Làng cổ Đường Lâm nơi văn hóa lâu đời cách Hà Nội 50km nhưng không bị lãng quên. Nó còn được nhắc đến và ví như Cổ Trấn phiên bản Việt vậy. Cùng Kenhhomestay.com ghé đến ngay thôi nào!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Top 10 Biệt thự villa Sơn Tây giá rẻ đẹp có hồ bơi cho thuê theo ngày
- Top 24 Resort Ba Vì giá rẻ đẹp có hồ bơi quanh Hà Nội nên nghỉ dưỡng
- Top 50 Resort gần Hà Nội giá rẻ đẹp có hồ bơi tốt nhất quanh thủ đô
Làng cổ Đường Lâm nơi được mệnh danh là Cổ Trấn phiên bản Việt
Với guồng quay và nhịp sống hối hả nhiều người thiếu đi những phút tĩnh lặng, trầm ngâm để sống chậm lại. Vô tình họ khiến cho thời gian vụt trôi, thanh xuân vội qua để rồi nhìn lại thấy muộn màng.
Vì thế bạn cần biết đến ngay làng cổ này khi còn chưa quá muộn. Để bạn lên đường đến với nó tránh nắng, tránh nóng, tránh ồn ào, tránh thị phi. Đến để trở về cuộc sống dân dã bình dị như thửa xưa có cây đa, giếng nước, cổng đình thân thuộc.
Đến để trở về cuộc sống dân dã bình dị như thửa xưa có cây đa, giếng nước, cổng đình thân thuộc.
Bạn nên chọn 1 ngày đẹp trời, tránh những ngày mưa bão, những ngày đông quá lạnh để đến nơi này nhé.
-
Di chuyển đến làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm nơi này thuộc Sơn Tây Hà Nội, cách thủ đô 50km nên dễ di chuyển. Bạn có thể chủ động phương tiện và lịch trình nhất chọn xe máy.
Với cung đường xe máy bạn chạy theo hướng từ Hà Nội qua Đại Lộ Thăng Long đến Hòa Lạc sau đó bạn rẽ phải theo đường QL21 đi thẳng đến bệnh viện 105. Tại đây là bạn nhìn thấy chỉ đường có biển vào làng rồi.
Làng cổ Đường Lâm nơi này thuộc Sơn Tây Hà Nội
Hoặc để giữ sức cho di chuyển bạn có thể chọn những cách khác như xe buýt, ô tô riêng, thuê tacxi…tùy bạn phù hợp và tiện với cách đi nào nhất.
-
Lịch trình đến làng cổ Đường Lâm
6h30: Bạn bắt đầu di chuyển đi từ thành phố Hà Nội.
8h00: Mất chừng 1h30 đến đúng vị trí làng cổ
8h30: Mua vé vào sau đó ghé thăm cổng và đình làng Mông Phụ.
9h30: Tham quan các khu vực xung quanh có nhà Cổ, nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh, giếng Cổ Đường Lâm.
11h30: Nghỉ ngơi và dùng bữa ăn trưa
13h30: Tham quan đền thờ Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền, chùa Mía.
15h30: Đến thăm quan Rặng Duối cổ hơn 1000 tuổi
16h30: Kết thúc hành trình và trở về
-
Các địa điểm tham quan theo lịch trình
*Cổng và đình làng Mông Phụ
Nơi này in dấu rêu phong bởi quá cổ, cách đây 460 năm theo lời người dân bản địa. Vậy nên thú vị để đến đây tìm lại nhân chứng lịch sử này lắm đó.
Vẫn đúng chất cây đa, mái đình nên ngay từ cổng vào bạn sẽ thấy gốc đa cổ thụ sừng sừng đứng trấn ở đó, nó lớn tuổi hơn bạn nhiều đó gọi là cụ đa đã có 400 năm.
Cổng và đình làng Mông Phụ
Bước qua cổng 500m chính là Đình Mông Phụ. Nơi này có 3 cánh cổng to bự. Thường cổng chính đóng im lìm, chỉ mở 2 cổng phụ cho khách du lịch qua lại. Vì theo quan niệm xưa cổng chính dành cho bậc vương quyền, vua chúa, cổng 2 bên dành cho các cấp quan triều đình.
Cảnh tượng làng quê thanh bình
Vậy nên thú vị là nếu có dịp tình cờ nào đó bạn đến đình vào một ngày tam cổng mở, chắc hẳn ai cũng tranh nhau đi thử lối của vua chúa quyền quý xem sao đấy. Cảnh tượng này cũng khá thú vị đó!
*Giếng Cổ
Bên trong đình Mông Phụ, sát đó có 1 giếng cổ. Với lối kiến trúc xây bằng đá ong nên bảo sao nước trong vắt, mát rượi. Nhờ lớp đá ong lọc nước tốt và giữ cho nước luôn trong tận đấy.
Nước ở đây được người dân coi như linh thiêng và trân trọng. Họ quan niệm có thể ra lấy nước mang về làm nước dùng, nấu ăn tuyệt đối không dùng tắm, rửa, tránh phạm hay ô uế nguồn nước.
Hình ảnh giếng cổ trong đình làng
*Các ngôi nhà cổ
Những địa điểm trên khá dễ tìm và đi lại dễ dàng, vì chúng cũng cạnh và nối tiếp nhau. Khó khăn chỉ khi bạn tìm đến các ngôi nhà cổ thôi, bao gồm 3 địa điểm khác nhau nên hơi khó tìm.
Những ngôi nhà cổ kính lâu đời
Về điều này bạn đừng nên tự mày mò mất thời gian, hãy họi các cụ bán nước lâu đời truyền thống của làng trước đình quán Mông Phụ. Kết hợp dừng chân làm vài chén nước nghỉ ngơi và hàn huyên cùng họ đôi câu về lịch sử đình làng.
Sau đó bạn lên đường theo chỉ dẫn để đến các điểm như: Nhà Cổ bà Dương Thị Lan, Nhà Cổ ông Nguyễn Văn Hùng, Nhà Cổ ông Hà Nguyên Huyến.
Bên ngoài là khoảng sân gạch nhà cổ thoáng đáng, rộng, mát yên bình.
Tất cả chúng có 1 đặc điểm chung là tuổi đời lâu năm, cổ kính, là những minh chứng lịch sử một thời có đến 400 năm nhất là nhà ông Nguyễn Văn Hùng.
Tất cả chúng đều là 5 gian nhà ngói, chính giữa nơi thờ cúng gia tiên, chính giữa có bộ bàn ghế đón khách, 2 gian nhà chái kê phản, gụ hay sập để ngủ, nghỉ ngơi. Đây cũng là kết cấu bạn thường thấy trong các ngôi nhà thời cổ xưa.
Chụp ảnh tại đây khá ảo diệu nha
Bên ngoài là khoảng sân gạch nhà cổ thoáng đáng, rộng, mát yên bình. Nơi này còn thú vị là trưng bày ngoài hiên vô số các chum rượu làm từ tương gạo được hạ thổ. Chúng cũng có tuổi đời lâu năm đấy nhé. Sau đó bạn ghé thăm, mục sở thị các vật dụng đời xưa được lưu giữ lại nơi đây như: Cối xay ngô, những chiếc nơm cá, v..v
Trưa đến bạn quay trở ra cổng đình làng Mông Phụ có dịch vụ ăn uống đặt cơm do bà bán nước ở cổng đình làm. Với giá chỉ 200k cho mâm 2 người ăn bạn đã được thưởng thức ngay những đồ dân dã, quê hương như: Thịt lợn rang cháy cạnh. Gà luộc, cà muối, canh rau uống, tráng miệng chuối tây.. đúng điệu hương vị Việt xưa luôn.
Sau khi ăn, nghỉ ngơi uống nước, bạn quay lại làng cổ khám phá tiếp các căn nhà cổ.
*Chùa Mía
Xưa kia, vùng này là Cam Giá, tên Nôm là Mía, thờ bà chúa Mía, nên ngày nay theo đó nhiều người gọi tên thành quen. Ấn tượng là, số lượng tượng trong chủa lên đến 287 pho lớn nhỏ, gồm 6 tượng đồng, 107 tượng mộc và 174 tượng thổ. Pho nào pho nấy đẹp toàn vẹn mỗi pho 1 vẻ độc đáo, sắc nét riêng.
Ngôi chùa có dáng vẻ từ bi
Nơi này còn đi vào thơ ca như có câu: “Người xưa đã tạc bao nhiêu tượng, đầy vẻ từ bi dáng cứu đời.”
Địa điểm này còn có cổng là tòa tháp Cửu Phẩm (9 tầng) nên mang dáng vẻ trang nghiêm, thành kính ngay khi bạn bước vào. Bước vào trong tất cả cảnh được thiết kế theo lối thiền u huyền, tĩnh mịch từ tòa thượng điện, tòa kim cương tam thế phật, đến hành lang thờ Thập Bát La Hán.
Chùa được làm bằng nhiều loại gỗ quý. Chúng chạm khắc tinh vi tạo thành hình các linh vật, hình cỏ cây hoa lá trang trí, đẹp mắt vô cùng.
Ngoài ra chúng còn mang dáng vẻ huyền diệu như có các pho Tuyết Sơn, tượng bá Đại Hòa Thượng, tượng Bồ Tát Nam Hải Quan Thế Âm, tượng Bát Bộ Kim Cương, tượng Tứ Bồ Tát, tượng 2 Thái tử Thiện Hữu, Ác Hữu, tượng Bà Chúa Mía…
Pho tượng Tuyết Sơn đáng chú ý nhất
Đáng chủ ý có Pho tượng Tuyết Sơn để nói rằng đây là Đức Phật khi tu khổ hạnh ở Khổ Hạnh Lâm. Nhìn người bất cứ ai cũng thấy sự thân thuộc nhưng lại có sự cao siêu, xa cách với chúng sinh. Phật gần gũi bởi cùng chung kiếp nạn, khổ hạnh nhưng từ bi, bác ái khác xa so với người thường.
Tiếp đó có pho tượng Bá Đại Hòa Thượng, bức này đúng là trình độ thượng thừa của điêu khắc. Khi tạc được cả nét mặt hoan hỉ của đức Đại khiến cho bất cứ du khách nào chứng kiến cũng thấy tiêu tán mọi u sầu từ kiếp chúng sinh.
Không gian thanh tịnh nhất bạn từng thấy
Đến Pho tượng Bồ Tát Nam Hải Quan Thế Âm cao 120cm, có 12 cánh tay đan lồng vào nhau, tay giơ lên, tay buông xuống nhịp nhàng, nhìn thuận mắt 1 lúc bạn có cảm giác các cánh tay đang hoạt động uyển chuyển đó nha.
Vì thế đến đây bạn nhớ khám phá hết những điều chúng tôi kể trên.
*Đền thờ Lăng Ngô Quyền
Từ Đình Mông Phụ để đến được Chùa Mía chừng 1km, khoảng 2km nữa bạn sẽ đến được đền thờ Lăng Ngô Quyền. Nơi được cấp quốc gia công nhận, xếp hạng di tích lịch sử đó nha.
Một góc của đền thờ Ngô Quyền
Mách nước cho bạn là chặng đường này đi bộ sẽ hơi xa mất sức nên ngay từ cổng đình làng bạn nên sử dụng dịch vụ thuê xe đạp để di chuyển nhé.
Đến đền và lăng Ngô Quyền bạn cần di chuyển lên một đồi đất cao, có tên là đồi Cấm, mặt hướng Đông. Đền thờ được xây ở phía trên, cách lăng khoảng 100m, xây kiểu nhà bia có mái che, cao khoảng 1,5m.
Nơi thờ vị thần danh tiếng của dân tộc
Nơi này thờ vị vua lừng danh trong lịch sử dân tộc, Ngô Quyền người chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi, mở ra kỷ nguyên độc lập mới cho dân tộc và được tôn vinh như 1 vị thần, vị anh hùng dân tộc.
Thêm nữa là đằng trước măt lăng có một cánh đồng rộng trải dài miên man, bao quanh là 2 sườn đồi; Chính giữa còn có một nguồn nước gọi là vũng Hùm chảy ra sông Tích; bên cạnh lăng còn có đồi Hổ Gầm, nơi lịch sử ghi chép lại là địa điểm Ngô Quyền thường cùng bạn chăn trâu, cắt cỏ và lớn lên thường tu luyện võ nghệ.
*Rặng Duối Cổ
Bên cạnh lăng Ngô Quyền cũng chính là Rặng Duối cổ 1000 năm, bao gồm 18 cây ruối rất to thành 1 hàng rào, dọc dài chừng khoảng 300m. Chúng đẹp mắt nhờ màu xanh mướt của rặng két hợp xen kẽ cùng những trái ruối vàng đẹp mắt.
Rặng duối cổ xanh mát 1 màu
Nơi này không chỉ để ngắm không thôi nha, check in đảm bảo siêu lung linh và ảo diệu lắm đó. Sẽ không ai nghĩ được bạn có những pô hình cực chất với rặng ruối đâu.
Bạn nào không sợ bẩn thì có thể mang bạt trải đất, tận hưởng kiểu ăn ngủ giữa đất trời như người xưa, hít hà không khí trong lành, tận hưởng cảnh quan yên bình nha.
-
Lưu ý khi du lịch làng cổ Đường Lâm
Đến làng cổ ngay thôi nào!
Nhà Cổ Đường Lâm đều có chủ và người trấn giữ nha nên cho dù thăm quan bạn cũng nên xin phép để chụp hình, đừng quá tự tiện kẻo thất thố. Chủ nhà cũng bán kèm các đặc sản vùng miền nơi này tiện cho bạn mang về đó như Chè Lam, tương gạo, bánh gai, v..v
Cuối cùng nếu bạn yêu thích sự thanh bình, thấy mến sự thanh tịnh nơi đây hãy lên đường đến với làng cổ Đường Lâm ngay nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Top 10 Villa homestay Hòa Lạc ngoại thành Hà Nội “chất phát ngất” ai cũng mê
- Bavi Padme Home: Đắm mình với thiên nhiên cùng homestay view núi Ba Vì “chất” nhất Hà Nội
Tác giả: Hồng Hạnh Nguyễn