Khám phá cầu Thê Húc - “Nơi lưu lại ánh sáng” của Thủ đô

Khám phá cầu Thê Húc – “Nơi lưu lại ánh sáng” của Thủ đô

Cầu Thê Húc nằm trong quần thể du lịch, gắn liền với đền Ngọc Sơn. Du khách đến phố cổ có thể kết hợp đến tham quan địa điểm du lịch này để có thêm nhiều trải nghiệm hơn về văn hóa. Kenhhomestay.com sẽ giới thiệu đôi nét về địa điểm du lịch nổi tiếng này để bạn tham khảo thêm nhé. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

1. Giới thiệu đôi nét về cầu Thê Húc  

Cầu Thê Húc luôn gắn liền với đền Ngọc Sơn, tọa lạc ngay bên cạnh hồ Gươm êm đềm. Đây là cây cầu nối bờ hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. Cầu được sơn màu đỏ đặc trưng, có thể nhận diện dễ dàng từ phía xa. 

Bạn dễ dàng nhìn thấy hình ảnh cầu Thê Húc đang soi bóng xuống mặt hồ. Và đây cũng chính là một trong những biểu tượng khiến du khách nhớ đến Thủ đô Hà Nội nhiều hơn. 

Khám phá cầu Thê Húc - “Nơi lưu lại ánh sáng” của Thủ đô

Ý nghĩa cầu Thê Húc từ tên gọi rất hay và mang đến hàm ý sâu xa. Nó có nghĩa là nơi lưu giữ ánh sáng đặc biệt. Không chỉ vậy, màu đỏ của cây cầu còn thể hiện cho hạnh phúc và sự sống với ước mong có thể đón nhận được dưỡng khí của đất trời. 

Nếu có dịp tới Hà Nội, đi tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng thì bạn nên dành thời gian tới đây nhé. 

2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới cầu Thê Húc

Cầu Thê Húc ở đâu? Vị trí của cây cầu tọa lạc trong khuôn viên di tích đền Ngọc Sơn, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với vị trí nằm ngay khu vực trung tâm quận, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến các địa điểm khác mà không cần lo sẽ mất quá nhiều thời gian. 

XEM THÊM:  Kinh nghiệm du lịch đảo Koh Rong - nơi làn nước trong như pha lê

Khám phá cầu Thê Húc - “Nơi lưu lại ánh sáng” của Thủ đô

Một vài gợi ý về phương tiện di chuyển, du khách có thể tham khảo thêm như: 

  • Xe máy: Nếu bạn muốn có sự linh hoạt khi đi tham quan các địa điểm du lịch ở Hà Nội thì xe máy là lựa chọn phù hợp nhất. 
  • Xe taxi: Nếu bạn đi du lịch cùng nhiều người thì taxi là phương tiện di chuyển phù hợp nhất. 
  • Xe bus: So với hai phương tiện trên, xe buýt sẽ giúp du khách tiết kiệm được một khoản kinh phí và có thể ngắm cảnh trên đường. 

3. Giá vé tham quan cầu Thê Húc 

Trước khi vào tham quan đền Ngọc Sơn cầu Thê Húc, du khách cần phải mua vé vào cửa trước. Giá vé vào cửa sẽ giao động ở mức từ 30.000 đồng – 50.000 đồng/người. 

4. Hành trình đặc biệt khi đến thăm cầu Thê Húc 

Hành trình đến tham quan cầu Thê Húc chắc chắn sẽ để lại cho bạn những ký ức khó quên. Vậy địa điểm du lịch này có gì hấp dẫn, phần nội dung ngay sau đây sẽ cho bạn câu trả lời. 

4.1. Tìm hiểu về ý nghĩa kiến trúc và lịch sử của Cầu Thê Húc

Điểm chung của các địa điểm du lịch tại Hà Nội đều có ý nghĩa về kiến trúc và lịch sử bởi nó gắn liền với thời gian, đã cùng với bao thế hệ lớn lên. 

4.1.1. Ý nghĩa kiến trúc

Theo nhiều ghi chép, “thánh” Siêu là người đã cho xây dựng cầu. Lúc ban đầu, cầu chỉ được làm từ những ván gỗ đơn sơ với 15 nhịp và 32 chân gỗ được xếp thành 16 đôi để chống đỡ cho cây cầu. Gỗ được sơn màu đỏ thẩm, chữ Thê Húc khu vực trung tâm được thếp vàng. 

Khám phá cầu Thê Húc - “Nơi lưu lại ánh sáng” của Thủ đô

So với những cây cầu nổi tiếng khác của Hà Nội, cầu Thê Húc sở hữu vẻ đẹp cổ xưa của miền quê Bắc Bộ, có nhiều nét tương đồng với nhà gỗ của người dân lúc bấy giờ, có mộng, cột, khóa giang…

Đến năm 1952, ccầu Thê Húc được xây lại, móng cầu gỗ đã được đổi thành xi măng để tăng độ vững chắc. Màu sắc và số hàng cọc vẫn được giữ nguyên, không có sự thay đổi. 

Khám phá cầu Thê Húc - “Nơi lưu lại ánh sáng” của Thủ đô

Cầu hướng về phía mặt trời mọc với ngụ ý đón nguồn dưỡng khí một cách trọn vẹn. Màu đỏ thể hiện cho hạnh phúc và sự sống. Tên gọi chính là để mệnh danh cho “cầu của thần mặt trời”. 

4.1.2. Ý nghĩa lịch sử 

Ngoài phương diện ý nghĩa về kiến trúc, cầu Thê Húc còn có ý nghĩa lịch sự rất lớn. Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu hay thánh Siêu dưới triều vua Tự Đức đã cho xây một cây cầu nối bờ hồ Hoàn Kiếm với đền Ngọc Sơn và đặt tên là Thê Húc. 

Tên gọi mà “thánh” Siêu đặt cho cây cầu với ý nghĩa là nơi mà ánh sáng lưu lại hay nơi ngưng tụ ánh hào quang. 

Khám phá cầu Thê Húc - “Nơi lưu lại ánh sáng” của Thủ đô

Cầu được xây dựng khá đơn giản với những tấm ván và cọc gỗ. Khi cầu được xây xong, sĩ tử rước khi thi Hương sẽ đến đền Ngọc Sơn để thắp hương, cầu khấn. Chính vì lượng người dâng hương quá đông nên nguy cơ cầu sập đã xảy ra trong nhiều lần. 

XEM THÊM:  10 Điểm đến đẹp Sơn La nhất định phải ghé thăm và check-in

Cầu Thê Húc đã trải qua hai lần trùng đó là: 

  • Lần 1 vào năm 1879
  • Lần 2 vào năm 1952

4.2 Trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi ghé thăm cầu Thê Húc

Sau khi tìm hiểu về kiến trúc cũng như ý nghĩa của cầu Thê Húc, du khách có thể vãn cảnh, chụp ảnh và khám phá thêm các công trình du lịch gần đó để chuyến đi có thêm nhiều kỷ niệm hơn. 

4.2.1. Ngắm cảnh và chụp ảnh làm kỷ niệm

Nhắc đến cầu Thê Húc, người ta nghĩa ngay đến hình dáng uốn cong soi bóng dưới mặt nước, nối liền bờ hồ và di tích đền. Xung quanh cầu còn có cây cối xanh mát, tạo nên một khung cảnh lãng mạn, nên thơ. 

Khám phá cầu Thê Húc - “Nơi lưu lại ánh sáng” của Thủ đô

Du khách có thể đi dạo trên cầu để ngắm cảnh, chụp ảnh check in. Bộ ảnh của bạn sẽ càng đẹp hơn khi bạn mặc áo dài dân tộc hoặc váy. Vậy nên đừng bỏ qua bí kíp sống ảo tuyệt vời này nhé. 

4.2.3. Khám phá đền Ngọc Sơn

  • Giờ mở cửa: 7h – 18h
  • Giá vé: 30.000đ với người lớn, miễn phí cho trẻ em dưới 15 tuổi

Đi liền với cầu Thê Húc chính là đền Ngọc Sơn. Di tích đền đã có tuổi đời hàng trăm năm. Hiện tại, đền đang thờ phụng vua Trần Quốc Tuấn và thần Văn Xương Đế Quân. 

Ngoài ra, đền Ngọc sơn còn có thờ Phật A Di Đà và Lã Động Tân. Điều này thể hiện sự bình đẳng giữa Phật Giáo – Đạo Giáo với Nho Giáo thời bấy giờ. 

Khám phá cầu Thê Húc - “Nơi lưu lại ánh sáng” của Thủ đô

Càng vào sâu bên trong đền, du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo. Đường nét được chạm khắc vô cùng điêu luyện, tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ. Mỗi bối cảnh, hoa văn được bố trí hợp lý để thể hiện một dụng ý riêng. 

Bạn có thể vào đền vãn cảnh, dâng hương cầu bình an, may mắn và tìm hiểu về lịch sử của ngôi đền trăm tuổi này. 

4.2.3. Tham quan Tháp Rùa

Đứng trên cầu Thê Húc và phóng tầm mắt nhìn về phía xa, bạn sẽ thấy Tháp Rùa nằm sừng sững giữa lòng hồ rộng lớn. Công trình này chính là biểu tượng có ý nghĩa lịch sử to lớn, gắn liền với câu chuyện truyền kỳ của dân tộc. Và đây cũng là địa điểm được in trên tờ tiền 50.000đ của Việt Nam. 

Thiết kế của tháp Rùa có đến 4 tầng, kết hợp vẻ đẹp kiến trúc truyền thống của Việt Nam với phong cách phương Tây cổ điển. Bên trên cánh của của tháp được khắc ba chữ “Quy Sơn Tháp” vô cùng nổi bật. 

Khám phá cầu Thê Húc - “Nơi lưu lại ánh sáng” của Thủ đô

Tuổi thọ của tháp Rùa đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, chứng kiến mọi thăng trầm của dòng thời gian. Ngọn tháp vẫn tồn tại ở đó, sở hữu riêng cho mình vẻ đẹp rêu phong, hoài cổ. 

XEM THÊM:  Cột cờ Lũng Cú - Địa đầu thiêng liêng của Tổ Quốc

Du khách muốn check in với tháp Rùa có thể đứng bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Hoặc bạn có thể ngồi ở ghế đá để ngắm cảnh, tận hưởng khoảnh khắc bình yên giữa lòng Hà Nội đông đúc. 

4.2.4. Check in tại Tháp Bút – Đài Nghiên

Gần với cầu Thê Húc có Tháp Bút – Đài Nghiên, du khách có thể kết hợp đi tham quan hai địa điểm du lịch này khi đến với phố cổ Hà Nội. 

Tháp Bút – Đài Nghiên được xây dựng vào thời vua Tự Đức vào cuối thế kỷ 19. Nguyễn Văn Siêu và Đặng Huy Tá lầ hai người đồng ý xây dựng và đóng góp công sức nhiều nhất. 

hình ảnh cầu thê húc

Kiến trúc của Tháp Bút nổi bật với hình dáng của một chiếc bút cao 28m, đường kính dài 12m. Tháp có đến 5 tầng, khu vực 3 tầng giữa được khắc dòng chữ với ngụ ý “viết lên trời xanh”. Dòng chữ này đã góp một phần không nhỏ vào việc tôn tinh tinh thần và khí phách của các vị sĩ tử thời xưa. 

Đài Nghiêng nằm bên trong cụm di tích và được làm bằng đá để nâng đỡ công trình được chắc chắn và bền bỉ hơn. 

4.3 Khám phá văn hóa ẩm thực của phố cổ 

Sau khi đi một vòng tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng gần cầu Thê Húc, du khách có thể lấp đầy chiếc bụng đói của mình với các món ngon của Hà Nội như: 

  • Phở bò – món ăn với niềm tự hào lớn lao của người dân thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung với bạn bè quốc tế. Hương vị thơm ngon, say mê khiến  bạn bồi hồi nhớ mãi không quên. Bạn có thể đến phố Lý Quốc Sư, Bát Đàn hoặc Lò Sũ để ăn phở ngon, chuẩn vị nhất. 
  • Chè Hà Nội cũng là một đặc sản hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua. Các quán chè nằm ven đường với menu đa dạng. Chè bưởi, chè đỗ đen, chè mít… có giá siêu hạt dẻ. Mỗi loại có một hương vị riêng, ăn một lần là nhớ mãi.

hình ảnh cầu thê húc

5. Lưu ý khi đi tham quan cầu Thê Húc 

Bên cạnh đó, khi đi tham quan cầu Thê Húc, du khách cần chú ý đến các vấn đề như: 

  • Có ý thức chấp hành quy định khi vào quần thể di tích để tham quan 
  • Không vẽ bậy, viết bậy lên cầu để đảm bảo mỹ quan 
  • Nếu đưa theo trẻ em vào tham quan, bạn nên trông chừng các bé cẩn thận
  • Không chen lấn, xô đẩy để tránh làm mất mỹ quan ở địa điểm du lịch 

hình ảnh cầu thê húc

6. Các hình ảnh check-in của du khách tại cầu Thê Húc 

Qua ống kính của từng người, hình ảnh cầu Thê Húc được thể hiện theo một cách riêng. Bạn có thể tham khảo những khoảnh khắc của du khách đến với địa danh du lịch nổi tiếng nhất nhì Hà Nội này ngay dưới đây nhé. 

hình ảnh cầu thê húc

hình ảnh cầu thê húc

hình ảnh cầu thê húc

hình ảnh cầu thê húc

hình ảnh cầu thê húc

Trải nghiệm chuyến đi đến cầu Thê Húc ở Hà Nội bạn sẽ được tìm hiểu thêm về nét đẹp văn hóa của Thủ đô. Kenhhomestay.com với những thông tin hữu ích trên đây, bạn sẽ có một kế hoạch hoàn hảo tới với địa danh nổi tiếng này. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Đánh giá bài viết