của thế giới

6.1. Phần lễ trang nghiêm với nghi thức rước kiệu

Vào ngày chính hội 10/3, đại diện của Nhà nước sẽ tiến hành nghi lễ dâng hương tại đền Thượng cũng chính là nơi Vua Hùng thực hiện các nghi lễ tế trời đất. Đồ cúng tế rất đặc biệt ngoài mâm ngũ quả theo tục lệ thông thường thì còn có bánh chưng, bánh dày nhằm tưởng nhớ chàng Lang Liêu và các Vua Hùng đã có công dạy nhân dân ta trồng lúa.

Nghi lễ rước bao gồm rước thần, rước voi, rước kiệu,… của các làng địa phương. Vị chủ tế trong lễ hội sẽ đảm nhận việc đọc lời nguyện để báo công trạng và cầu phước bình an. Mỗi tiếng nhạc cất lên, người này sẽ đọc lời nguyện và đoàn tế lễ sẽ thực hiện theo hiệu lệnh. Cứ như vậy cho đến lúc đọc hết lời nguyện. 

Kinh nghiệm đi Đền Hùng Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn 

Đoàn người rước kiệu trải dài nườm nượp, cờ hoa bay phấp phới. Khung cảnh ngập tràn màu sắc của lễ hội với sắc đỏ, sắc vàng khiến lòng người háo hức nhập hội. Không khí đưa rước náo nhiệt, người dân ở đây trong bộ trang phục áo dài, áo tứ thân, áo quan, áo lính tô điểm cho khung cảnh thêm phần sống động. 

6.2. Phần hội nhiều hoạt động thú vị và đặc sắc

Phần hội của Đền Hùng Phú Thọ được rất nhiều người dân địa phương cũng như du khách mong chờ bởi sự vui nhộn, hấp dẫn của các hoạt động. Thường được diễn ra từ mùng 8/3 âm lịch. Du khách sẽ được thưởng thức và thi hát xoan ở đền Thượng và hát ca trù ở đền Hạ. 

Kinh nghiệm đi Đền Hùng Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn 

Ngoài ra, lễ hội còn tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như bắt vịt, đập niêu, đấu vật, đi cầu tre, thi gói bánh chưng bánh dày, chọi gà, đua thuyền,… Không khí rộn ràng, ồn ào của những tiếng reo hò, cổ vũ sẽ khiến bạn quên đi hết mệt mỏi để hòa mình vào những trò chơi đặc sắc này.

7. Ăn gì khi đến Đền Hùng Phú Thọ

Khi đến Đền Hùng Phú Thọ du khách nhất định phải thưởng thức món thịt chua trứ danh, đặc sản của vùng đất Phú Thọ. Thịt chua giòn giòn dai dai cùng vị chua lên men tự nhiên, ăn cùng rau thơm, chấm miếng tương ớt bỏ vào miệng, bạn sẽ không thể ngừng ăn vì quá ngon. 

Kinh nghiệm đi Đền Hùng Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn 

Bên cạnh đó, bạn  cũng không thể bỏ qua các món ăn nổi tiền khác như bánh tai, xáo chuối, bưởi Đoan Hùng, cơm nắm lá cọ, xôi nếp gà gáy, rêu đá, cọ ỏm,… Chắc chắn các món ăn ở đây sẽ khiến vị giác của bạn nhớ mãi không quên.

8. Cần lưu ý điều gì khi tham quan tại Đền Hùng tại Phú Thọ

  • Trình tự tham quan thuận tiện và nhanh chóng nhất cho du khách khi tham quan các khu di tích tại Đền Hùng Phú Thọ chính: đầu tiên là đền Hạ, tiếp theo là đền Trung, sau đó là đền Thượng và cuối cùng là đền Giếng.
  • Quãng đường di chuyển từ cổng đền vào bên trong và giữa các đền khá xa nên du khách không muốn đi bộ có thể thuê xe điện để đi mất khoảng 100-150k/xe.
  • Các hàng quán được sắp xếp và bày bán tại mỗi đền, hàng nước được bán đúng giá niêm yết phục vụ nhu cầu của du khách nên không cần đem theo đỡ nặng. 

9. Hình ảnh Đền Hùng Phú Thọ của du khách tham quan

Kinh nghiệm đi Đền Hùng Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn 

Kinh nghiệm đi Đền Hùng Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn 

Kinh nghiệm đi Đền Hùng Phú Thọ - Hành hương trở về cội nguồn 

Đền Hùng Phú Thọ là địa điểm linh thiêng, là cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn mà mỗi người con đất Việt dù có đi đâu xa cũng nhớ về và muốn trở về. Kenhhomestay.com hi vọng đã giúp bạn đọc có những bí kíp du lịch về nơi chốn linh thiêng này. Nếu có dịp, bạn hãy cùng gia đình, bạn bè đến đây để tưởng nhớ công lao của các vị Vua Hùng nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Đánh giá bài viết